Nhà ống là một mô hình nhà ở đặc trưng của Việt Nam, với chiều ngang hạn chế nhưng có chiều dài vượt trội. Ngày nay, nhà ống được sử dụng làm nhà ở, cũng như tận dụng làm văn phòng.
Các thiết kế văn phòng nhà ống thường được sử dụng cho những khu thành phố đông đúc dân cư và diện tích đất đai chật hẹp. Với đặc điểm riêng của mình, những thiết kế nội thất của không gian này cần có sự đặc biệt nhằm đảm bảo tạo nên nơi làm việc rộng rãi, chuyên nghiệp và hiện đại. Vì thế, xin mời các bạn cùng chúng tôi khám phá bí quyết qua bài viết sau.
Văn phòng nhà ống là gì?
Văn phòng nhà ống được hiểu là một văn phòng được xây dựng trên không gian có chiều ngang hẹp. Thông thường, văn phòng nhà ống có hình chữ nhật. Đây là một loại hình văn phòng đặc trưng tại Việt Nam. Mô hình này đã xuất hiện từ thập niên 60-70 của thế kỷ trước.
Trải qua quá trình phát triển và nâng cấp, loại văn phòng này dần trở nên phổ biến tại các thành phố ở Việt Nam hơn bao giờ hết nhất. Đặc biệt, mô hình này còn có thể là cảm hứng thiết kế tại một số nơi nổi tiếng trên thế giới như San Francisco, Philippines hay California…
Hiện nay, số lượng văn phòng nhà ống tại Việt Nam ngày càng tăng lên với thiết kế tinh tế, tiện nghi. Không chỉ là văn phòng làm việc độc đáo, thiết kế này còn có khả năng kết hợp không gian làm việc với không gian ở.
Những đặc điểm của thiết kế văn phòng nhà ống
Những thiết kế nội thất văn phòng dạng nhà ống sở hữu các đặc điểm như sau:
Thời gian thiết kế nội thất nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian do không phức tạp trong cách thực hiện.
Thiết kế không tốn kém như các mô hình văn phòng khác.
Mặt tiền thường hẹp do các căn nhà ống có chiều ngang hạn chế.
Chiều ngang của các văn phòng nhà ống thường chỉ từ 4 – 6m nên việc bố trí và sắp xếp đồ đạc phải theo chiều dọc để tận dụng lối đi lại.
Văn phòng thường có 2 – 4 tầng, nên doanh nghiệp cần có cách bố trí những khu vực chức năng sao cho phù hợp và tạo điều kiện thuận tiện nhất cho nhân viên lẫn lãnh đạo và các vị khách.
Việc lấy ánh sáng tự nhiên ở các văn phòng nhà ống thường khó khăn do các ngôi nhà nằm san sát nhau và có chiều cao tương tự.
Như vậy, nếu so sánh với những không gian khác thì nhà ống không thực sự là nơi lý tưởng để thiết kế văn phòng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp biết cách tận dụng không gian thì có thể tạo nên một nơi làm việc thoải mái, tiện nghi và giúp nhân viên nâng cao hiệu suất làm việc.
Nguyên tắc thiết kế văn phòng nhà ống
Văn phòng là bộ mặt của công ty, là nơi kinh doanh và giao dịch của doanh nghiệp. Việc thiết kế văn phòng nhà ống phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản như sau:
Ưu tiên phong cách hiện đại không gian mở
Có rất nhiều phong cách thiết kế nội thất văn phòng. Từ hiện đại đến tân cổ điển, rustic… Tuy nhiên, doanh nghiệp nên ưu tiên phong cách hiện đại, tối giản. Hoặc kết hợp phong cách công nghiệp không gian mở/ không gian xanh.
Cần giảm nhẹ mức độ phức tạp, cầu kỳ của các chi tiết trang trí. Mục đích để mang lại sự thông thoáng, tránh bí bách, ngột ngạt.
Bên cạnh đó, màu sắc sử dụng trong trang trí cũng cần tính toán kỹ lưỡng. Nên sử dụng những tone màu sáng để khuếch đại không gian. Kết hợp thêm một vài điểm nhấn từ màu sắc thương hiệu. Không nên sử dụng các gam màu quá lòe loẹt và hỗn tạp. Nó sẽ gây cảm giác khó chịu, rối mắt khi bước vào văn phòng
Đảm bảo nguồn sáng khi thiết kế văn phòng nhà ống
Một trong những vấn đề lớn nhất của các nhà ống là dễ thiếu ánh sáng tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu do các căn nhà ống xây san sát nhau và có chiều cao tương tự nhau. Vì thế ánh sáng tự nhiên thường khó lọt vào những văn phòng nhà ống.
Nếu thiếu ánh sáng thì sẽ khiến cho các hoạt động trong văn phòng bị ảnh hưởng. Do đó doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn sáng đầy đủ cho văn phòng nhà ống. Những biện pháp giải quyết tối ưu nhất là:
Thiết kế giếng trời cho văn phòng làm việc nhà ống. Đây là giải pháp giúp văn phòng đón ánh sáng và gió tự nhiên tràn vào không gian làm việc.
Sử dụng hệ thống chiếu sáng và lấy gió thông minh, ví dụ như dùng các vật liệu bằng kính, thiết kế trần theo kiểu mái vòm hoặc mái trong suốt.
Tối ưu hệ thống chiếu sáng nhân tạo, lắp nhiều đèn điện LED trong văn phòng. Doanh nghiệp chú ý đến màu và cường độ ánh sáng cùng vị trí lắp đặt đèn để đảm bảo tạo nên sự thoải mái cho đôi mắt của nhân viên.
Bố trí và sắp xếp không gian chức năng khoa học khi thiết kế văn phòng nhà ống
Các văn phòng nhà ống thường có 2 – 4 tầng trở lên. Vì thế nên doanh nghiệp cần có cách bố trí và sắp xếp các khu vực chức năng trong văn phòng phù hợp. Thứ tự các bộ phận của công ty cần được sắp xếp khéo léo để tạo sự thuận tiện nhất cho quá trình làm việc của nhân viên cũng như quá trình đón tiếp các vị khách.
Ví dụ như doanh nghiệp sắp xếp khu vực quầy lễ tân ở dưới tầng 1, sau đó là phòng tiếp khách. Doanh nghiệp cũng có thể sắp xếp phòng tiếp khách ở tầng 2, nhưng hạn chế đặt ở những vị trí sâu và xa, gây nên sự bất tiện cho khách lẫn không đảm bảo riêng tư cho các hoạt động của văn phòng.
Phòng làm việc của giám đốc có thể đặt ở tầng 3 hoặc tầng 4, tại vị trí kín đáo và tách biệt. Dù vậy quãng đường di chuyển đến văn phòng của giám đốc phải thuận tiện và nhanh chóng. Do đó doanh nghiệp nên lắp thang máy trong văn phòng nhà ống.
Các phòng chức năng có thể sắp xếp ở vị trí giữa hoặc trong cùng, nhưng nên đặt sát nhau vì giữa các phòng thường có sự kết nối, để dễ dàng trao đổi và tương tác. Các khu vực phòng pantry, phòng bếp, nhà vệ sinh đặt ở vị trí trong cùng và kín đáo. Nên phân chia nhà vệ sinh theo từng tầng.
Lựa chọn nội thất linh hoạt khi thiết kế văn phòng nhà ống
Những nội thất linh hoạt, đa chức năng phù hợp với các thiết kế văn phòng nhà ống. Chúng giúp doanh nghiệp tiết kiệm không gian, tiết kiệm chi phí nhờ sử dụng được với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như bạn có thể dùng loại bàn ghế kết hợp, có thể thay đổi kích thước và kiểu dáng linh hoạt.
Ngoài ra, do văn phòng nhà ống thường có 2 – 4 tầng nên doanh nghiệp cần hạn chế sử dụng quá nhiều đồ nội thất cho một tầng hoặc một không gian nhất định.
Nếu như dồn nhiều đồ nội thất vào một nơi sẽ gây cảm giác chật chội và bí bách cho văn phòng. Chưa kể còn gây nên sự mất cân đối cho các không gian tại văn phòng nhà ống và khiến cho việc sắp xếp, bố trí nội thất thêm khó khăn.
Đặt cây xanh trong văn phòng
Không chỉ mang tính thẩm mỹ cao, việc mang cây xanh vào không gian làm việc còn tăng cường sức khỏe cho nhân viên, điều hòa không khí và giảm tiếng ồn. Có thể sử dụng giá treo cây xanh, thiết kế các mảng tường xanh hoặc trồng cây leo trần cho văn phòng nhà ống.
Một số cây xanh được nhiều văn phòng chọn lựa tượng trưng cho tài lộc, may mắn và thuận lợi trong công việc kinh doanh, đó là cây kim tiền, cây ngũ gia bì, cây trúc…
Chọn phong cách thiết kế phù hợp
Phong cách thiết kế phù hợp sẽ giúp tối ưu không gian, ngược lại phong cách thiết kế không phù hợp sẽ khiến văn phòng bí bách hơn. Đối với văn phòng nhà ống, chủ đầu tư nên ưu tiên phong cách thiết kế hiện đại, tối giản… để có thể tối ưu không gian.
Ưu tiên sử dụng vách ngăn
Đối với những diện tích đặc biệt như nhà ống (bề ngang hẹp), chủ đầu tư nên tránh dùng tường để phân bố khu vực phòng. Thay vào đó, các bạn nên sử dụng vách ngăn mỏng hoặc lắp vách kính sẽ giúp không gian dễ chịu và thoải mái hơn.
Lựa chọn màu sắc sáng cho thiết kế văn phòng nhà ống
Do các văn phòng nhà ống sở hữu bề ngang hẹn, cũng như thiếu ánh sáng tự nhiên nên doanh nghiệp ưu tiên chọn các màu sắc tươi sáng cho nội thất. Trong đó có thể dùng các màu chủ đạo như trắng, vàng, vàng kem hoặc hồng nhạt trên tường, trần nhà.
Sàn nhà có thể dùng các gam màu ấm hoặc màu đen, màu nâu, nhưng cần có sự hạn chế và điều tiết phù hợp. Đồ nội thất trong văn phòng có thể dùng các màu rực rỡ để điểm xuyến trong không gian, tạo sự nổi bật cho thiết kế văn phòng nhà ống, nhưng không nên quá mức bừa bãi.
Thiết kế văn phòng nhà ống theo từng khu vực
Để có được thiết kế văn phòng nhà ống hoàn chỉnh, mời chủ đầu tư cùng Nội Thất My House phân tích từng khu vực để có được thiết kế tổng tối ưu nhất:
Thiết kế khu vực pantry cho văn phòng nhà ống
Đối với thiết kế văn phòng nhà ống, không thể bỏ qua khu vực pantry. Một thiết kế pantry đẹp và sáng tạo luôn đem lại sự thoải mái nhất cho nhân viên. Khu vực pantry cần được thiết kế đủ rộng và đủ trang thiết phục vụ nhu cầu của nhân viên.
Khi thiết kế khu vực pantry, bạn cần chú tâm đến hiệu ứng thẩm mỹ để có được một không gian sang trọng, với nội thất đơn giản, màu sắc trang nhã để giúp nhân viên nghỉ ngơi và giải trí tốt nhất.
Thiết kế khu vực sảnh lễ tân
Quầy lễ tân được xem là bộ mặt của công ty, vì vậy cần tối ưu khu vực này nhất có thể. Chủ đầu tư nên ưu tiên những phong cách thiết kế quầy lễ tân hiện đại. Bên cạnh đó, nên sử dụng các chất liệu đơn giản có độ phản chiếu nhằm giúp không gian rộng rãi hơn.
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chú ý hơn về màu sắc khi thiết kế quầy lễ tân. Chuyên gia chia sẻ rằng nên ưu tiên những màu trung tính tone sáng sẽ tạo cảm giác dễ chịu hơn.
Thiết phòng làm việc chung
Trong thiết kế văn phòng nhà ống đẹp, tiện nghi không thể không nhắc đến khu vực làm việc chung. Đây là khu vực đảm bảo điều kiện làm việc của nhân viên một cách tốt nhất. Chính vì vậy, chủ đầu tư nên ưu tiên những vật liệu đơn giản, màu sắc dễ chịu để tạo cảm giác thoải mái.
Bên cạnh đó, có thể dùng vách ngăn mỏng để phân chia khu vực này với các khu vực còn lại. Ưu tiên chất liệu gỗ và kính cũng góp phần làm nổi bật sự hiện đại trong thiết kế phòng làm việc chung.
ắc khi thiết kế quầy lễ tân. Chuyên gia chia sẻ rằng nên ưu tiên những màu trung tính tone sáng sẽ tạo cảm giác dễ chịu hơn.
