Việc xây dựng một ngôi nhà là một điều tối yếu quan trọng và không hề đơn giản vì nó còn gắn với chúng ta trong một thời gian dài.
Đặc biệt là nhà tắm, nhà vệ sinh, toilet dân dụng thường xuyên được sử dụng mỗi ngày.
Tại đây, Nội Thất My House xin gửi tới bản vẽ nhà vệ sinh đẹp nhất được nhiều gia chủ lựa chọn.
Bản vẽ nhà vệ sinh đẹp
Tùy vào diện tích đất và nhu cầu sử dụng, nhà vệ sinh sẽ có nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn.
Tuy nhiên dù kích thước có như thế nào thì chúng ta cũng phải đảm bảo được chức năng chính của căn phòng này đó là vệ sinh và tắm rửa.
Dưới đây là bản vẽ thiết kế nhà vệ sinh gia đình được sử dụng nhiều nhất:
Thiết kế nhà vệ sinh nhỏ hẹp
Nhà vệ sinh rộng, tiện nghi và hiện đại là điều bất cứ gia đình nào cũng mong muốn nhưng không phải không gian nào cũng đủ rộng.
Đặc biệt là do tại các chung cư với diện tích thường từ 2,3 – 4,2m. Mà những thiết kế của nó cũng phải tùy thuộc vào từng không gian.
Thiết kế đơn giản
Thiết kế nhà vệ sinh nhỏ ưu tiên sử dụng những thiết bị nội thất có thiết kế, kiểu dáng đơn giản, kích thước nhỏ và gọn.
Tránh dùng đến những nội thất có hình dạng cầu kỳ, hoa văn rối mắt vì sẽ khiến phòng tắm nhỏ trở nên bí bách và chật chội hơn.
Nội thất đơn giản tương xứng
Để tạo nên sự tương xứng với lối thiết kế đơn giản, nội thất sử dụng cũng nên có thiết kế đơn giản.
Có thể ưu tiên món đồ có kích thước nhỏ, tiết kiệm không gian và tăng diện tích lưu trữ.
Có thể cân nhắc sử dụng với những loại bồn cầu âm tường, với những món đồ đa năng 2 trong 1 vừa tối ưu cho không gian vừa giúp phòng tắm của bạn trở nên ngăn nắp và gọn gàng hơn.
Sử dụng kệ trên tường
Những chiếc kệ trên tường sẽ góp phần tạo nên mẫu thiết kế phòng tắm nhỏ 2m2 gọn gàng và tiện nghi hơn, tiết kiệm diện tích không gian.
Kệ treo tường cũng giúp đồ đạc có khả năng chống nước tốt hơn.
Các gia đình nên làm kệ mỏng, kích thước vừa đủ để không gian phòng tắm của bạn luôn trông rộng hơn và hạn chế được cảm giác chật chội.
Chọn màu sắc tươi sáng như màu trắng, màu kem để không gian nhỏ trông sáng sủa và thoáng rộng hơn.
Tạo không gian lưu trữ ở dưới bồn rửa tay
Với các thiết kế nhà vệ sinh hiện đại, thì việc làm sao để sắp xếp đồ đạc gọn gàng ngăn nắp là một vấn đề.
Ngoài tạo các kệ trên tường thì bạn có thể tạo ngăn lưu trữ dưới bồn rửa tay một cách gọn gàng.
Phân loại các thiết kế nhà vệ sinh
Một số thiết kế nhà vệ sinh theo hình dạng ngôi nhà:
Mẫu bản vẽ nhà vệ sinh cho nhà ống
Nhà ống là kiểu nhà phổ biến tại các khu đô thị lớn hiện nay vì thế nhu cầu thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống rất lớn.
Mẫu thiết kế dưới đây là một nhà vệ sinh có kích thước 1,8 x 1,8 m tức là 3,2 mét vuông.
Với bản vẽ thiết kế nhà vệ sinh này, những yếu tố cung cấp tới người xem bao gồm: kích thước, kích cỡ và vị trí bố trí các đồ nội thất cho nhà vệ sinh.
Mẫu nhà tắm sử dụng gạch lát nền có kích thước 40 x 40 m có độ nhám phù hợp.
Đây là một chất liệu được nhiều gia đình sử dụng vì nó có độ nhám vừa phải để hạn chế trơn trượt, đồng thời không bắt bụi và dễ lau chùi.
