Trong thi công xây dựng, người ta thường nhắc nhiều đến sê nô (seno). Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ sê nô là gì? Nó sử dụng như thế nào? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, Nội thất My House sẽ cung cấp một số kiến thức bổ ích giúp bạn đọc dễ dàng hình dung cũng như áp dụng tốt hơn trong thực tiễn.
1. Khái niệm về sê nô
[su_quote]Sê nô (Seno) là máng hứng nước mưa trên mái nhà. Để đơn giản người ta thường gọi sê nô là máng nước. Kích thước của sê nô sẽ phụ thuộc vào khẩu độ của mái và lượng mưa. Tiết diện sê nô thường là chữ U.[/su_quote]
Dựa trên kinh nghiệm thực tế thi công:
+ Khi khẩu độ mái nhỏ hơn 6m dùng sê nô rộng hơn 250.
+ Khi khẩu độ mái từ 6 -15m dùng sê nô rộng hơn 300.
+ Khi khẩu độ mái lớn hơn 15m dùng sê nô rộng hơn 450.
Lưu ý: Sê nô cần phải đặt dốc đều về miệng thu nước của ống thoát nước, độ dốc thông thường là 0.1 – 0.2%
2. Tổ chức thoát nước cho mái và cấu tạo khác của mái dốc
– Tổ chức thoát nước cho mái dốc:
Nước mưa trên mái dốc được thu gom về các sê nô có cấu tạo từ tôn tráng kẽm để chảy xuống các ống thu đứng. Sau đó nước mưa sẽ chảy ra ngoài.
– Cấu tạo khác của mái dốc là mái đua và tường chắn mái:
Mái đua
Mái đua của nhà dùng để bảo vệ tường khỏi bị ẩm ướt, che mưa, che nắng và tăng thêm tính thẩm mỹ cho bề ngoài của căn nhà. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà đầu mái đua làm thành diềm mái hoặc seno (máng nước), bên dưới mái đua có thể làm trần.
Viên ngói chỗ diềm mái đua ra 30-50mm để nước dễ chảy xuống. Trần mái đua thường làm bằng trần vôi rơm có cấu tạo giống như trần nhà.
Cũng có khi để tiết kiệm chi phí chỉ cần đóng lati, không cần trát, đóng gỗ hoặc sử dụng các loại vật liệu khác. Tấm diềm mái dày 25 – 30mm, độ cao thường 200 – 300mm.
Tường chắn mái
Tại mặt ngoài chu vi ta thường xây một bộ phận gạch lên cao (tường con kiến) để che bớt mái gọi là tường chắn mái. Bạn có thể xem cấu tạo tường chắn mái ở hình dưới.
Sê nô nằm ở phía bên trong tường này và được làm bằng tôn chạy dọc theo chân tường chắn mái. Mặt trong tường chắn mái và sê nô cần trát xi măng theo tỷ lệ 1:3 và đánh màu.
3. Tổ chức thoát nước cho mái và cấu tạo khác của mái bằng
– Tổ chức thoát nước cho nhà mái bằng:
Ở các nhà mái bằng hệ thống thoát nước mưa trên mái có thể bố trí ở trong hoặc ở ngoài. Đối với những công trình xây dựng thấp, ở những khu vực nắng nhiều mưa ít có thể cho chảy tự do mà không cần seno.
Đối với những công trình xây dựng nhà cao hoặc mái đua hẹp, nước mưa trên mái được tập trung vào seno, theo đường ống dẫn và chảy ra bên ngoài.
– Cấu tạo khác của mái bằng là mái đua và tường chắn mái:
Mái đua
Mái đua thường kết hợp với sê nô làm nhô ra khỏi tường 20-60cm. Mái đua có thể làm bằng bê tông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép. Mái đua và sê nô toàn khối được thể hiện như hình bên dưới:
Sê nô lắp ghép hiện nay sử dụng tương đối nhiều, chung quy lại có 2 loại chính là đúc liền với panen làm thành một cấu kiện lớn và sê nô làm thành một cấu kiện độc lập.
Máng nước là một bộ phận dễ sinh ra dột, do đó lớp chống thấm phải liên tục từ mái chạy suốt cả trên mặt máng nước. Có thể lát một lớp gạch lá nem ở lòng máng thì mặt máng đỡ nứt, dột. Độ dốc thường là 2%.
Tường chắn mái:
Dùng tường chắn mái mà không chấm tốt (xây và trát bằng vữa xi măng cát) nước mưa dễ dàng từ chỗ tiếp giáp của tường và mái chảy vào bên trong nhà. Có thể dùng kiểu mái đua kết hợp với sê nô. Chân tường cần nhiều lỗ thoát nước và phải làm tốt chỗ tiếp giáp giữa mái và tường.
Mái đua kết hợp với sê nô thì tất nhiên chân tường phải cần rất nhiều lỗ thoát nước và phải làm tốt phần giao nhau giữa mái và tường.
Cấu tạo ống rút và lưới thu nước:
Bởi vì miệng lưới thu và ống giáp nhau với mái cho nên cần phải cẩn thận không có nước chảy vào nhà, nếu muốn nước không chảy vào nhà thì phải chống thấm một cách thường xuyên và liên tục.
Lưới thu nước rất đơn giản, nó có thể làm bằng nan thép, hoặc làm bằng gang. Thông thường lưới thu có nắp đậy và làm giống quả cầu để tạo sự rắn chắc cho lưới.