Bản vẽ hoàn công là gì?

Bản vẽ hoàn công là gì? Các loại bản vẽ hoàn công? Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công? Một số quy định của Nhà nước về Bản vẽ hoàn công? Đây là những câu hỏi được nhiều độc giả gửi về cho hộp thư của chuyên mục tin tức.

Vậy để giải đáp cho những thắc mắc đó, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Khái niệm Bản vẽ hoàn công là gì?

[su_quote]Bản vẽ hoàn công là bản vẽ thể hiện tình trạng thực tế của ngôi nhà sau khi xây, trong đó cho thấy kích thức trên thực tế so với kích thước bản thiết kế. Như vậy bản vẽ hoàn công phản ánh những thay đổi của công trình so với thiết kế ban đầu & cũng bao gồm các hạng mục chi tiết giống như bản vẽ gốc.[/su_quote]

Các loại bản vẽ hoàn công?

+ Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng;

+ Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình;

+ Bản vẽ hoàn công giai đoạn xây dựng;

+ Bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị;

+ Bản vẽ hoàn công từng hạng mục công trình;

+ Bản đồ hoàn công tổng thể công trình.

Vì sao cần lập bản vẽ hoàn công?

Do bản vẽ hoàn công thể hiện các chi tiết và kích thước thực tế xây dựng, nên có vai trò quan trọng giúp chủ nhà nắm được tình trạng, vị trí chính xác của các hạng mục khi sửa chữa, bảo trì ngôi nhà.

Đây cũng là giấy tờ cần thiết cho thủ tục hoàn công để hoàn tất thanh toán cho nhà thầu.

Đây cũng là giấy tờ cần thiết cho thủ tục hoàn công để hoàn tất thanh toán cho nhà thầu.
Đây cũng là giấy tờ cần thiết cho thủ tục hoàn công để hoàn tất thanh toán cho nhà thầu.

Về mặt pháp lý, bản vẽ này là cơ sở giúp cơ quan Nhà nước xác định xem chủ nhà có làm đúng theo giấy phép xây dựng hay không.

Bản vẽ hoàn công khác bản vẽ thiết kế như thế nào?

Nếu công trình thi công theo đúng bản vẽ gốc và không có gì thay đổi, có thể sử dụng chính bản thiết kế ban đầu làm bản vẽ hoàn công. Khi có sự điều chỉnh về kích thước, thiết kế mới cần lập bản vẽ mới.

Bản vẽ hoàn công khác bản vẽ thiết kế như thế nào?
Bản vẽ hoàn công khác bản vẽ thiết kế như thế nào?

Trong bản vẽ hoàn công cần có dấu xác nhận và chữ ký của các bên có trách nhiệm, bao gồm người lập bản vẽ, chủ đầu tư, đơn vị thi công, người giám sát thi công.

Đơn vị thi công có trách nhiệm đóng dấu hoàn công vào bản vẽ.

Mẫu bản vẽ hoàn công có thể được trình bày trên khổ giấy lớn chia thành nhiều phần thể hiện các hạng mục khác nhau, hoặc đóng thành tập A4 với mỗi trang thể hiện một hạng mục.

Các yêu cầu (cần đạt được) của bản vẽ hoàn công

+ Phải phản ảnh trung thực kết quả thực hiện thực tế thi công ngoài hiện trường mà không được tự bỏ qua các sai số;

+ Phải được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu, không được hồi ký hoàn công;

+ Phải được lập và xác nhận theo đúng quy định;

+ Phải thể hiện rõ ràng những chỉnh sửa, thay đổi để sử dụng thuận tiện và chính xác trong việc khai thác , sử dụng và bảo trì công trình.

Những bên nào có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công

Như vậy về cơ bản các bạn đã có những cái nhìn tổng quan về loại bản vẽ này trong ngành thiết kế, thi công xây dựng. Và đương nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu xem bên nào sẽ có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công.

Bản vẽ hoàn công khác bản vẽ thiết kế như thế nào?
Bản vẽ hoàn công khác bản vẽ thiết kế như thế nào?

Cụ thể như sau:

  • Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
  • Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
  • Việc lập và xác nhận bản vẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư 26/2016/TT-BXD.

Thời gian lập Bản vẽ hoàn thành công trình

  • Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng theo danh mục quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình lập và lưu trữ hồ sơ đối với phần việc do mình thực hiện. Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp.
Thời gian lập Bản vẽ hoàn thành công trình
Thời gian lập Bản vẽ hoàn thành công trình
  • Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 7 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 5 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
  • Chủ đầu tư tổ chức lập một bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này, bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng công trình.
  • Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng.
  • Hồ sơ nộp vào Lưu trữ lịch sử của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công?

a) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng chụp lại hình vẽ thiết kế bản vẽ thi công phần công việc nghiệm thu, lắp đặt thiết bị tĩnh (bản vẽ copy).

Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công?
Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công?

b) Tại hiện trường, người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình đo vẽ hoàn công, ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi so với trị số thiết kế trong ngoặc đơn đặt ngay dưới trị số thiết kế, thể hiện các chi tiết thay đổi, bổ sung trên bản vẽ copy và ký tên.

Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của công việc xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì trên bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.

c) Khi nghiệm thu, sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công thấy phản ảnh đúng thực tế thi công thì người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công ký tên xác nhận.

Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình

a) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng chụp lại toàn bộ bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt ( có đóng dấu bản vẽ thi công đã được phê duyệt theo mẫu nêu tại Phụ lục 1D của Thông tư 12/2005/TT-BXD ) và giữ nguyên khung tên , không thay đổi số hiệu bản vẽ thiết kế .

Mẫu bản vẽ hoàn công
Mẫu bản vẽ hoàn công

b) Tại hiện trường, người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình đo vẽ hoàn công và lập bản vẽ hoàn công như sau:

– Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng , công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.

– Trong trường hợp trị số thiết kế có thay đổi thì ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi so với trị số thiết kế trong ngoặc đơn đặt dưới trị số thiết kế; khoanh đám mây các chi tiết thay đổi, bổ sung và thể hiện các chi tiết thay đổi , bổ sung đó ngay trên bản vẽ có chi tiết thay đổi, bổ sung hoặc trên chố trống của bản vẽ khác.

Nếu trên các bản vẽ này đều không có chố trống thì thể hiện ở bản vẽ mới với số hiệu bản vẽ không trùng với số hiệu các bản vẽ thiết kế đã có.,

– Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu pháp nhân.

Ngoài ra, phía trên khung tên các bản vẽ hoàn công phải đóng dấu “Bản vẽ hoàn công” của nhà thầu thi công xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 của Thông tư số 10/2046/TT-BXD.

c) Khi nghiệm thu, sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công thấy phản ảnh đúng thực tế thi công thì người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công ký tên xác nhận,

Tùy theo loại công việc, cấu kiện, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và loại công trình mà người ta tinh giảm bớt các yếu tố phụ để làm nổi bật các yếu tố chính. Ví dụ:

a) Bản vẽ hoàn công san nền và gia cố nền

Chủ yếu là biểu diễn các lớp đất đã tôn nền và bề mặt nền đã được san lấp.

b) Bản vẽ hoàn công nạo vét lòng sông, lòng hồ, đáy biển

Chủ yếu là biểu hiện độ sâu nạo vét và bề mặt đáy sông (hồ, biển) đã được nạo vét.

c) Bản vẽ hoàn công móng

Chủ yếu biểu diễn vị trí, độ sâu cọc, kích thước bê tông đổ, kích thước bê tông, vị trí, đường kính cốt thép …

d) Bản vẽ hoàn công về đường

– Bình đồ, cắt dọc, cắt ngang theo từng km;.

– Độ sâu các lớp gia cố nền đường, các lớp kết cấu mặt đường;

– Hệ thống đường đồng mức mặt đường, rãnh thoát và cầu, cống.

– Hồ sơ về hệ thống an toàn giao thông (bình đồ duỗi thẳng hoặc biểu kê hoặc cả hai loại) : Vị trí cột km, biển báo hiệu, số hiệu biển, vị trí hệ thống an toàn giao thông (hộ lan, cọc tiêu, gương cầu lồi, đường lánh nạn…), vị trí cầu, cống và các công trình khác gắn với dự án.

– Mặt cắt địa chất dọc tuyến và cao độ mực nước tính toán.

e) Bản vẽ hoàn công về cầu

– Bình đồ khu vực cầu, các mốc tọa độ, mốc cao độ thuộc công trình;

– Mặt cắt địa chất tại cắt ngang sông xây dựng cầu và các yếu tố thuỷ văn, có ghi cao độ theo hệ mốc của cầu;

– Bản vẽ bố trí chung toàn cầu theo ba hình chiếu có đủ các cao độ thiết kế;

– Bản vẽ các chi tiết kết cấu, cấu tạo chịu lực của các bộ phận công trình (kết cấu nhịp, hệ mặt cầu, mố trụ, móng, 1/4 nón);

– Bản vẽ các công trình điều tiết, hướng dòng, bảo vệ chống xói gia cố bờ sông, đường đầu cầu.

f) Bản vẽ hoàn công về cống

– Bản vẽ cắt dọc, cắt ngang thân cống;

– Bản vẽ cấu tạo cửa cống kèm theo các yếu tố địa chất, thuỷ văn, cao độ.

g) Bản vẽ hoàn công tường, kè bảo vệ bờ dốc

– Bình đồ, trắc dọc tường kè theo tuyến đường;

– Bản vẽ các mặt cắt ngang;

– Các bản vẽ kết cấu kèm theo các yếu tố địa hình, địa chất, thuỷ văn, cao độ.

Một số quy định của Nhà nước về Bản vẽ hoàn công

Một số quy định của Nhà nước về Bản vẽ hoàn công và việc lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình trích trong [Thông tư 26/2016/TT-BXD]: Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng & bảo trì công trình xây dựng của Bộ Xây dựng…(Trích)

Điều 11. Bản vẽ hoàn công

1. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.

2. Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.

3. Việc lập và xác nhận bản vẽ hoàn công được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này.

Điều 12. Quy định về lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình

1. Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng theo danh mục quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình lập và lưu trữ hồ sơ đối với phần việc do mình thực hiện. Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp.

2. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 7 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 5 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.

3. Chủ đầu tư tổ chức lập một bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này, bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng công trình.

4. Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng.

5. Hồ sơ nộp vào Lưu trữ lịch sử của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Nộp hồ sơ hoàn công ở cơ quan nào?

Đối với nhà ở riêng lẻ, sau khi chuẩn bị Hồ sơ hoàn công, chủ nhà lên nộp hồ sơ tại UBND quận/huyện/ xã tại nơi có nhà.

Nộp hồ sơ hoàn công ở cơ quan nào?
Nộp hồ sơ hoàn công ở cơ quan nào?

Nếu xây dựng trong khu đô thị mới, có thể liên hệ với ban quản lý đầu tư xây dựng của khu đô thị. Một bộ hồ sơ sẽ gồm những giấy tờ cơ bản sau :

  • Giấy phép xây dựng
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng
  • Bản vẽ hoàn công (hiện trạng công trình khi xây xong – nếu không thay đổi gì có thể dùng bản vẽ thiết kế ban đầu)
  • Hợp đồng thi công xây dựng với nhà thầu
  • Giấy báo kiểm tra, thẩm định công trình hoàn thành

Tùy vào tình hình thực tế tại địa phương có thể yêu cầu thêm một số giấy tờ khác.

Lệ phí hoàn công khoảng bao nhiêu?

Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết hoàn công sẽ gửi hồ sơ tới bộ phận thuế để xác định các loại phí cần nộp.

Trong trường hợp chủ nhà ký hợp đồng bao thầu với đơn vị xây nhà trọn gói (nhà thầu cung cấp toàn bộ vật liệu & nhân công) thì trách nhiệm đóng thuế sẽ do nhà thầu thực hiện.

Các khoản phí cần đóng khi thực hiện thủ tục hoàn công gồm:

  • Thuế giá trị gia tăng (khi mua vật tư xây dựng)
  • Thuế thu nhập (dựa trên tiền công xây dựng)

Theo quy định, nhà ở tư nhân chủ nhà tự mua lẻ vật liệu xây dựng thì cơ quan thuế không tính thuế vật tư.

Tuy nhiên nếu chủ nhà thuê thầu xây dựng / nhân công thì cơ quan thuế có thể yêu cầu xuất trình hợp đồng xây dựng để tiến hành thu thuế đối với của nhà thầu (thuế thu nhập)

Trên lý thuyết của Luật là vậy, còn thực tế thì chủ nhà sẽ thay mặt nhà thầu đóng thuế này, khi đó hợp đồng xây dựng cần có điều khoản thỏa thuận về việc thay mặt đóng thuế.

Nếu chủ nhà thuê nhân công không có hợp đồng thì trách nhiệm đóng thuế sẽ do chủ nhà thực hiện.

Cụ thể tiền thuế thu nhập được tính dựa trên khung giá nhân công xây dựng vào thời điểm đó.

Một số trường hợp nhờ người thân, họ hàng giúp đỡ xây nhà mà không thuê mượn người, nếu chứng minh được thì không cần đóng thuế thu nhập vì không phát sinh thu nhập tiền công của người được thuê.

Ngoài ra, nhiều người còn nhầm lẫn giữa việc đóng thuế xây dựng với lệ phí trước bạ nhà đất. Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ được miễn lệ phí trước bạ (theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP) nên không cần đóng loại phí này.

Tóm lại, 2 loại phí chính cần đóng khi hoàn công là thuế giá trị gia tăng (tính cho vật tư) & thuế thu nhập (tính cho công xây dựng).

Như vậy trên đây là những thông tin về Bản vẽ hoàn công là gì? Các loại bản vẽ hoàn công? Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công? Một số quy định của Nhà nước về Bản vẽ hoàn công?. Hi vọng đây là những thông tin hữu ích giúp bạn trong quá trình tìm hiểu về ngành xây dựng. Để biết thêm chi tiết bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline để được tư vấn cụ thể nhất.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

Trụ sở chính & Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 1: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 2: Khu Công Nghệ Cao Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Bài viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.