Gỗ công nghiệp phủ Veneer là giải pháp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn làm cho nội thất tổng thể mang màu sắc sang trọng đẳng cấp.
Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay chất liệu gỗ công nghiệp phủ Veneer này, nó có ưu nhược điểm gì? Báo giá chi tiết và chiêm ngưỡng ngay công trình nội thất gỗ công nghiệp phủ Veneer thực hiện bởi My House.
Gỗ công nghiệp phủ Veneer là gì
Gỗ công nghiệp là chất liệu gỗ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay nhờ giá thành rẻ và ứng dụng của nó trong nội thất.
Trong đó, gỗ công nghiệp phủ Veneer là một loại gỗ công nghiệp mang đến vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng nhất cho ngôi nhà của bạn.
Cấu tạo
Gỗ công nghiệp phủ veneer bao gồm 2 phần chính: Phần cốt gỗ MDF và lớp veneer gỗ tự nhiên phủ bề mặt.
- Cốt gỗ công nghiệp
Cốt gỗ công nghiệp được làm từ bột gỗ của các cây ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su,…sau khi được nghiền nhỏ và trộn đều với chất lết dính để gia tăng độ cứng, chống mối mọt công trùng hiệu quả.
Sau đó hỗn hợp gỗ được nén ép dưới áp suất lớn tạo thành những tấm gỗ có độ dày từ 2.5mm đến 25mm và kích thước tiêu chuẩn là 1200mm x 2400mm.
Cốt gỗ công nghiệp bao gồm cốt gỗ MDF thường và cốt gỗ công nghiệp lõi xanh chống ẩm. Cốt gỗ công nghiệp lõi xanh chống ẩm có giá cao hơn nhưng giúp gỗ bền hơn trong môi trường độ ẩm.
Tùy vào từng đồ nội thất mà người ta sẽ lựa chọn sử dụng cốt gỗ cho phù hợp.
- Lớp bề mặt veneer
Bề mặt veneer là một trong 5 vật liệu bề mặt gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trên thị trường. Gỗ veneer hay còn gọi là gỗ ván lạng, là gỗ tự nhiên cao cấp, gồm có hai loại: veneer tự nhiên và veneer kỹ thuật.
– Veneer tự nhiên: Gỗ tự nhiên sau khi khai thác sẽ được được bóc ly tâm thành những lát gỗ có độ dày từ 0.3mm – 0.5mm, sau đó được phơi và sấy khô. Độ rộng của gỗ veneer trung bình khoảng 300 mm, dài khoảng 240 mm
Veneer gỗ tự nhiên có độ chân thật, tự nhiên cao. Một số loại gỗ tự nhiên được sử dụng làm veneer như veneer óc chó, veneer sồi, veneer xoan đào, tần bì,…
– Veneer kỹ thuật: Gỗ tự nhiên sau khi khai thác, trải qua quá trình xử lý phối ghép máy tính để loại bỏ những khuyết điểm trên bề mặt gỗ, như: mắt sống, mắt chết.
Nhờ vậy, veneer kỹ thuật thường đa dạng mẫu mã, màu sắc hơn veneer tự nhiên.
Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp phủ Veneer
Quy trình sản xuất gỗ công nghieeoj phủ veneer bằng các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Chọn lọc loại gỗ tự nhiên được sử dụng để tạo tấm veneer.
Gỗ tự nhiên được đưa vào để xử lý qua các công đoạn như luộc, ngâm, tẩm để loại bỏ nhựa, tăng độ bền, dễ gia công và sử dụng
- Bước 2: Sử dụng loại máy lạng có lưỡi lạng tiêu chuẩn dày 3 ly để lạng mỏng gỗ.
3 ly là tiêu chuẩn để sau khi lạng mỏng gỗ mà vẫn giữ được vân, màu sắc, độ bền và dễ dàng khi thi công, không bị rách.
- Bước 3: xếp chồng các lạng gỗ lên nhau và cho vào máy sấy công nghiệp để sấy.
Đặc biệt, sẽ không phơi nắng như cách dân gian đang dùng, tránh để gỗ lạng bị cong, vênh, giòn, giảm chất lượng.
- Bước 4: Sau khi đã được sấy, ván lạng Veneer được dán vào cốt gỗ công nghiệp theo mục đích sử dụng.
- Bước 5: Sau khi dán đã hoàn tất, đưa tấm gỗ đã dán veneer vào máy ép nhiệt, ép khoảng 5 phút, với nhiệt độ khoảng 60 độ
- Bước 6: Sử dụng máy chà nhám để đánh bóng, làm tinh bề mặt và các góc cạnh
- Bước 7: Kiểm tra chất lượng của sản phẩm, lưu kho hoặc phân phối ra thị trường
Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp phủ Veneer
Gỗ công nghiệp phủi veneer mang cốt là gỗ công nghiệp nên mang theo nhiều đặc tính của loại gỗ này, đồng thời giữ được vẻ đẹp của gỗ tự nhiên, biến không gian nội thất trở nên sang trọng, đẳng cấp.
Ưu điểm
– Về giá thành: Gỗ công nghiệp phủ veneer có giá cao hơn gỗ tự nhiên thông thường nhưng có giá thấp hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên.
Đây là giải pháp tiết kiệm hiệu quả cho các gia đình.
– Tính chất: Gỗ công nghiệp phủ Veneer có bề mặt nhẵn, sáng bóng, chống mối mọt, chống cong vênh nhờ sử dụng lớp keo chuyên dụng chống mối mọt, công trùng.
– Vẻ đẹp thẩm mỹ: Vì bề mặt được lạng từ gỗ tự nhiên nên nội thất gỗ công nghiệp Veneer có vân gỗ tinh tế, bền màu theo thời gian.
– Đa dạng màu sắc, kiểu dáng: gỗ còn có thể ghép vân gỗ dọc, chéo tùy theo sở thích của gia chủ vậy nên có đa dạng nội thất gỗ công nghiệp với màu sắc, kiểu dáng khách nhau.
Nhược điểm
Gỗ công nghiệp phủ veneer làm từ gỗ công nghiệp nên khó tránh được hạn chế chịu nước chịu ẩm kém.
Vậy nên, khi lựa chọn chất liệu gỗ này hãy sử dụng cho phù hợp với không gian.
Ngoài ra, với bề mặt là lạng veneer gỗ tự nhiên dễ bị xước, hỏng bề mặt gây mất thẫm mĩ, bạn cũng cần lưu ý tránh các hoạt động gây xước.
Báo giá nội thất gỗ công nghiệp phủ Veneer
Giá thành nội thất gỗ công nghiệp phủ veneer phụ thuộc chính vào chất liệu gỗ tự nhiên cấu thành nên bề mặt lớp veneer.
Mỗi chất liệu có giá thành khác nhau, vậy nên nếu bạn đang có nhu cầu làm nội thất gỗ công nghiệp phủ veneer thì bạn cần xác định bề mặt sử dụng chất liệu gì và liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay!
Cách phân biệt gỗ Veneer và gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp phủ veneer đều có bề mặt là gỗ tự nhiên, giống nhau từ màu sắc, đương vân, mắt gỗ,… vậy nên nếu không tinh mắt, bạn khó mà nhận ra được đâu mới là gỗ veneer đâu mới là gỗ tự nhiên.
– Phân biệt dựa vào cấu trúc đồ nội thất:
Nếu có cấu trúc liên kết dạng lưới răng trong các hộc tủ thì nhiều khả năng tủ của bạn được làm bằng gỗ tự nhiên, có thể mặt trước là gỗ Veneer công nghiệp nhưng ngăn tủ là gỗ tự nhiên
– Phân biệt dựa vào cạnh, đáy của đồ nội thất:
Nếu là vật liệu veneer, bạn có thể nhìn thấy những đường vân rất liền mạch từ bề mặt đến cạnh giống như được bọc lại bởi một tờ giấy vậy.
Thông thường đó là những đường vân dọc, song song ở cạnh của tấm gỗ Veneer, còn nếu là một tấm gỗ tự nhiên thì thường sẽ không có vân ở bên cạnh.
– Dựa theo đường vân
Vân gỗ tự nhiên không liền mạch, trong khi đó vân gỗ veneer thì liền mạch trong một diện tích lớn.
Ứng dụng trong nội thất
Một số ứng dụng trong nội thất của gỗ công nghiệp phủ Veneer bạn nên biết như sau.
Với giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhưng lại mang vẻ đẹp sang trọng, cuốn hút, tại sao không sử dụng ngay trong hôm nay!
Mọi thắc mắc phản hồi về bài viết hay yêu cầu tư vấn nội thất, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: