Gỗ veneer, melamine, acrylic hay laminate đều được chỉ lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp được sử dụng thông dụng trong thị trường nội thất. Tại bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về gỗ MDF phủ Veneer cùng sự khác nhau giữa gỗ MDF phủ veneer và gỗ mdf phủ acrylic, melamine, laminate.
Gỗ MDF phủ veneer là gì?
Gỗ MDF phủ veneer là chất liệu gỗ công nghiệp được yêu thích hàng đầu bởi giá thành thấp nhưng lại mang vẻ đẹp sang trọng như gỗ tự nhiên.
Hãy tìm hiểu chi tiết về cấu tạo và các đặc điểm của gỗ mdf phủ lớp veneer dưới đây:
Cấu tạo
Gỗ MDF phủ veneer được tại thành từ gỗ công nghiệp (MDF) và lớp phủ veneer gỗ tự nhiên mỏng.
- Cốt gỗ MDF
Cốt gỗ mdf được làm từ cành cây, vụn cây ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su sau khi được nghiền nhỏ và trộn đều với chất lết dính để tăng độ cứng và khả năng liên kết.
Chúng được đưa vào máy nén ép áp suất lớn để tạo thành những tấm gỗ có độ dày từ 2.5mm đến 25mm và kích thước tiêu chuẩn là 1200mm x 2400mm.
Cốt gỗ MDF là một trong những cốt gỗ cơ bản nhất, với khả năng chống mối mọt cao, giá thành rẻ và sản xuất nhanh chóng nhờ nguyên liệu có sẵn và hệ thống dây chuyền sản xuất đơn giản.
Cốt gỗ MDF bao gồm 2 loại lõi thường và lõi xanh chống ẩm. Trong đó gỗ MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm tốt hơn và có giá thành cao hơn.
Tùy vào vị trí sử dụng của đồ nội thất, bạn hãy chọn cốt gỗ công nghiệp cho phù hợp với nhu cầu.
- Lớp phủ Veneer
Bề mặt veneer là một trong 5 vật liệu bề mặt gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trên thị trường.
Gỗ veneer hay còn gọi là gỗ ván lạng, là gỗ tự nhiên cao cấp, gồm có hai loại: veneer tự nhiên và veneer kỹ thuật.
– Veneer tự nhiên: Gỗ tự nhiên sau khi khai thác sẽ được được bóc ly tâm thành những lát gỗ có độ dày từ 0.3mm – 0.5mm, sau đó được phơi và sấy khô. Độ rộng của gỗ veneer trung bình khoảng 300 mm, dài khoảng 240 mm
Một số loại gỗ tự nhiên được sử dụng làm veneer như veneer óc chó, veneer sồi, veneer xoan đào, tần bì,…
Veneer gỗ tự nhiên được nhiều gia đình ưa thích bởi màu sắc và vân gỗ chân thật nhưng có giá thấp hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
– Veneer kỹ thuật: Gỗ tự nhiên sau khi khai thác, trải qua quá trình xử lý phối ghép máy tính để loại bỏ những khuyết điểm trên bề mặt gỗ, như: mắt sống, mắt chết.
Nhờ vậy, veneer kỹ thuật thường đa dạng mẫu mã, màu sắc hơn veneer tự nhiên.
Ưu điểm
Ưu điểm của gỗ MDF phủ veneer như sau:
- Đa dạng, thỏa sức trang trí, decor: Có đa dạng dòng Veneer khác nhau tùy theo từng loại veneer gỗ tự nhiên với màu sắc và vân gỗ khác nhau.
- Màu sắc sang trọng, vân gỗ tự nhiên phù hợp với không gian nội thất hiện đại, sang trọng.
- Nội thất gỗ Veneer có khả năng chống cong vênh, mối mọt nhờ cốt gỗ có chất chống côn trùng, chống cong vênh.
- Có thể ghép trang trí vân chép, vân ngang, dọc, đảo vân,… Tạo nên nét đẹp hiện đại, phá cách.
- Có thể ứng dụng làm đồ gỗ nội thất như bàn, ghế, giường, tủ hoặc vách trang trí nhà ở, văn phòng.
- Vật liệu sẵn có, thi công nhanh chóng, tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức.
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều, là phương án nội thất sang trọng nhưng tiết kiệm hiệu quả cho gia đình.
Nhược điểm
Một số nhược điểm chứa khắc phục được của gỗ MDFphủ veneer.
- Tính chịu nước kém.
- Dễ bị vỡ, mục trong thời tiết nồm, ẩm kéo dài hoặc va đập mạnh.
- Dễ bị hư hỏng, rạn nứt nếu phải di chuyển nhiều.
- Nếu trình độ nhân công kém, đồ nội thất Veneer sẽ rất dễ để lộ những vết dán cạnh cẩu thả, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đồ nội thất.
Quy trình sản xuất gỗ MDF phủ Veneer tại xưởng theo tiêu chuẩn
Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp phủ veneer bằng các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Chọn lọc loại gỗ tự nhiên được sử dụng để tạo tấm veneer.
Gỗ tự nhiên được đưa vào để xử lý qua các công đoạn như luộc, ngâm, tẩm để loại bỏ nhựa, tăng độ bền, dễ gia công và sử dụng
- Bước 2: Sử dụng loại máy lạng có lưỡi lạng tiêu chuẩn dày 3 ly để lạng mỏng gỗ.
- Bước 3: xếp chồng các lạng gỗ lên nhau và cho vào máy sấy công nghiệp để sấy.
Đặc biệt, sẽ không phơi nắng như cách dân gian đang dùng, tránh để gỗ lạng bị cong, vênh, giòn, giảm chất lượng.
- Bước 4: Sau khi đã được sấy, ván lạng Veneer được dán vào cốt gỗ công nghiệp theo mục đích sử dụng.
- Bước 5: Sau khi dán đã hoàn tất, đưa tấm gỗ đã dán veneer vào máy ép nhiệt, ép khoảng 5 phút, với nhiệt độ khoảng 60 độ
- Bước 6: Sử dụng máy chà nhám để đánh bóng, làm tinh bề mặt và các góc cạnh
- Bước 7: Kiểm tra chất lượng của sản phẩm, lưu kho hoặc phân phối ra thị trường
So sánh gỗ MDF phủ veneer, phủ melamine, acrylic, laminate
Khái quát về các loại bề mặt phủ gỗ gỗ công nghiệp thông dụng trên thị trường như sau:
Laminate
Laminate là lớp phủ gỗ công nghiệp có cấu tạo gồm 3 lớp, lớp phủ ngoài, lớp phim tạo màu và lớp giấy nền, được kết hợp bởi keo chuyên dụng, ép dưới nhiệt độ, áp suốt cao tạo nên liên kết chặt chẽ, vững chắc cao.
Chất liệu này màu sắc đa dạng với họa tiết đa dạng từ nhà sản xuất.
- Ưu điểm của Laminate:
Màu sắc đa dạng, bắt mắt, từ bóng, mịn đến vân nổi, vân đá, vân gỗ,… vật liệu Laminate có thể mô phỏng bất cứ một dạng vật liệu nào khác bạn từng nhìn thấy.
Có khả năng uốn cong, dẻo dai, đặc tính này bạn không thể tìm thấy ở gỗ tự nhiên.
Chịu lực và chịu xước tốt, chống cong vênh co ngót, tuổi thọ cao.
Chống tĩnh điện và chịu nhiệt tốt. Khó phai màu, có thể chống vi khuẩn xâm nhập tốt, phù hợp khí hậu Việt Nam.
Dễ dàng vệ sinh
- Nhược điểm:
Laminate có giá thành khá cao
Đòi hỏi tay nghề cao, kỹ thuật dán hiện đại
Không nên sử dụng trong môi trường ẩm ướt Không phù hợp với phong cách tân cổ điển, cổ điển
Acrylic
Acrylic là vật liệu đứng đầu về độ bền, được biết đến là loại vật liệu của phong cách hiện đại, sang trọng. Có khả năng chịu nhiệt tốt, đàn hồi cao, có tính bóng.
Màu sắc đa dạng và phong phú với 35 màu khác nhau bao gồm màu trơn, vân đá, vân gỗ,….
Acrylic gồm 3 loại: Bóng gương, chống trầy và pha lê, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà lựa chọn loại phù hợp.
- Ưu điểm
Acrylic: Màu sắc đa dạng, bền màu, không bay màu, tuổi thọ cao, đặc biệt với chung cư có thể kéo dài tuổi thọ tới 20 năm
Bề mặt sáng bóng dễ vệ sinh, tiết kiệm thời gian bảo dưỡng, dọn dẹp
Chống ẩm mốc, hạn chế cong vênh
An toàn sử dụng
Chịu được tác động mạnh
- Nhược điểm
Acrylic Hạn chế trong kết hợp nhiều không gian nội thất
Giá thành cao
Cần máy móc có độ chính xác cao để sản xuất
Melamine
Gỗ MDF phủ melamine với cấu tạo gỗ công nghiệp phủ Melamine gồm: Lớp melamine có độ cứng và khả năng chịu nhiệt, họa tiết, màu sắc phong phú được sử dụng để ép lên mặt ván dăm MFC hoặc MDF.
Melamine có tính chất: Có khả năng chịu nhiệt khá tốt, bề mặt chống chầy xước, có 2 loại phủ melamine là phủ 1 mặt hoặc 2 mặt.
Ứng dụng của gỗ MDF phủ veneer trong nội thất gia đình
Ứng dụng nội thất chung cư của gỗ MDF phủ veneer sang trọng và giá thành phù hợp cho hầu hết giá đình.
Mọi thắc mắc phản hồi về bài viết hay các yêu cầu tư vấn nội thất giá rẻ gỗ công nghiệp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: