Vecni là gì? Vì sao đồ gỗ nên dùng sơn Vecni? Sơn Vecni có độc không và có giá bao nhiêu? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người có ý định sử dụng sơn đánh đồ gỗ nội thất. Bởi vậy trong bài viết ngày hôm nay Nội thất My House xin chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin. Mời bạn cùng tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây.
Sơn Vecni là gì?
Vecni thực chất là một loại sơn. Đây là là hỗn hợp giữa “cánh kiến” ngâm trong cồn 90 độ trong khoảng 24 tiếng sẽ hòa tan thành dung dịch màu nâu nhạt, khi nhìn nghiêng sẽ có vân óng ánh. Vecni dùng để phủ lên các bề mặt trang trí đồ gỗ nội thất.
Đặc điểm của sơn Vecni là gì?
Sơn vecni được rất nhiều thợ gỗ chuyên nghiệp sử dụng vì loại sơn này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật giúp làm tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho các sản phẩm được chế biến từ gỗ.
Ưu điểm
- Phù hợp với bộ có giá trị đắt tiền hay những món đồ cổ
- Màu sơn tôn lên vẻ tự nhiên
- Thân thiện với môi trường, con người, không quá độc hại
- Lấy bề mặt gỗ làm nền để làm tôn lên vẻ đẹp của vân gỗ
- Vecni khá bền dễ dàng làm mới lại
Nhược điểm
- Ít màu sắc, chủ yếu là màu nâu gụ và màu cánh gián
- Chỉ phủ lớp mỏng lên bề mặt gỗ và ngấm sâu vào thớ gỗ
- Nhanh phai màu so với sơn pu
- Mất nhiều thời gian, kỹ thuật đánh vecni khá khó và phải làm thủ công là chủ yếu.
Kỹ thuật đánh Vecni
Cách đánh vecni trên đồ gỗ là 1 cách xử lý bề mặt gỗ đã xuất hiện từ rất lâu trong ngành nội thất gỗ. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì sơn PU đang có nhiều ưu điểm nổi trội thay thế dần kiểu sơn vecni truyền thống.
Các bước chuẩn bị
Kĩ thuật đánh vecni rất khó và trải qua nhiều công đoạn. Chủ yếu được làm thủ công hoàn toàn. Các vật liệu các bạn cần chuẩn bị trước khi đánh vecni đồ gỗ đó là:
- Giấy chà nhám các loại như: P600, P400, P320, P240 và P180. Số lượng bao nhiêu phụ thuộc vào công việc và món đồ cần đánh vecni. Sử dụng càng nhiều sẽ cho độ mịn và độ tinh xảo càng cao.
- Cục chà nhám để dán giấy nhám vào nhằm mục đích đỡ đau tay vì phải chà đi chà lại nhiều lần.
- Chổi sơn để quét vecni
- Dung dịch vecni.
- Một ít giẻ lau và chuẩn bị thêm nước sạch để sử dụng.
Các bước tiến hành sơn vecni trên đồ gỗ
- Bước 1: Tiến hành xả nhám bề mặt gỗ bằng nhám P180, sau đó lau sạch bằng nùi giẻ (nhúng nước lau cho nhanh và sạch)
- Bước 2: Tiến hành xả nhám bề mặt gỗ bằng nhám P240, sau đó lau sạch bằng nùi giẻ (nhúng nước lau cho nhanh và sạch). Thêm bước này nhằm mục đích có bề mặt nền phẳng và láng hơn 1 chút, nếu nhám P180 đã cho bề mặt mịn láng đạt yêu cầu rồi thì chuyển hẳn qua bước 3.
- Bước 3: Quét dung dịch vecni bằng cọ lên bề mặt gỗ. Lưu ý, dung dịch vecni khi mua về rất quánh (đặc) do dó ở bước 3 này ta pha 50% dung dịch vecni và 50% nước sạch sau đó quét lên gỗ.
- Bước 4: Đợi dung dịch vecni khô (thường mất 1 buổi hoặc có khi cả ngày). Dùng nhám P320 xả sạch sau đó lau sạch bằng nùi giẻ (nhúng nước lau cho nhanh và sạch).
- Bước 5: Tiếp tục quét tiếp vecni lên gỗ, đợi khô và xả nhám P400 sau đó lau sạch bằng nùi giẻ (nhúng nước lau cho nhanh và sạch).
- Bước 6: Tiếp tục quét tiếp vecni lên gỗ, đợi khô và xả nhám P400 sau đó lau sạch bằng nùi giẻ (nhúng nước lau cho nhanh và sạch). Thông thường đến mức nhám 600 là thường có bề mặt láng mịn, bóng đạt yêu cầu.
Phân biệt giữa sơn Vecni với Sơn PU
Vecni là hỗn hợp giữa “cánh kiến” ngâm trong cồn 90 độ trong khoảng 24 giờ sẽ hòa tan thành dung dịch màu nâu nhạt nhìn nghiêng có vân óng ánh.
Kĩ thuật đánh vecni rất khó và trải qua nhiều công đoạn. Chủ yếu được làm thủ công hoàn toàn. Vecni phân biệt với dòng PU và sơn là vecni chỉ phủ lớp rất mỏng lên bề mặt gỗ và ngấm sâu vào trong thớ gỗ. Có màu cánh gián, vàng tơ hay nâu gụ là tùy vào cách làm màu.
Còn sơn PU là dòng công nghiệp chủ yếu là phủ lớp “áo dầy” cho gỗ có hỗn hợp làm bóng bề mặt 1k hoặc 2k khá dày. Và có thể chống xước tốt, có màu sắc đa dạng thi công nhanh nhìn bóng, hiện đại và đẹp.
Ngày nay, trong công nghiệp ngành sơn, sơn gỗ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cũng như tôn lên vẻ đẹp cho đồ gỗ. Nếu chỉ để các loại đồ gỗ nguyên màu thì sẽ giảm đi độ bền và sự đa dạng, thẩm mỹ của sản phẩm.
Ngoài vai trò tạo màu sắc đa dạng cho các sản phẩm đồ gỗ nội thất, thì sơn gỗ cũng góp phần giữ độ bền cho sản phẩm, tránh độ cong vênh của sản phẩm. Vốn dĩ các sản phẩm gỗ thường hay bị cong vênh khi thời tiết thay đổi.
Nhờ lớp sơn gỗ phủ lên trên sản phẩm gỗ sẽ giúp che bớt các “khuyết điểm” của bề mặt gỗ sau khi gia công, chế tác, giúp bề mặt gỗ sơn đều, bóng, thời gian sử dụng dài, mặt sơn không bị rạn nứt.
Gỗ nên sơn hay đánh vecni
Theo kinh nghiệm nhiều năm trong nghề của chúng tôi và đánh thi công hàng trăm nghìn công trình lớn nhỏ từ các hộ gia đình cho đến công ty, xí nghiệp, nhà máy công nghiệp… thì nên chọn sơn PU cho đồ gỗ.
Tuy rằng về giá thành hơn đắt hơn so với đánh vecni nhưng mang đến cho các bạn những sản phẩm đẹp, chất lượng phù hợp cho sơn cánh cửa gỗ, tủ bếp, tủ quần áo, xong cửa gỗ, tay vịn cầu thang….
Còn đối với các bộ bàn ghế safo, tủ trà, sập…. thì chúng ta nên chọn đánh vecni để có thể giữ được những nét cổ kính của từng sản phẩm.
Sơn Vecni giá bao nhiêu?
Sơn Vecni hiện nay có giá từ 99.000 Vnđ/ Hộp 1kg – Véc ni Lobster loại 3,5lít / 235.000 Vnđ. Giá tùy theo thị trường cũng như đơn vị cung cấp sơn khác nhau. Bởi vậy đây là mức giá sàn để bạn tham khảo.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến sơn Vecni trên đồ gỗ nội thất. Nếu bạn còn có vấn đề gì thắc mắc có thể để lại thông tin tại phần nhận xét hoặc liên hệ trực tiếp qua Hotline để được đội ngũ tư vấn chi tiết nhất.