Kết hợp phòng tắm là khu ướt và khu khô là phần diện tích còn lại dành cho việc vệ sinh và rửa tay.
Bản vẽ nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Nhà có tầng thường có những khoảng diện tích trống kha khá dưới gầm cầu thang.
Đây là một không gian lý tưởng cho những ai muốn tiết kiệm diện tích sống trong nhà bằng việc xây nhà vệ sinh ở đây.
Dưới đây là bản vẽ hình chiếu đứng cho mẫu nhà vệ sinh nhỏ dưới gầm cầu thang.
Chiều cao tối thiểu cho một nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang khoảng 1,9 m để thích hợp với chiều cao của mọi thành viên trong gia đình.
Để tiết kiệm diện tích với bề rộng của nhà vệ sinh chỉ khoảng 1,4 m thì bạn nên thiết kế Lavabo và bồn cầu đối diện nhau.
Lắp thêm gương thẳng lối cửa ra vào để làm không gian nhỏ trở nên to hơn và thuận tiện cho việc sử dụng gương soi.
Bản vẽ nhà vệ sinh có vách ngăn kết hợp nhà tắm
Vách ngăn được sử dụng phổ biến tại các mẫu nhà vệ sinh được ngăn cách với nhà tắm bởi 2 đặc tính khô và ướt của 2 nơi.
Đối với nhà tắm hay nhà vệ sinh bạn nên lưu ý tới độ dốc của nhà vệ sinh phải hợp lý. Thường độ dốc của nhà vệ sinh nằm trong khoảng từ 1,5 đến 2 cm là phù hợp nhất cho việc thoát nước.
Nhưng căn cứ trên cơ sở diện tích sử dụng của mỗi nhà vệ sinh mà chúng ta chọn những độ dốc khác nhau.
Từ đó, với khu vực ướt khi sử dụng xong thì sẽ mau khô hơn. Còn khu vực khô thì sẽ khô nhanh hơn những khi cọ rửa.
Vách ngăn để cách ly hoàn toàn và hiệu quả hơn khu vực ướt và khu vực khô tránh sự ảnh hưởng lẫn nhau.
Để tắm bạn có thể lắp bồn tắm theo kiểu chữ nhật, kiểu khuyết hình elip hay kiểu hình quạt.
Nếu bạn đã quen với việc tắm đứng thì bạn có thể sử dụng buồng tắm được ngăn cách bởi kính cường lực cũng rất tốt.
Những lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh hợp phong thủy
Bên cạnh phòng khách bếp và phòng ngủ thì phong thủy phòng vệ sinh đã trở thành một phần trọng yếu.
Dưới đây là những lưu về phong thủy ý khi thiết kế nhà vệ sinh gia chủ nên biết:
Đặt nhà vệ sinh theo đúng hướng
Khi chọn vị trí phòng vệ sinh, cần bố trí chúng cách xa hai khu vực quan trọng nhất liên quan đến chủ nhà: Tây Bắc và Tây Nam.
Nếu bạn mua một ngôi nhà đã sẵn sàng với một phòng vệ sinh ở Tây Bắc hoặc Tây Nam, bạn không cần thiết đập xây lại.
Hãy cố gắng đảm bảo rằng bồn cầu không nằm ở Tây Bắc hoặc Tây Nam của phòng vệ sinh.
Tránh làm bồn rửa, bồn cầu bằng kim loại quý
Khi rửa tay trên bồn rửa bạc hay xối nước trên bồn cầu vàng thì sẽ tượng trưng cho việc trút đi vận may tiền tài.
Tốt hơn hết vẫn nên sử dụng vật dụng phòng vệ sinh bằng các vật liệu cơ bản: sứ, gốm, inox…
Tránh để đầu giường tựa vào tường nhà vệ sinh
Đầu giường và đầu người nằm cần phải gối vào Sơn, tức nơi cao, tĩnh, ổn định thì sức khỏe mới ổn định.
Nhà vệ sinh thuộc Thủy mang tính động.
Việc bố trí giường tựa vào nhà vệ sinh hoặc áp sát với tường nhà vệ sinh cũng đủ khiến cho giấc ngủ không ngon.
Hơn nữa, phòng vệ sinh là nơi dễ phát tán các loại vi khuẩn gây bệnh, không tốt cho sức khỏe.
Trên đây là những bản vẽ nhà vệ sinh đẹp và đúng phong thủy được các gia chủ lựa chọn.
Còn phản hồi hay thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline: