Các loại gỗ làm nội thất

Các loại gỗ làm nội thất phổ biến và tốt nhất hiện nay là gì? Đặc điểm cũng như cách nhận biết các loại gỗ ấy như thế nào? Nội thất nên dùng gỗ gì? Dưới đây Nội thất My House xin chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin chi tiết về 2 dòng gỗ chính được dùng trong nội thất hiện nay. Mời bạn cùng tham khảo qua.

Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất

Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác trực tiếp trong những khu rừng tự nhiên hay từ các cây trồng lấy gỗ, nhựa, tinh dầu hoặc lấy cây có thân cứng chắc và được đưa vào sản xuất nội thất mà không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành vật liệu khác.

Gỗ óc chó

Chất liệu gỗ óc chó từ lâu đã được biết đến là một trong số ít loại gỗ thượng hạng. Gỗ óc chó sinh trưởng và phát triển ở nhiều nước châu Âu, tuy nhiên Bắc Mỹ là nơi sản sinh ra gỗ óc chó nguyên liệu mang chất lượng cao nhất.

Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất
Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất

Ưu điểm của gỗ óc chó:

  • Gỗ óc chó tự nhiên trước khi nhập khẩu về Việt Nam đã được sấy tẩm rất kỹ lưỡng với công nghệ tiến tiến nhất châu Âu giúp gỗ không gặp phải hiện tượng nứt nẻ, cong vênh, co ngót, kháng mối mọt tấn công một cách tuyệt đối.
  • Được khai thác từ những cây gỗ lâu năm nên gỗ óc chó rất cứng, liên kết trong gỗ rất chắc chắn, cùng khả năng chịu nhiệt tác động, chịu lực tốt, dễ bị uốn cong bởi hơi nước.
  • Khả năng chịu lực, chịu nhiệt cực tốt.
  • Gỗ óc chó mang ưu điểm nổi trội từ màu sắc đến đường vân gỗ.

Nhược điểm của gỗ óc chó:

  • Nội thất bằng chất liệu gỗ óc chó có giá thành khá cao bởi gỗ óc chó nguyên liệu xẻ sấy được nhập khẩu về Việt Nam đã có mức giá 80 triệu đến 100 triệu/1m3.

Gỗ sồi

Gỗ sồi mỹ là loại gỗ tự nhiên được nhập khẩu từ châu Âu, chủ yếu từ Mỹ. Tại châu Âu, những sản phẩm nội thất từ gỗ sồi mỹ được rất nhiều gia chủ yêu thích bởi màu sắc gỗ đẹp và độ cứng, chắc cao.

Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất
Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất

Ưu điểm của gỗ sồi:

  • Kết cấu gỗ cứng, chắc với đặc tính nhẹ và chịu lực tốt.
  • Thân gỗ dễ dàng uốn cong bằng hơi nước, độ bám đinh, ốc vít của gỗ thuộc vào loại tốt.
  • Gỗ sồi mỹ có 2 dạng vân: Vân sọc và vân núi và dát gỗ màu vàng nhạt. Vì vậy, có thể sơn pu màu gỗ sồi mỹ theo màu sáng, tối tùy thích.
  • Khả năng chịu ẩm cao, ít bị cong vênh nứt nẻ, co ngót và ít bị mọt tấn công, dễ dàng thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt Nam.

Nhược điểm của gỗ sồi:

  • Vì kết cấu gỗ chắc nên độ rỗng của gỗ ít nên sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc xử lý gỗ.
  • Gỗ sồi mỹ được trồng ở rất nhiều khu vực ở châu Âu (không chỉ riêng nước Mỹ), mỗi khu vực lại cho ra chất lượng gỗ sồi khác nhau. Do đó, bạn nên căn nhắc lựa chọn gỗ sồi mỹ của những đơn vị cung cấp uy tín với chất lượng gỗ tốt nhất.

