Trong thiết kế phòng bếp của người Việt, tủ bếp chữ L với thiết kế tiện nghi sử dụng, tận dụng tối đa không gian diện tích được sử dụng phổ biến.
Tại bài viết này, hãy cùng My House tìm hiểu chi tiết về kích thước, chất liệu, công năng tủ bếp chữ L và cách bố trí bếp chữ L phù hợp nhất cho gia đình bạn.
Cách bố trí bếp chữ L đúng cách, đúng phong thủy
Một số cách bố trí bếp chữ L đẹp dưới đây chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn sở hữu không gian sinh hoạt chung ấm áp và tiện nghi sử dụng.
Cách bố trí bếp chữ L cơ bản
Phòng bếp chữ L được bố trí cơ bản bao gồm hệ bếp chữ L đơn giản với chất liệu gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp.
Chính khả năng thích ứng cao của kiểu bố trí này khiến nó trở nên phổ biến. Chỉ cần đặt hai phần của tủ bếp vuông góc với nhau, tạo nên hai cánh hình chữ L là bạn đã thực hiện xong cách bố trí này.
Phần cánh nhỏ thường là nơi đặt bồn rửa và kệ tủ, phục vụ sinh hoạt hàng ngày trong nhà bếp.
Phần còn lại được sử dụng cho những hoạt động hội họp đông người như tiệc tại gia nên cần nhiều diện tích hơn, cũng là nơi đặt tủ lạnh.
Cách bố trí bếp chữ L kết hợp với cửa sổ
Phòng bếp chữ L khi kết hợp với cửa sổ sẽ mang tới cho gia đình không gian thông thoáng tự nhiên hơn. Cửa sổ phòng bếp được thiết kế vị trí phù hợp mà không ảnh hưởng đến yếu tố phong thủy.
Để giúp bạn sở hữu một phòng bếp chữ L đúng phong thủy, bạn nên nhờ kiến trúc sự tư vấn thiết kế và thi công nội thất.
Cách bố trí bếp chữ L kết hợp đảo bếp
Đảo bếp còn được biết đến với tên gọi là bếp đảo hay bàn đảo thường được thiết kế tách rời và đặt ở vị trí chính giữa không gian để cân đối cho căn phòng. Đảo bếp có tác dụng giúp người sử dụng nấu ăn, làm việc ở mọi hướng.
Phòng bếp chữ L kết hợp đảo bếp khiến cho gia đình có nhiều không gian sử dụng hơn trong phòng bếp, đồng thời, đảo bếp cũng là điểm nhấn phá cách cho không gian nội thất phòng bếp.
Cách bố trí bếp chữ L kết hợp quầy bar
Đối với phòng bếp chữ L kết hợp với quầy bar để tạo không gian lưu trữ rộng hơn, tiện nghi và sang trọng hơn.
Thiết kế quầy bar phòng bếp chữ L thường được thiết kế đơn giản, nhỏ gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo được sự tinh tế và tiện nghi.
Kích thước tủ bếp chữ L
Kích thước tủ bếp chữ L thường phụ thuộc vào diện tích phòng bếp của gia đình hoặc nhu cầu sử dụng của gia đình như sau:
Kích thước tiêu chuẩn của tủ bếp trên
Tủ bếp trên được thiết kế theo kích thước tiêu chuẩn như sau:
+ Chiều sâu tủ bếp trên tính cả cánh: 35cm
+ Chiều rộng tủ bếp tường thường ở các kích thước: 30, 40, 50, 60, 80cm, tùy người thiết kế và yêu cầu của gia chủ.
+ Chiều cao tủ bếp trên cũng rất đa dạng, từ 35, 70, 90cm, tùy yêu cầu của gia chủ.
Kích thước tiêu chuẩn của tủ bếp dưới
Chiều cao tủ bếp dưới là độ cao của tủ cộng với độ dày của mặt bàn với kích thước tiêu chuẩn như sau:
+ Chiều cao từ sàn nên mặt tủ bếp: 82 – 92cm
+ Chiều sâu tủ bếp dưới: 60cm – 76cm
+ Chiều sâu chân tủ: 4 – 7cm
+ Chiều cao chân tủ: 10cm
+ Chiều sâu hông tủ + cánh tủ: 58 – 61cm
Chất liệu phòng bếp chữ L
Cách bố trí bếp chữ L cho gia đình đúng phong thủy và đảm bảo tiện nghi sử dụng, bạn cũng cần cần lựa chọn chất liệu phòng bếp chữ L phù hợp.
Tủ bếp gỗ tự nhiên có độ bền cao, màu sắc tự nhiên, đường vân ấn tượng. Tủ bếp gỗ tự nhiên có tuổi thọ sử dụng từ 30 năm – 40 năm và ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoài môi trường.
Tủ bếp gỗ tự nhiên có nhiều mức giá khác nhau tùy theo từng chất liệu gỗ, trong đó, tủ bếp gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ xoan đào được sử dụng phổ biến trong gia đình Việt Nam.
Tủ bếp gỗ công nghiệp thường làm từ cốt gỗ MDF, HDF có tuổi thọ sử dụng từ 10 năm – 15 năm, chúng có màu sắc đa dạng, thiết kế bền đẹp nhưng giá thành rẻ nên được nhiều gia đình lựa chọn.
Các mẫu phòng bếp chữ L phù hợp cho gia đình bạn
Cách bố trí bếp chữ L chính xác mà chúng tôi giới thiệu tại đây sẽ giúp gia đình sở hữu một phòng bếp tiện nghi, đúng phong thủy. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng ngay một số mẫu tủ bếp đẹp nhất dưới đây:
Mọi thắc mắc, phản hồi về bài viết hay yêu cầu tư vấn thiết kế nội thất nhà ở, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: