Sàn là bộ phận vô cùng quan trọng trong xây dựng nhà. Nó không chỉ giúp cho các công trình chịu được trọng tải đè ép lên, mà sàn cũng được coi là tiêu chí để đánh giá được sự bền vững, chắc chắn của một dự án xây dựng. Vậy đổ sàn bê tông dày bao nhiêu là hợp lý và an toàn? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Nội thất My House để tìm ra câu trả lời chính xác nhất nhé.
Tiêu chuẩn chiều dày sàn bê tông nhà dân dụng
Thực tế thì nếu chúng ta tính chính xác được chiều dày sàn nhà dân dụng thì sẽ đảm bảo độ bền và nhẵn bóng, chống ẩm ướt và trơn trượt cũng như tiết kiếm chi phí đầu tư một cách hợp lý nhất.
Nếu chọn độ dày của sàn nhà quá bé thì có thể làm cho độ cứng của công trình không được đảm bảo. Còn ngược lại nếu chiều dày sàn nhà quá lớn sẽ làm tăng tải trọng, hơn nữa còn gây lãng phí về kinh tế vì khối lượng bê tông cốt thép tăng cao.
Tuy nhiên khi đổ sàn bê tông thì độ dày sàn bê tông công trình dân dụng khác với sàn bê tông nhà xưởng và các kết cấu sàn khác
Trong một kết cấu công trình xây dựng dân dụng, khối lượng bê tông sàn sẽ chiếm tới 30% khối lượng bê tông công trình. Do vậy việc tính toán độ dày sàn phải rất cẩn thận.
Độ dày sàn bê tông phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Thông thường độ dày bê tông sàn bê tông sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố là:
- Kích thước nhịp
- Độ cứng của dầm
- Tải trọng tác dụng
- Các yếu tố khác như mác bê tông, loại thép và hàm lượng thép.
Công thức tính toán đổ sàn bê tông
Trong lĩnh vực xây dựng, để có một công thức tính toán đổ sàn bê tông dày bao nhiêu là hợp lý?, chúng ta cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Hiện nay có 2 cách tính bề dày sàn bê tông được nhiều người áp dụng, cụ thể như sau:
Chọn chiều dày sàn theo sách
Công thức : h = (D/m)Lng (1)
Trong đó:
- h được coi là chiều cao toàn khối, tùy thuộc vào từng loại sàn dân dụng, công nghiệp hay thương mại.
- Lng là chiều dài cạnh ngắn tính toán của ô bàn.
- D là trị số phụ thuộc vào tải trọng, thường sẽ giao động trong khoảng 0.8- 1.4.
- m là loại dầm giao động trong khoảng 30 – 35.
Chiều dày tối thiểu theo AIC
Đối với bản kê bốn cạnh (kể cả bản loại dầm), AIC đưa ra trị số min theo điều kiện độ võng phụ thuộc cả vào độ cứng của dầm và loại thép, công thức tính độ dày của sàn bê tông cụ thể như sau :
- Khi 0,2 < α < 2,0 chiều dày sàn không nhỏ hơn:
h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in. (2)
- Khi α>2, chiều dày sàn không nhỏ hơn:
h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in. (3)
Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sànα = EdJd/EsJ
Yêu cầu về độ dày bê tông sàn trong công trình dân dụng
- Cường độ và khả năng chịu tải
Chiều dày sàn nhà dân dụng phải luôn đảm bảo cường độ và độ cứng chịu tải trọng của nó cùng với tường vách đặt trực tiếp lên sàn, tác động của con người, vật dụng gia đình hoặc các thiết bị máy móc phục vụ để nhằm bảo đảm không bị gãy, sập gây nguy hiểm cho con người và hư hỏng vật dụng ở cả tầng trên và tầng dưới.
- Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt
Sàn là kết cấu mà chịu sự tải trong của toàn bộ công trình đồng thời đây còn là nơi mà chịu ảnh hưởng trực tiếp các tác động của con người. Khi chúng ta đi lại, làm việc, nghỉ ngơi làm sao để giữa các tầng trong cùng một ngôi nhà không hoặc ít bị ảnh hưởng tới nhau nhất.
Điều này cũng là yêu cầu lớn về độ dày sàn bê tông cần đảm bảo.
- Chống ăn mòn, chống thấm, chống cháy
Khả năng chống ăn mòn, chống thấm và chống cháy của sàn phải cao. Đây chính là yêu cầu cơ bản khi tính toán độ dày của sàn nhà dân dụng.
- Tiết kiệm kinh tế
Nếu chúng ta làm sàn bê tông quá dày thì sẽ gây lãng phí không cần thiết, đôi khi còn làm tăng tải trọng của công trình lên quá cao dẫn đến khả năng chịu nén của công trình cũng bị ảnh hưởng. Vì thế nên tính toán để vừa đảm bảo độ dày mà sàn phải nhẹ đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Kinh nghiệm đổ sàn bê tông đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Sàn bê tông có mặt cắt ngang rộng và chiều dày lại nhỏ nên chúng ta không cần dùng đến cốt thép khung và đai. Vậy đổ sàn bê tông dày bao nhiêu? Chiều dày sàn nhà dân dụng thường từ 8 – 10cm.
Mặc dù bê tông sàn không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái, tuy nhiên khi đổ sàn bê tông ta cũng cần phải tuân thủ việc bảo dưỡng tránh không bị nứt.
Người thi công phải đổ bê tông sàn theo hướng giật lùi và thành một lớp. Cần tránh hiện tượng phân tầng của sàn bê tông.
Chúng ta nên chia sàn thành các diện tích nhỏ từ 1 đến 2m. Ta phải đổ xong một dải mới đổ dải kế tiếp. Khi đổ đến cách dầm chính khoảng 1m thì bắt đầu đổ dầm chính. Ta đổ bê tông vào dầm đến khi cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5 đến 10cm thì ta lại tiếp tục đổ bê tông sàn.
Lưu ý một chút là khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ, nếu không sẽ bị lãng phí ở khâu này. Sau đó dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt.
Một lưu ý nữa là khối bê tông cần đổ phải ở vị trí thấp hơn vị trí của các phương tiện vận chuyển bê tông tới. Khi đổ bê tông chúng ta bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần. Khi thi công tránh để nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha. Và tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành theo hình thức nhanh, liên tục.
Trước khi đổ bê tông sàn cần chuẩn bị những gì
Công việc đầu tiên mà hầu như chủ đầu tư hay gia chủ nào cũng làm trước khi đổ sàn bê tông đó là xem thầy phong thủy. Bước tiếp theo cần tiến hành đó là phải xem dự báo thời tiết để nắm bắt được tình hình thời tiết ngày hôm đó.
Nếu nắng thì không vấn đề gì nhưng nếu đổ bê tông vào mùa mưa, những cơn mưa kéo dài thì chúng ta phải có những công tác chuẩn bị riêng. Điều này sẽ giúp hạn chế được nhiều vấn đề rủi ro trong khi quá trình đổ sàn bê tông.
Những vật dụng cần chuẩn bị trước khi đổ sàn để tránh trời mưa là gì?
Khi dự báo thời tiết thông báo rằng hôm đó trời mưa thì trước khi đổ bê tông thì chúng ta nên chuẩn bị trước một số vật dụng cần thiết để che mưa cho công trình nhà mình:
- Cần chuẩn bị khoảng 1-2 tấm bạt lớn, dày, có thể che chắn mưa nếu lượng nước mưa và thời gian mưa lớn.
- Kiểm tra hệ thống thu, thoát nước để đảm bảo được rằng nếu mưa lớn sẽ thoát nước nhanh mà không bị ứa đọng lại công trình, nhất là phần bê tông mới đổ.
- Còn khi không thể khắc phục được sự cố này thì tốt nhất nên tạm dừng thi công.
Những lưu ý khi thi công sàn bê tông
Để đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công sàn bê tông đồng thời đảm bảo độ chắc chắn cho công trình xây dựng, cần phải lưu ý một số vấn đề cơ bản về độ dày sàn bê tông sau đây:
- Đủ mác: đảm bảo cho mặt sàn có sức chịu lực tốt
- Đủ khô: tức là khi sờ tay vào không thấy ẩm hoặc lạnh, có thể thấm hút nước
- Đủ độ phẳng: toàn bộ khối sàn phải được bằng phẳng, không bị lệch gây mất thẩm mỹ
- Đủ độ mịn và độ xốp: tiêu chuẩn này sẽ tạo được mặt sàn đủ ma sát, bám dính tốt với nền.
- Đảm bảo sạch: không bị lẫn các tạp chất, dầu mỡ dính vào bề mặt sàn.
- Cần chú ý xem khi nào nên trộn lại bê tông: Vữa bê tông đã trộn khoảng 1h30 phút mà chưa đổ vào khuôn thì cần phải trộn lại. Lưu ý không nên thêm nước vào. Vì vữa bê tông ngót nước thao tác kém linh hoạt hơn tuy nhiên chất lượng lại không bị giảm.
Nội thất My House hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên của chúng tôi, có thể cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết nhất về đổ sàn bê tông dày bao nhiêu? Cách tính độ dày sàn bê tông dân dụng và quy trình thi công đổ sàn bê tông đảm bảo kỹ thuật để đem lại hiệu quả tốt nhất. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết.