Gỗ công nghiệp là chất liệu phổ biến trên thị trường nội thất nhờ nguyên liệu đa dạng, giá thành rẻ và được ứng dụng mạnh mẽ trong nội thất hiện đại.
Vậy bạn có biết các loại gỗ cốt gỗ công nghiệp gồm những gì? Đặc điểm của các loại cốt gỗ công nghiệp và ứng dụng của chúng? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp tại bài viết dưới đây.
Cốt gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard)
Gỗ công nghiệp MDF được làm từ các cành cây, nhánh cây sau khi được nghiền nát thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván gỗ MDF.
Ván gỗ công nghiệp MDF có các độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly nhưng phổ biến vẫn là loại 9ly và 18ly. Kích thước tấm ván: 1220mm x 2440mm.
Trong cách loại cốt gỗ công nghiệp, gỗ MDF thường nhẵn nhụi, bằng phẳng, độ bền độ thẩm mĩ cao và đây cũng là loại cốt gỗ có độ phổ biến cao nhất trong thị trường nội thất.
Về cơ bản, người ta phân chia cốt gỗ MDF thành 2 loại chính: MDF thường (màu vàng nhạt) và MDF chống ẩm lõi xanh đặc trưng.
Trong đó, cốt gỗ MDF chống ẩm có khả năng chống ẩm tốt hơn nên được sử dụng ở một số vị trí đặc trưng như tủ bếp,…hay nội thất ngoài trời.
Gỗ MDF có giá thành vừa phải và rẻ hơn nhiều so với các loại gỗ tự nhiên. Dù giá rẻ nhưng do dây chuyền sản xuất hiện đại, toàn cầu hóa cho nên sản phẩm luôn đạt chất lượng, không bị cong vênh, co ngót hay gặp phải các hiện tượng mối mọt như gỗ tự nhiên.
Ngoài ra, gỗ công nghiệp MDF chỉ có độ cứng chứ không có độ dẻo dai do đó không thể làm được các đồ dùng trạm trổ điêu khắc như gỗ tự nhiên. Sản phẩm nội thất gỗ MDF phù hợp với phong cách nội thất hiện đại
Cốt gỗ công nghiệp HDF (High Density fiberboard)
Cốt gỗ HDF là một trong những chất liệu gỗ chất lượng cao trong nội thất khi được làm từ 85% bột gỗ tự nhiên.
Quy trình sản xuất cốt gỗ HDF được xử lý bởi hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại hoàn toàn. Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh.
Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Ưu điểm của cốt HDF:
+ Khả năng chống thấm nước, chống bám bẩn tốt: Kết cấu chặt chẽ nhờ sự liên kết bột gỗ của chất keo và phụ gia nên gỗ HDF có khả năng chống thấm nước tốt.
+ Cốt gỗ HDF có độ bền cao vượt trội, bề mặt lãng mịn.
+ Gỗ HDF rất khó bị mài mòn, chống trầy xước tốt nhờ được phủ các lớp hóa chất như nhôm oxit nên có độ cứng cao.
+ Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt: Gỗ HDF có khả cách âm cách nhiệt tốt, nên thích hợp sử dụng cho phòng ngủ, phòng học, văn phòng.
+ Độ chống cháy cao: Gỗ HDF rất khó bắt lửa ngay cả đối với ngọn lửa trần nên đây là loại vật liệu có khả năng chống cháy cao.
+ Gỗ có độ cứng lớn nên rất ít bị cong vênh khi va đập và trong quá trình sử dụng lâu dài.
Cốt gỗ công nghiệp HDF với nhiều ưu điểm vượt trội nên thường được dùng để làm ván sàn cho: phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, phòng trẻ em, cầu thang… Các khu vực công cộng như: siêu thị, hội trường, khách sạn, văn phòng, nhà trẻ…
Cốt gỗ công nghiệp MFC (Melamine Faced Chipboard)
Cốt gỗ công nghiệp MFC là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại.
Tấm ván dăm MFC thường có độ dày 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly, phổ biến hơn cả là loại 9ly và 18ly. Kích thước tấm ván thường thấy là 1220mm x 2440mm.
Khác với gỗ MDF hay HDF, gỗ ván dăm không mềm mịn nên chúng rất dễ để nhận biết
Cốt ván dăm cũng có 2 loại, loại thường (cốt đỏ) và loại chống ẩm (cốt xanh). Loại chống ẩm do bên trong kết cấu gỗ có các hạt hút ẩm nên nặng hơn loại thường khoảng 40-60kg/m3 gỗ.
Cốt gỗ MFC chống ẩm được ứng dụng làm nội thất ở một số vị trí đặc thù: làm tủ bếp, tủ toilet, vách toilet, vách ngăn vệ sinh…đây là những vị trí dễ tiếp xúc với nước và độ ẩm trong ngôi nhà của bạn.
Cốt ván dăm nhìn chung có tính chất là nhẹ, dễ gia công nên rất phù hợp để chế tạo nội thất văn phòng như: Bàn văn phòng, tủ hồ sơ, tủ tài liệu, vv…
Cốt gỗ công nghiệp – Gỗ dán Plywood
Gỗ dán cũng là loại cốt gỗ công nghiệp có vẻ ngoài đặc trưng và dễ nhận biết, Gỗ dán được làm ra từ gỗ tự nhiên lạng mỏng ra thành từng tấm có dỗ dày 1mm, các lớp gỗ được ép đan xen lại với nhau cùng với chất kết dính.
Ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị mối mọt co ngót trong thời tiết ẩm ướt.
Độ dày của gỗ dán được tính theo số lớp gỗ và thường thấy là là gỗ dán 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp, thậm chí 11 lớp (số lớp gỗ lẻ)
Khi khô hanh gỗ thường co lại và nói chung phần co theo vân ngang lớn hơn phần co theo vân dọc. Tấm gỗ càng mỏng, càng dễ bị vênh. Gỗ dán chính là lợi dụng tính co lại không đều của các tấm mỏng, đem xếp dán các tấm mỏng co theo vân.
Ứng dụng của các loại cốt gỗ công nghiệp trong nội thất
Cốt gỗ công nghiệp được sử dụng trong nội thất bởi chất lượng vượt trội, tính ứng dụng cao trong nội thất gia đình, văn phòng cùng với chi phí đầu tư thấp.
Cốt gỗ công nghiệp có nhiều ưu điểm như sau:
+ Cốt gỗ công nghiệp được sản xuất nhanh và đơn giản nhờ các nguyên liệu có sẵn, hệ thống máy móc hiện đại và quy trình sản xuất đơn giản.
+ Cốt gỗ công nghiệp có đa dạng chủng loại có mức giá khác nhau để khách hàng lựa chọn.
+ Cốt gỗ công nghiệp dễ dàng kết hợp với các lớp phủ bề mặt để tạo ra các mẫu sản phẩm nội thất có hình thước bắt mắt và chất lượng cao cấp
+ Cốt gỗ công nghiệp có độ bền khá tốt, tuổi thọ của sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp từ 8 năm – 10 năm.
+ Cốt gỗ công nghiệp có loại cốt chống ẩm, tăng khả năng chống ẩm, chống mối mọt và giúp sản phẩm sử dụng bền đẹp hơn theo thời gian.
+ Cốt gỗ công nghiệp có giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình, văn phòng, dự án….
Mọi thắc mắc, phản hồi về bài viết hay yêu cầu tư vấn thiết kế – thi công – sản xuất nội thất nhà ở, văn phòng, công trình, xin vui lòng liền hệ với chúng tôi qua hotline Nội thất My House để được tư vấn trực tiếp.