Gỗ tần bì

Dát gỗ tần bì màu từ nhạt đến gần như trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu. Nhìn chung vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều. Thứ hạng và trữ lượng tần bì có dát gỗ màu vàng nhạt và một số đặc tính khác tùy vào từng vùng trồng gỗ.

Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất
Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất
  • Đặc tính ứng dụng: Tần bì có khả năng chịu máy tốt, độ bám ốc, bám đinh và dính keo cao, dễ nhuộm màu và đánh bóng. Tần bì tương đối dễ làm khô. Gỗ ít bị biến dạng khi sấy.
  • Đặc tính vật lý: Tần bì có khả năng chịu lực tổng thể rất tốt và khả năng này tương ứng với trọng lượng của gỗ. Độ kháng va chạm của tần bì thuộc loại tuyệt vời, gỗ dễ uốn cong bằng hơi nước.
  • Độ bền: Tâm gỗ không có khả năng kháng sâu. Dát gỗ dễ bị các loại mọt gỗ thông thường tấn công. Tâm gỗ tương đối không thấm chất bảo quản nhưng dát gỗ có thể thấm chất này.
  • Công dụng chính: Được sử dụng làm đồ gỗ, ván sàn, đồ gỗ chạm khắc và gờ trang trí nội thất cao cấp, cửa, tủ bếp, ván lát ốp, tay cầm của các loại dụng cụ, các dụng cụ thể thao, gỗ tiện,…

Gỗ Hương

Là loại gỗ quý, có mùi thơm trong quá trình sử dụng. Gỗ có màu nâu hồng khi đã được đưa vào sử dụng theo thời gian: vân đẹp, thớ gỗ lại rất nhỏ. Bản chất của gỗ Hương là rất cứng, rắn, chắc. Cầm thanh gỗ Hương ta thấy thanh gỗ rất khô và cứng cáp chắc và nặng, khi ngửi có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu.

Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất
Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất
  • Có nhiều loại như hương đỏ, hương vân, hương đá, hương Nam Phi,…
  • Màu sắc đa dạng từ đỏ đậm đến hồng nhạt, mùi thơm nhẹ.
  • Đa dạng trong đóng đồ nội thất, tiện lục bình phong thủy,…
  • Đang được sử dụng nhiều hiện nay

Gỗ sưa

Gỗ sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn. Có ba loại gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen. Trong đó, sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ, sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ (loài này rất hiếm thấy).

Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất
Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất

Đặc điểm nhận biết của gỗ sưa:

  • Gỗ sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng.
  • Gỗ sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp.
  • Gỗ sưa có mùi thơm mát thoảng hương trầm khi đốt tàn có màu trắng đục.
  • Gỗ sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ 2 mặt.

Gỗ xoan đào

Gỗ xoan đào là loại gỗ nhập khẩu được tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai thu mua về từ một số nước như Lào, Campuchia. Sau đó nhập về Việt Nam và được sấy tẩm theo công nghệ của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất
Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất

Ưu điểm của gỗ xoan đào

  • Độ bền và độ ổn định của gỗ xoan đào là khá cao. Đồng thời, gỗ đã được sấy tẩm kỹ lưỡng chống nứt nẻ, cong vênh, co ngót, mọt tấn công trong một khoảng thời gian rất dài.
  • Gỗ có màu đỏ nhạt tự nhiên tạo nên màu cánh gián cực đẹp cho sản phẩm nội thất.
  • Đặc biệt, nội thất gỗ xoan đào có giá phải chăng, phù hợp với mức chi tiêu của gia đình và nhu cầu sử dụng của gia đình.

Nhược điểm của gỗ xoan đào:

  • Nếu không được sấy tẩm kỹ lưỡng rất dễ gặp phải tình trạng cong vênh, co ngót và bị mọt tấn công.
  • Do gỗ xoan đào tự nhiên đã có màu đỏ nên không thể sơn những màu sắc sáng như màu vàng mà chỉ có thể sơn màu cánh gián hoặc những màu đậm hơn.
    (Cũng bởi những hạn chế này mà với những gia đình trẻ tuổi sống tại những căn hộ chung cư thì nội thất gỗ xoan đào không phải sự lựa chọn hợp lý).

Gỗ lim

Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ tứ thiết của Việt Nam. Lim thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, loài Erythrophleum fordii.

Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất
Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất

Ưu điểm của gỗ lim:

  • Cây lim là loài cây gỗ rất cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt tấn công, chúng có màu hơi nâu đến nâu thẫm và có khả năng chịu lực nén rất tốt.
  • Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen.
  • Gỗ lim không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết.

Nhược điểm của gỗ lim:

  • Nhược điểm của lim ở chỗ đây được coi là loại gỗ có độc tố

Các loại gỗ công nghiệp làm nội thất

Gỗ công nghiệp từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công đồ gỗ nội thất nhờ những đặc tính rất khó thay thế như dễ thi công, không bị cong vênh, mối mọt, co ngót hay các ưu thế về giá thành, mẫu mã, màu sắc.

Các loại gỗ công nghiệp làm nội thất
Các loại gỗ công nghiệp làm nội thất

Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng. Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC như keo, bạch đàn, cao su… Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to.

Các loại gỗ công nghiệp làm nội thất
Các loại gỗ công nghiệp làm nội thất

MFC có loại chịu nước (lõi xanh) được trộn keo chịu nước để sử dụng cho khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc khu vực ẩm ướt như tủ bếp.

Gỗ công nghiệp MDF

Công nghệ và nguyên liệu sản xuất MDF cũng giống như MFC. Tuy nhiên, gỗ được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC nên MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm.

Các loại gỗ công nghiệp làm nội thất
Các loại gỗ công nghiệp làm nội thất

Gỗ công nghiệp MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được bả và phun sơn hoặc phủ veneer, phủ Laminate, Acrylic. MDF cũng có loại được phủ Melamine giả vân gỗ hoặc màu trắng. Thông dụng nhất là loại được phủ melamine màu trắng hoặc vân gỗ như hình dưới

Các loại gỗ công nghiệp làm nội thất
Các loại gỗ công nghiệp làm nội thất

MDF cũng có loại MDF chịu nước (lõi xanh), thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp. Lõi MDF vốn rất mịn nên có rất nhiều công dụng ví dụ như có thể phủ sơn, phủ laminate hay cao cấp nhất vẫn là phủ 1 lớp acrylic bóng loáng.

Các loại gỗ công nghiệp làm nội thất
Các loại gỗ công nghiệp làm nội thất

Gỗ công nghiệp HDF

Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

Các loại gỗ công nghiệp làm nội thất
Các loại gỗ công nghiệp làm nội thất

Ưu điểm của gỗ ván ép HDF:

  • Gỗ HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…
  • Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
  • HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
  • Bề mặt nhẵn bóng và  thống nhất
  • Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.
  • Độ cứng cao.

Nhược điểm:

Là gỗ được dán ép nên vẫn có những nhà sản xuất đưa ra các sản phẩm rẻ nên vẫn sợ nước.

Gỗ Plywood

Gỗ Plywood hay còn gọi là ván ép được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này có khả năng chiu lực tốt hơn MDF và MFC.

Các loại gỗ công nghiệp làm nội thất
Các loại gỗ công nghiệp làm nội thất

Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh hay còn gọi là ván ghép thanh được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và phủ sơn trang trí.

Ván gỗ nhựa

Ván gỗ nhựa là vật liệu mới. Tấm gỗ nhựa – tên kỹ thuật thường gọi là WPC. Đây là một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ bột gỗ và nhựa (có thể sử dụng nhựa HDPE, PVC , PP, ABS, PS,…). Ngoài nhựa và bột gỗ, WPC còn có thể chứa một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ.

Trên đây là tất cả các loại gỗ dùng làm nội thất phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra, để biết thêm thông tin chi tiết về gỗ cũng như báo giá các loại gỗ bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline để được tư vấn chi tiết nhất.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

Trụ sở chính & Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 1: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 2: Khu Công Nghệ Cao Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Bài viết Liên Quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.