Thiết kế phòng tiếp khách
Phòng tiếp khách ở văn phòng nhà ống chính là nơi doanh nghiệp gặp gỡ đối tác hay khách hàng của mình. Do đó, cần phải thiết kế văn phòng tiếp khách sao cho tạo được ấn tượng với các vị khách ngay lần gặp đầu tiên.
Phòng tiếp khách cần được trang bị nội thất đa năng thông minh, hài hoà với tổng thể chung của không gian. Tùy vào sở thích hay nhu cầu của doanh nghiệp mà phòng tiếp khách tại văn phòng nhà ống lựa chọn tông màu trang trí phù hợp nhất.
Các loại hình thiết kế văn phòng nhà ống phổ biến hiện nay
Thiết kế 100% nhà ống cho văn phòng làm việc
100% các tầng của nhà ống được sử dụng để thiết kế văn phòng làm việc. Mô hình này phù hợp với doanh nghiệp có số lượng nhân viên khoảng trên dưới 100 người, chia ra nhiều phòng ban.
Theo đó, gần như mỗi tầng sẽ là khu vực làm việc của một phòng nhân sự. Hoặc nếu doanh nghiệp có tài sản riêng là nhà ống thì hoàn toàn có thiết tận dụng bố trí văn phòng làm việc cho nhân viên.
Thiết kế nhà ống để ở kết hợp văn phòng
Mô hình nhà ở kết hợp văn phòng có thể là nhà riêng của chính chủ doanh nghiệp; hoặc nhà dân xây lên để cho thuê văn phòng và ở. Theo đó, tầng 1,2, 3 sẽ là khu vực thiết kế văn phòng làm việc. Các tầng 4, 5, 6 trở lên dùng để ở. Nếu công ty có ít thành viên thì đây là lựa chọn lý tưởng, tối ưu chi phí.
Tuy nhiên khu vực văn phòng và nhà cần cần có sự tách biệt rõ ràng. Đảm bảo đúng chức năng, thuận thiện cho tất cả mọi người.
Thiết kế văn phòng làm việc kết hợp showroom bán hàng
Đối với những công ty có cả sản phẩm muốn trưng bày, giới thiệu và bán hàng trực tiếp thì mô hình nhà ống văn phòng kết hợp showroom phù hợp hơn cả. Do đặc điểm của nhà ống là có sẵn mặt tiền tầng trệt giáp đường nên mở cửa hàng kinh doanh buôn bán tương đối thuận lợi.
Trong quy hoạch không gian, tầng 1 làm showroom bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Các tầng phía trên là khu văn phòng làm việc. Hai khối bộ phận đặt trong cùng một tòa nhà vừa thuận tiện cho việc quản lý; vừa giúp các bên dễ dàng tương tác, nắm bắt thông tin, xử lý kịp thời mọi vấn đề xảy ra.
Trường hợp nhà ống có 6 – 7 tầng trở lên nhưng không cần dùng hết, các tầng 6, 7 vẫn có thể làm nhà ở tạo thành mô hình kết hợp 3 trong 1.
Văn phòng nhà ống lưu ý tính chất đặc trưng thương hiệu doanh nghiệp
Mỗi cơ sở doanh nghiệp hay công ty sẽ có cho mình một định hướng phát triển riêng. Đó cũng chính là nét độc đáo giúp khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp hay công ty đó. Vậy để gây ấn tượng mạnh với đối tác, khách hàng và tạo ra không gian làm việc hiệu quả cho nhân viên thì việc đầu tư thiết kế văn phòng nhà ống là rất sáng suốt.
Với một công ty chuyên về lĩnh vực thẩm mỹ hay thiết kế thì đòi hỏi hệ thống nội thất sẽ hoàn toàn khác với những công ty làm về dịch vụ du lịch, tư vấn bán hàng. Mỗi tính chất đặc thù của công ty sẽ góp phần quyết định xem chúng ta nên đầu tư về mặt nội thất sao cho chuyên nghiệp và đúng phong cách.
Trên đây là một số những bí quyết thiết kế văn phòng nhà ống. Hy vọng nó sẽ thực sự mang đến lợi ích cho những ai có nhu cầu thiết kế, bố trí nội thất cho văn phòng nhà ống. Văn phòng là bộ mặt của toàn bộ thương hiệu công ty, doanh nghiệp, bởi vậy nên cần đầu tư đúng và hiệu quả. Nó sẽ giúp đơn vị doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công.