Nắm vững nguyên lý thiết kế nội thất cơ bản sẽ giúp quá trình thiết kế trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Những nguyên lý này có thể dựa trên tính cân bằng, các tỷ lệ vàng, quy luật nhịp điệu,… tùy theo phong cách nội thất và loại hình nhà ở mà gia chủ đang hướng đến. Cùng Nội Thất My House tìm hiểu 7 nguyên lý thiết kế nội thất chuyên nghiệp trong bài viết sau đây.
Nguyên lý thiết kế nội thất là gì?
Nguyên lý thiết kế nội thất là những nguyên tắc, quy luật căn bản có trong thiết thế nội thất mà chúng ta cần tuân theo. Nguyên lý thiết kế chi tiết nội thất là kiến thức bắt buộc mà tất cả các kiến trúc sư đều phải nắm vững.
Chúng vô cùng quan trọng trong mọi thiết kế công trình kiến trúc và cả trong thiết kế nội thất. Những quy luật thiết kế này quan trọng cả trước khi thực hiện đồ án thiết kế đến khi thực hiện thiết kế nhà dân dụng.
Nguyên lý thiết kế nội thất cân bằng
Quy luật thiết kế nội thất cân bằng là sự bố trí cân đối, đối xứng của những chi tiết trong cùng một không gian: từ chiều cao, chiều rộng, cấu tạo đến cách bày trí nội thất bên trong. Quy luật cân bằng được chia thành 2 loại chính: cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng.
• Quy luật cân bằng đối xứng
Đây là nguyên lý truyền thống, thường xuất hiện trong thiết kế nội thất cổ điển và tân cổ điển. Để áp dụng quy luật, trước tiên, gia chủ cần xác định trục chính của căn nhà. Sau đó, gia chủ tiếp tục chia 2 phần đối xứng 2 bên để bố trí nội thất đối xứng qua trục chính. Ví dụ, gia chủ có thể đặt hai bộ ghế ở hai bên của bàn trà để tạo nên sự cân đối.
• Quy luật cân bằng bất đối xứng
Quy luật này cũng chia không gian thành 2 phần bằng nhau nhưng mỗi phần được bố trí khác nhau tùy thuộc vào sở thích của gia chủ. Tuy khác nhau về cách sắp đặt nhưng về mặt tổng thể, chúng vẫn phải đảm bảo tính hài hoà và cân đối. Yếu tố bất đối xứng sẽ mang đến vẻ đẹp cuốn hút và giúp không gian trở nên sáng tạo, phóng khoáng hơn.
Nguyên lý thiết kế tạo điểm nhấn
Điểm nhấn được tạo ra nhằm thu hút sự tập trung cho một điểm hoặc một khu vực trong không gian nội thất. Đối với nguyên lý tạo điểm nhấn, gia chủ cần lựa chọn một chi tiết cụ thể ở một vị trí đáng chú ý, sau đó dùng sự tương phản trong màu sắc, tỉ lệ, hình dáng hoặc chất liệu để làm nổi bật chúng.
Cách đơn giản nhất để tạo ra điểm nhấn là sử dụng đèn chiếu sáng trọng tâm cho khu vực đó. Ngoài ra, mỗi loại không gian lại phù hợp với kiểu ánh sáng riêng: phòng ngủ nên tạo điểm nhấn bằng ánh sáng vàng ấm cúng, phòng khách có thể sử dụng bóng đèn nghệ thuật đẹp mắt để nhấn nhá cho không gian.
Bên cạnh ánh sáng, những chất liệu độc đáo cũng giúp tạo hiệu ứng thu hút người nhìn. Gia chủ có thể sử dụng các chất liệu như: gốm mang vẻ đẹp mộc mạc; đá đại diện cho sự quyền quý, sang trọng; tre, nứa, gỗ tự nhiên tạo cảm giác yên bình, gần gũi.
Nguyên lý thiết kế nội thất tương phản
Quy luật thiết kế tương phản có tác dụng kích thích thị giác, giúp người nhìn tập trung vào không gian bằng cách tạo ra sự đối lập. Sự tương phản trong thiết kế nội thất diễn ra khi có hai yếu tố khác nhau trở lên, phổ biến nhất là sử dụng màu sắc và vật liệu.
Gia chủ có thể chọn màu của đồ dùng nội thất đối lập với màu sơn tường; màu của bộ bàn ghế sofa tương phản với màu rèm cửa hay thảm sàn,..v.v. Các vật liệu tương phản tiêu biểu như gỗ và kính, da và đá. Tuy nhiên, gia chủ cần sử dụng nguyên tắc này một cách khéo léo, tránh gây rối mắt cho người nhìn.
Ngoài ra, một số loại hình tương phản khác mà gia chủ có thể tham khảo bao gồm:
• Chất liệu: Mịn – thô
• Hình dáng: Tròn – vuông
• Hình khối: To – nhỏ
• Đường nét: Cong – thẳng
• Không gian: Rộng – hẹp
Nguyên lý tỷ lệ vàng
Tỷ lệ vàng là thước đo chính xác nhất để tạo nên sự cân đối và hài hoà cho các chi tiết trong ngôi nhà. Trong đó, tỷ lệ 10 – 30 – 60 được sử dụng phổ biến khi sơn và trang trí nội thất. Cụ thể, theo nguyên lý này, một không gian chỉ nên có 3 màu sắc: 1 màu chủ đạo gồm tường, sàn chiếm 60% không gian, 1 màu nội thất chiếm 30% không gian và 10% cho màu nhấn.
Nguyên lý nhịp điệu
Nguyên lý nhịp điệu đóng vai trò quan trọng giúp định hướng tính thẩm mỹ và chức năng trong không gian. Các loại nhịp điệu thường thấy trong thiết kế nội thất bao gồm:
• Nhịp điệu từ các chuỗi: Chuỗi của các đối tượng trong ngôi nhà sẽ có sự thay đổi về kích thước (từ nhỏ đến lớn) hoặc màu sắc (từ đậm đến nhạt).
• Sự liên tục: Là cách hướng người xem nhìn liên tục từ điểm này sang điểm khác. Nhịp điệu tạo ra bằng cách chuyển đổi đồ vật hay sắp xếp theo một đường dây nhất quán, ổn định.
• Sự lặp lại: Các chi tiết trong nhà sẽ được lặp đi lặp lại về hình dáng hoặc màu sắc nhằm tạo nên một vòng lặp ổn định trong không gian. Điều này tạo ra sự nhất quán và tính liên kết về mặt tổng thể.
Nguyên lý cân xứng
Nguyên lý cân xứng tập trung vào mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước, nhằm tạo ra sự cân bằng cho một mẫu thiết kế. Sự cân xứng cần dựa trên tỷ lệ về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu và không gian xung quanh. Ví dụ: một căn phòng diện tích lớn không thể đặt vào một bộ bàn ghế quá nhỏ hoặc ngược lại. Nguyên lý cân xứng mang tính chất tương đối, tuy nhiên, gia chủ cần bày trí khéo léo để tránh sự thô kệch trong không gian nội thất.
Nguyên lý design thị giác
Ngoài 6 luật thiết kế kể trên, gia chủ cũng có thể áp dụng nguyên lý design thị giác vào nội thất nhà ở. Nguyên lý thị giác là những định luật mà người thiết kế áp dụng để trình bày nội thất trong nhà một cách hài hoà, tinh tế và thuận mắt.
Những nguyên lý này được cảm nhận và đúc kết dựa vào cảm giác của con người. Một bản thiết kế được đánh giá hoàn hảo là khi nó hội đủ các yếu tố thị giác. Có 5 định luật chính trong nguyên lý design thị giác, bao gồm:
• Định luật khoảng cách: là yếu tố thể hiện khoảng cách giữa các hình ảnh khác nhau tạo nên tín hiệu trong thị giác.
• Định luật đồng đẳng: đặt những vật giống nhau về hình khối, màu sắc xen kẽ với các vật khác nhưng vẫn tạo ra sự liên kết và gây sự chú ý cho người nhìn.
• Định luật rộng và hẹp: các vật thể có hình khối nhỏ và khoảng cách hẹp sẽ được hiển thị ở phía trước hình ảnh. Các vật thể lớn sẽ được đặt ở khoảng cách rộng và lui về sau phông nền.
• Định luật sự khép kín: Vật thể có hình dáng giống và bằng nhau thường được xếp cạnh nhau tạo nên sự khép kín trong mắt người nhìn.
• Định luật sự chuyển đổi: 2 nhóm vật thể tương đương nhau cùng xuất hiện sẽ tạo ra một mặt phẳng chuyển đổi thị giác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nguyên lý thiết kế nội thất
Nguyên lý được xem là những nguyên tắc cố định, khung xương có sẵn quy định quy chuẩn của nhiều yếu tố mà kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất bắt buộc phải tuân theo. Nguyên lý ảnh hưởng và chi phối này thể hiện rõ nét qua các yếu tố sau:
Yếu tố kỹ thuật
• Vật liệu
Vật liệu xây dựng luôn đồng hành với kiến trúc và xây dựng. Vật liệu này có thể được khai thác trong tự nhiên, hoặc sử dụng công nghệ để sản xuất. Những vật liệu cơ bản là đất, đá, gỗ, kính, … Những vật liệu có khối hình và màu sắc, kiểu dáng này tác động trực tiếp đến thị giác, từ đó kích thích tư duy.
• Trình độ thi công
Trình độ thi công có ảnh hưởng lớn đến bề mặt nội thất công trình. Thể hiện ý đồ thiết kế đạt được đến trình độ thẩm mĩ cao. Công trình có được hiện thực hóa những giá trị thẩm mĩ hoàn hảo trên giấy hay không là đều nhờ vào công đoạn này.
Yếu tố nghệ thuật
• Màu sắc
Màu sắc là một trong những yếu tố tác động đến thị giác, xúc giác. Tác động trực tiếp đến suy nghĩ và cảm xúc hàng ngày của mỗi người. Sử dụng màu sắc hài hòa và tương phản, sự phong phú của các cấp độ sắc màu tạo nên sức thu hút riêng cho công trình.
• Chất liệu
Chất liệu với sự phong phú về kiểu dáng và vật liệu cấu thành, với các mức độ như bóng, nhẵn, mờ, sần; cấu thành từ tre, nhựa, đá, gỗ, … tạo nên sụ đa dạng và có biến hóa khôn lường trong không gian nội thất.
• Thủ pháp trang trí
Ý tưởng sáng tạo, thủ pháp tạo hình mới lạ, kỹ thuật xây dựng hiện đại và vật liệu xây dựng mới là những yếu tố chính làm nên phong cách kiến trúc, sự sáng tạo trong trang trí. Hoàn toàn có thể sử dụng tính năng của vật liệu đó theo cách mới để tạo ấn tượng thẩm mĩ.
Hoặc có thể kết hợp với các vật liệu có tính linh hoạt để tối ưu hóa công năng sử dụng và tạo sự hài hòa trong việc làm đẹp và hoàn thiện không gian nội thất.
Yếu tố kinh tế
• Sử dụng vật liệu gần gũi
Sử dụng vật liệu có sẵn được xem là giải pháp thiết kế có tính kinh tế cao. Thiết kế nội thất không thể chỉ chăm chăm chú trọng đến tính thẩm mĩ, hoàn hảo và sáng tạo, mà không chú ý đến khâu tìm kiếm và cung cấp vật liệu. Sử dụng vật liệu phổ biến, gần gũi luôn được ưu tiên khi đảm bảo nguyên lý thiết kế nội thất.
• Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thi công
Muốn có một không gian nội thất hoàn hảo, bạn không thể không có biện pháp tiến hộ, khoa học, kỹ thuật. Bình cũ, rượu mới, làm mới những cái đã cũ bằng việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật được xem là nguyên lý thiết kế nội thất khá quan trọng.
Những nguyên lý có tính thực tế, tính ứng dụng cao được áp dụng phổ biến cho nhiều công trình. Mỗi kiến trúc sư hay nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp, trong quá trình thiết kế đều phải tuân thủ.
Bài viết trên là tổng hợp 7 nguyên lý thiết kế nội thất mà gia chủ không thể bỏ qua trong quá trình hoàn thiện không gian sống. Nắm vững và áp dụng thành công những nguyên lý này, ngôi nhà sẽ trở nên tinh tế và đạt giá trị thẩm mỹ cao hơn. Nếu có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về thiết kế nội thất, quý khách vui lòng liên lạc với Nội Thất My House để nhận hỗ trợ nhanh nhất.