Bản vẽ xin phép xây dựng là gì? Bao gồm những gì? Bản vẽ xin phép xây dựng có tác dụng gì? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người. Chính vì vậy, hôm nay Nội thất My House xin chia sẽ đến các bạn những thông tin cần thiết. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn và an tâm xây dựng tổ ấm cho gia đình mình. Mời bạn cùng tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây.
Bản vẽ xin giấy phép xây dựng là gì?
Bản vẽ xin phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ cần thiết trong quá trình xin giấy phép xây dựng.
Bản vẽ xin phép xây dựng là bản vẽ mặt bằng vị trí công trình cần thi công trên lô đất, chỉ rõ vị trí của công trình và những thông tin cơ bản về diện tích, chiều cao… mặt đứng và mặt cắt của công trình giúp UBND xã, quận, huyện, thị xã… xem xét và quyết định có cấp phép xây dựng hay không.
Bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà bao gồm những gì?
Yêu cầu chung cho một bản vẽ xin phép xây dựng sẽ bao gồm những phần cơ bản sau:
+ Mặt bằng: gồm mặt bằng tổng thể và mặt bằng sơ bộ của diện tích mà bạn muốn xây dựng.
Mặt bằng tổng thể: thể hiện diện tích xây dựng so với diện tích đất. Muốn biết chính xác diện tích mà bạn đang muốn xây dựng là bao nhiêu thì cần phải tiến hành kiểm tra mật độ xây dựng theo quy định của nơi mà bạn sinh sống theo đúng yêu cầu.
Mặt bằng sơ bộ: bao gồm đầy đủ từ tầng trệt, lửng, tới các lầu, mái mà bạn muốn xây dựng.
+ Mặt cắt: bao gồm mặt cắt của ngôi nhà cũng như phần móng và phần hầm tự hoại
+ Mặt đứng: thể hiện mặt tiền ngôi nhà từ hình dạng và kích thước kể cả phần mái.
+ Khung tên: thể hiện tên công ty có chức năng xin phép đóng dấu, bên cạnh đó cũng phải có chữ ký của thiết kế và chủ nhà.
+ Bản đồ họa độ vị trí: thể hiện vị trí tọa độ của khu đất cũng như liền kề những khu đất xung quanh.
Quy trình xin cấp giấy phép xây dựng
B1 : Lập hồ sơ xin giấy phép xây dựng
B2 : Nộp hồ sơ xin GPXD tại cơ quan cấp phép
B3 : Cơ quan cấp phép tiến hành kiểm tra hồ sơ
Nếu hồ sơ hợp lệ thì cơ quan cấp giấy phép sẽ ghi biên bản và hẹn ngày khảo sát. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì cơ quan cấp giấy phép sẽ trả hồ sơ về hoặc hướng dẫn người đề nghị hoàn thành thủ tục.
B4 : Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đóng dấu bản vẽ và cấp giấy phép xây dựng.
B5 : Trước khi khởi công 7 ngày, chủ nhà gửi thông báo khởi công đến cơ quan cấp giấy phép và UBND phường /xã.
Các trường hợp phải xin cấp phép xây dựng?
Theo quy định của pháp luật được quy định tại điều 89, Luật xây dựng năm 2014, tất cả các công trình trước khi khởi công xây dựng đều cần phải có giấy phép xây dựng.
Trừ các trường hợp xây dựng sau đây thì không cần phải xin giấy phép bao gồm:
- Các công trình bí mật nhà nước, các công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp. Và công trình nằm trên 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
- Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được thủ tướng chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư.
- Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính.
- Các công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình.
- Các công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có qu hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của luật.
- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.
- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt.
- Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Ngoài những công trình xây dựng được liệt kê trên đây thì tất cả các công trình xây dựng còn lại trong hoạt động xây dựng đều cần phải được xin cấp phép xây dựng để đảm bảo các hoạt động xây dựng công trình sau này được diễn ra thuận lợi, không bị cản trở bởi các yếu tố liên quan đến quy định, luật pháp.
Hướng dẫn mẫu bản vẽ xin phép xây dựng nhà ở
Dưới đây là một số mẫu bản vẽ xin phép xây dựng nhà cấp 4, biệt thự mà Nội thất My House đã tổng hợp. Bạn có thể tham khảo chi tiết qua các mẫu sau. Ngoài ra, để tham khảo nhiều mẫu hơn bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline để được tư vấn chi tiết nhất,
Bạn cần tải bản vẽ xin phép xây dựng file cad hãy chat tại website mình sẽ gửi cho bạn.
Bản vẽ xin phép xây dựng nhà cấp 4
Dưới đây là một số mẫu bản vẽ xin phép xây dựng nhà cấp 4 thông dụng hiện nay bạn có thể tham khảo:
Bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố
Bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố, biệt thự bạn có thể tham khảo thêm:
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn bắt đầu và hoàn thành bước đầu tiên của việc xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc nào về bản vẽ xin giấy phép xây dựng cũng như thiết kế, kiến trúc, nội thất và thi công xây dựng. Bạn có thể liên hệ với My House để được tư vấn miễn phí nhiệt tình mọi thắc mắc của bạn.