Thiết kế phòng bếp nhà ống luôn là thách thức bởi đặc điểm chiều ngang hẹp. Tuy nhiên với những ý tưởng thông minh và sáng tạo, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một không gian nấu nướng đẹp mắt, tiện nghi và đầy đủ chức năng. Hãy cùng Nội Thất My House khám phá các mẫu thiết kế phòng bếp đẹp nhà ống nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm phòng bếp đẹp nhà ống
Tại Việt Nam, nhà ống là một trong những kiểu thiết kế phổ biến. Đặc trưng của kiểu nhà này là hạn chế về diện tích. Đối với phòng bếp đẹp nhà ống thì có những đặc điểm cụ thể như:
Chiều rộng rất hẹp và chiều dài rất sâu
Ánh sáng tự nhiên bị hạn chế.
Khu vực thoáng nhất là ở mặt tiền và mặt sau của nhà.
Do vậy, để khắc phục các tình trạng trên, phòng bếp nhà phố kiểu ống thường lựa chọn đồ dùng nội thất và trang trí tối giản. Màu sắc ưu tiên dùng các tông màu tươi sáng và nhẹ nhàng để giúp không gian rộng rãi và thoáng đãng hơn. Bên cạnh đó, vì không gian bị hạn chế nên các đồ dùng thường nhỏ gọn và đa năng. Mục đích là để tiết kiệm tối đa không gian và nâng cao tiện ích.
Đặc trưng về nội thất của phòng bếp đẹp nhà ống
Do nhà ống thường có diện tích hẹp và dài, nên nội thất phòng bếp cần được thiết kế sao cho tối ưu hóa không gian và đảm bảo sự tiện nghi khi sử dụng. Dưới đây là một số đặc trưng về nội thất của phòng bếp nhà ống:
Thiết kế không gian bếp mở rộng
Việc chia các khu chức năng thành những phòng riêng lẻ trong nhà ống có thể làm không gian trở nên chật chội và các hành lang trở nên bí bách, bất tiện. Do đó, các khu vực sinh hoạt chung của gia đình thường được thiết kế theo hướng mở để kết nối với nhau.
Phòng bếp thường được thiết kế liền kề với phòng ăn hoặc phòng khách. Có thể sử dụng những vách ngăn đơn giản để tạo sự phân chia nhẹ nhàng, hoặc thiết kế mở hoàn toàn để tạo ra không gian rộng rãi và thông thoáng.
Các kiểu dáng tủ bếp phù hợp phòng bếp nhà ống
Tủ bếp kiểu dáng chữ I và chữ L thường được bố trí dọc theo một mặt phẳng hoặc một góc tường. Mặc dù không chiếm nhiều diện tích nhưng nếu được thiết kế hợp lý, chúng vẫn có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về sức chứa và chức năng.
Mặc dù ít phổ biến hơn, một số gia đình cũng chọn sử dụng tủ bếp chữ U cho nhà ống. Với thiết kế chữ U, hai cạnh của tủ bếp sẽ áp sát vào tường, trong khi cạnh còn lại có thể được dùng làm bàn ăn phụ hoặc tạo ranh giới giữa khu vực bếp với bàn ăn hoặc phòng khách.
Xu hướng thiết kế phòng bếp đẹp nhà ống
Xu hướng thiết kế phòng bếp nhà ống hướng đến sự kết hợp hài hòa giữa tính thẩm mỹ, công năng và sự tiện nghi. Dưới đây là một số xu hướng nổi bật:
Thiết kế phòng bếp nhà ống liền phòng khách
Với mẫu thiết kế phòng khách liền bếp cho nhà ống mang phong cách tối giản, chủ nhà nên chọn các gam màu trung tính như xám, be, trắng,… kết hợp với đồ nội thất đa năng.
Bên cạnh đó, khi chọn ghế sofa, kệ tivi, tủ bếp,… nên ưu tiên các họa tiết đơn giản để tạo cảm giác không gian rộng rãi và thoáng đãng hơn.
Thiết kế phòng bếp nhà ống có giếng trời
Khi thiết kế phòng bếp nhà ống, không thể bỏ qua xu hướng thiết kế phòng bếp có giếng trời. Giếng trời giúp thông gió, loại bỏ mùi thức ăn nhanh chóng và mang thêm ánh sáng tự nhiên vào không gian sống.
Thiết kế phòng bếp nhà ống có sân sau
Thiết kế phòng bếp nhà ống có sân sau mang đến nhiều lợi thế tuyệt vời, giúp bạn sở hữu một không gian nấu nướng thoáng mát, rộng rãi và tràn ngập ánh sáng tự nhiên.
Khi thiết kế, sử dụng các gam màu sáng như trắng, be, kem,… cho sơn tường, tủ bếp và các vật dụng trang trí để tạo cảm giác bừng sáng cho không gian.
Phòng bếp nhà ống với thiết kế mở
Phòng bếp nhà ống với thiết kế mở mang lại không gian rộng rãi và thoáng đãng. Việc kết hợp phòng bếp với các khu vực khác như phòng ăn hoặc phòng khách không chỉ tối ưu hóa diện tích mà còn tạo cảm giác liền mạch và tiện nghi cho ngôi nhà.
Mẫu phòng bếp đẹp nhà ống theo diện tích
Diện tích là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm khi thiết kế phòng bếp nhà ống. Một số mẫu phòng bếp nhà ống theo diện tích phổ biến cụ thể như sau:
Mẫu phòng bếp nhà ống 3m
Với diện tích nhỏ hẹp như vậy, việc tối ưu hóa không gian là điều cần thiết. Bạn nên lựa chọn phong cách thiết kế đơn giản, sử dụng gam màu sáng và bố trí nội thất gọn gàng.
Mẫu phòng bếp nhà ống 4m
Phòng bếp nhà ống 4m có diện tích rộng rãi hơn so với phòng bếp 3m, bạn có thể thoải mái lựa chọn phong cách thiết kế và bố trí nội thất. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú trọng đến việc tối ưu hóa không gian để tạo cảm giác thông thoáng.
Mẫu phòng bếp nhà ống dài 5m
Diện tích phòng bếp nhà ống 5m với chiều ngang lý tưởng mang theo nhiều lựa chọn linh hoạt cho việc bố trí nội thất. Bạn có thể thoải mái thiết kế thêm khu vực quầy bar mini, bàn đảo bếp…
Mẫu phòng bếp đẹp nhà ống theo phong cách thiết kế
Phong cách thiết kế còn tùy thuộc vào sở thích và gu thẩm mỹ của gia chủ. Bạn có thể tham khảo các mẫu phòng bếp nhà ống theo phong cách phổ biến hiện nay:
Mẫu phòng bếp nhà ống phong cách thiết kế hiện đại
Phong cách thiết kế nội thất hiện đại mang đến vẻ đẹp trẻ trung, hiện đại, đồng thời toát lên sự sang trọng và tinh tế. Lối thiết kế này phù hợp với mọi loại hình nhà ở tại Việt Nam, đặc biệt là những nhà ống hiện đại, tạo nên không gian sống đẳng cấp và tiện nghi.
Mẫu phòng bếp nhà ống phong cách đơn giản
Đối với những căn bếp nhà ống có không gian hẹp thì phong cách tối giản là sự lựa chọn tối ưu. Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên, ưu tiên sử dụng các nội thất đơn giản đa tính năng và tập trung vào các gam màu trung tính cơ bản.
Mẫu phòng bếp nhà ống kiểu tân cổ điển
Nếu bạn đam mê sự giao thoa giữa phong cách cổ điển và hiện đại, thì đây chính là lựa chọn hoàn hảo. Với những đường nét thiết kế tinh tế, nhẹ nhàng kết hợp với tiện ích hiện đại của nội thất sẽ giúp bạn “yêu bếp” của mình hơn.
Mẫu phòng bếp nhà ống phong cách Bắc Âu
Phong cách Bắc Âu hiện đang là xu hướng thiết kế phòng ăn đẹp cho nhà ống được nhiều người ưa chuộng. Phong cách này thường sử dụng các gam màu sáng hoặc trung tính, tạo nên cảm giác hài hòa, nhẹ nhàng và ấm cúng.
Những thiết kế phòng bếp đẹp nhà ống dựa theo không gian
Nếu bạn đang muốn phòng bếp đẹp nhà ống vừa thẩm mỹ, tiện nghi mà tiết kiệm diện tích thì phải chú ý đến không gian thiết kế. Mỗi một không gian sẽ có cách bố trí phù hợp riêng. Dưới đây là một số cách để bố trí phòng bếp nhà phố đẹp và ấn tượng dành cho bạn:
Thiết kế phòng bếp nối liền với phòng khách cho nhà ống
Thiết kế phòng bếp đẹp nhà ống liền với phòng khách là một trong những giải pháp đầu tiên để khai thác tối ưu diện tích nhỏ hẹp. Cách bố trí và sắp xếp này sẽ khiến không gian thoáng và không bị bí bách. Bên cạnh đó, những phòng bếp nhà phố có phòng khách liền kề sẽ lấy được tối đa nguồn sáng từ tự nhiên để căn nhà có được nguồn sáng tích cực.
Thiết kế phòng bếp kết hợp với phòng ăn
Để tiết kiệm diện tích và thuận tiện sinh hoạt, phòng bếp đẹp nhà ống thường kết hợp với phòng ăn. Không những vậy, không gian mở này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm nhiều chi phí. Lưu ý khi chọn nội thất bếp nên chọn đồ dùng đơn giản, phụ kiện tiện ích và thông minh để không gian gọn gàng và ngăn nắp. Tuy nhiên, cần lắp đặt thêm hệ thống ngăn khử mùi cho bếp vì khi nấu nướng dễ bám mùi và ngột ngạt nếu dùng bữa trong quá trình nấu.
Mẫu phòng bếp nhà ống có sân sau
Tận dụng đặc trưng của nhà ống là chiều dài rất sâu, thiết kế phòng bếp nhà phố có sân sau tạo cảm giác không gian được rộng hơn. Không những thế, sân sau còn mang ánh sáng tự nhiên sáng sủa và tươi mới hơn cho căn bếp. Các mẫu phòng bếp đẹp nhà ống này ưu tiên sử dụng tông màu tươi sáng như trắng, be… Mục đích của những màu này mang đến cảm giác bếp được sạch sẽ và tinh tươm nhất có thể.
Phòng bếp nhà ống rộng rãi với thiết kế mở
Phòng bếp đẹp nhà ống theo không gian mở luôn được ưu tiên trong nhiều thiết kế hiện nay. Cách thiết kế như vậy sẽ khai thác tối đa công năng sử dụng của mỗi khu vực và mở rộng tầm nhìn. Không những thế, chi phí đầu tư cũng giảm so với các thiết kế ngăn cách phòng thông thường. Điều duy nhất bạn nên cân nhắc chính là thiết kế mở kết nối với nhau nên sẽ bị ảnh hưởng một vài yếu tố như tiếng ồn, không khí, mùi…
Thiết kế phòng bếp có giếng trời đẹp cho nhà ống
Giếng trời là giải pháp khắc phục nhược điểm thiếu sáng của những phòng bếp nhà phố. Bên cạnh đó, giếng trời cũng như một hệ thống lọc mùi thức ăn ám trong bếp. Nội Thất Bến Thành gợi ý cho bạn có thể thêm cây xanh để không gian được hài hòa, tươi mát. Đồng thời, cây còn có tác dụng trong việc điều hòa và thanh lọc không khí trong phòng bếp đẹp nhà ống.
Lưu ý gì khi thiết kế phòng bếp đẹp nhà ống ?
Thiết kế phòng bếp nhà ống cần chú trọng nhiều yếu tố để đảm bảo tính thẩm mỹ, tối ưu công năng và sự tiện nghi. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng mà bạn cần biết:
Về vị trí đặt phòng bếp
Cần đảm bảo vị trí đặt bếp hợp phong thủy, thuận tiện cho việc nấu nướng và dọn dẹp, đồng thời thông thoáng để lưu thông khí tốt. Tránh đặt bếp ở những vị trí kỵ theo phong thủy như dưới xà ngang, đối diện cửa ra vào, nhà vệ sinh,…
Về hướng phòng bếp
Lựa chọn hướng bếp hợp với mệnh của gia chủ và theo các nguyên tắc phong thủy để mang lại tài lộc và may mắn. Nên tránh đặt bếp ở những hướng xấu như Tây Bắc (tuyệt mệnh), Đông Bắc (hoạ hại),… Đồng thời, ưu tiên chọn hướng bếp có gió thổi vào.
Về màu sắc phòng bếp
Sử dụng màu sắc hợp mệnh gia chủ và phù hợp với diện tích phòng bếp. Gam màu sáng như trắng, be, kem giúp tạo cảm giác rộng rãi cho phòng bếp nhỏ, trong khi gam màu ấm như đỏ, vàng, cam mang lại sự ấm cúng cho phòng bếp rộng rãi.
Bố cục nội thất bếp nhà ống
Tối ưu hóa diện tích bằng cách sử dụng nội thất thông minh, đa năng bằng cách bố trí bếp, bồn rửa chén và tủ lạnh theo hình tam giác để tạo sự thuận tiện cho việc nấu nướng.
Ngoài ra, chú trọng hệ thống chiếu sáng để đảm bảo đủ ánh sáng cho các khu vực chức năng. Lắp đặt hệ thống hút mùi hiệu quả để loại bỏ mùi thức ăn, dầu mỡ. Giữ cho phòng bếp luôn sạch sẽ và gọn gàng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trên đây là những mẫu thiết kế phòng bếp đẹp nhà ống mà Nội Thất My House đã chia sẻ đến bạn, hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ lựa chọn được mẫu thiết kế phù hợp với không gian bếp của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thiết kế và thi công nội thất phòng bếp đẹp nhà ống thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Nội Thất My House theo số điện thoại để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời nhé!