Bảng tra thép

Bảng tra thép giúp kỹ sư và chủ đầu tư định lượng được khối lượng hàng chính xác tránh gặp phải các trường hợp bị nhầm lẫn sai lệch. Bảng tra thép tròn, bảng tra diện tích cốt thép dạng lưới, thép hộp, thép hình, thép cừ và các loại sắt thép khác được chúng tôi tổng hợp.

Nhằm mang lại thông tin chính xác về trọng lượng, kích thước sắt thép một cách chính xác nhất hiện nay. Mời bạn tham khảo chi tiết qua bài viết bảng quy đổi thép dưới đây.

Khối lượng riêng của thép

  • Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó.
  • Khối lượng riêng của thép tiêu chuẩn là 7850 kg/m3 hay 7,85 tấn/m3. Tức 1m3 thép có khối lượng 7,85 tấn
  • Tùy vào hình dáng, kích thước của loại thép như thép tròn, thép hình, thép tấm, thép ống mà ta tính ra được khối lượng của loại thép đó.

Phân biệt khối lượng riêng & Trọng lượng riêng

  • Trọng lượng của 1 vật là lực hút của trái đất lên vật đó, liên hệ với khối lượng bởi giá trị g = 9,81
  • Trọng lượng riêng = Khối lượng riêng x 9,81
  • Khối lượng riêng đơn vị là KG, Trọng lượng riêng đơn vị là KN. Nhưng trong cuộc sống mọi người thường đánh đồng khái niệm khối lượng và trọng lượng nên ở đây, ta cũng bỏ qua sự khác nhau về bản chất của 2 khái niệm này.

Công thức tính trọng lượng của thép

[su_quote]Trọng lượng ( KG ) = 7850 x Chiều dài L x Diện tích mặt cắt ngang (1)[/su_quote]

Trong đó:

  • 7850: trọng lượng riêng của thép ( Kg/m3)
  • L: chiều dài của cây thép (m)
  • Diện tích mặt cắt ngang tùy thuộc vào hình dáng và chiều dày cây thép đó ( m2)
  • Từ công thức trên ta có thể tính được khối lượng của bất kỳ cây thép nào nếu có hình dáng và chiều dài của nó.

Ví dụ cách tính trọng lượng thép tròn

Từ công thức (1) bên trên, trọng lượng cây thép tròn được tính bằng công thức:

Công thức tính trọng lượng của thép
Công thức tính trọng lượng của thép

Trong đó:

  • m: Trọng lượng của thép (KG)
  • 7850: trọng lượng riêng của thép (kg/m3)
  • L: chiều dài của cây sắt tròn (m)
  • Số pi = 3.14
  • d: đường kính của cây thép tròn (m)

Bảng tra diện tích cốt thép sàn

Tải file excel bảng tra thép tại đây: https://drive.google.com/file/d/1WksthFKaa091gv6snavB12GyQRc6fiKK/view?usp=sharing

Bảng tính tra diện tích cốt thép sàn gồm: Đường kính (mm), diện tích tiết diện ngang cm ứng với số thanh, trọng lượng li thuyết (kg/m).

Bảng tra diện tích cốt thép sàn
Bảng tra diện tích cốt thép sàn

Bảng tra trọng lượng thép tròn

Dưới đây là bảng tra thép tròn, thép hộp và thép hộp chữ nhật tiêu chuẩn với một số bảng tra diện tích cốt thép excel hình thông dụng. Hy vọng bảng tra thép sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc tính toán và sử dụng.

Bảng tra trọng lượng thép tròn
Bảng tra trọng lượng thép tròn

Bảng tra trọng lượng thép hộp cỡ lớn

Gồm: Độ dày (mm), cây/ bó/ Psc/ Bundle.

Bảng tra trọng lượng thép hộp cỡ lớn
Bảng tra trọng lượng thép hộp cỡ lớn

Bảng tra trọng lượng thép hộp vuông, hộp chữ nhật mạ kẽm

Gồm: Độ dày (mm), cây/ bó/ Psc/ Bundle.

Bảng tra trọng lượng thép hộp vuông, hộp chữ nhật mạ kẽm
Bảng tra trọng lượng thép hộp vuông, hộp chữ nhật mạ kẽm

Ứng dụng của bảng tra thép hình 

Tham khảo bảng tra diện tích cốt thép theo khoảng cách sử dụng trong xây dựng qua các mẫu bảng sau:

Bảng tra thép hình I, H, U, V cho biết thông số chính xác về khối lượng riêng của một số loại thép hình H, U, I, V thông dụng. Ngoài ra còn giúp tra cứu thêm các thông tin cơ bản về đặc tính vật lí của thép như: Mô men quán tính, bán kính quán tính và momen kháng uốn.

Bảng tra thép trên 1m bề rộng bản thép hình I, H, U, V giúp tra cứu thông tin nhanh chóng và chính xác, nhằm hỗ trợ kỹ thuật tính toán lượng thép hình cần sử dụng cũng như một số đặc tính cơ bản của thép H, I, U, V để ứng dụng vào các công trình cụ thể.

Với một số công trình nghiệm thu việc tính toán khối lượng thép rất quan trọng trong khi không thể kiểm tra khối lượng thép I đã sử dụng bằng phương pháp cân thông thường do đó việc sử dụng bảng tra thép hình I, H, U, V giúp tính toán và xác định khối lượng thép chính xác là vô cùng cần thiết.

Dưới đây là bảng tra phân loại cốt thép hình I, H, U, V tiêu chuẩn với một số loại thép hình thông dụng. Hy vọng bảng tra diện tích cốt thép bản thép hình H, I, U, V giúp ích cho các bạn trong công việc tính toán và sử dụng.

Bảng tra trọng lượng thép hình chữ I

Trong đó,

h : chiều cao
b : chiều rộng cánh
d : chiều dày thân (bụng)
t : chiều dày trung bình của cánh
R : bán kính lượn trong
r : bán kính lượn cánh

Bảng tra trọng lượng thép hình chữ I
Bảng tra trọng lượng thép hình chữ I

Bảng tra trọng lượng thép hình chữ H.

Trong đó,

h : chiều cao
b : chiều rộng cánh
d : chiều dày thân (bụng)
t : chiều dày trung bình của cánh
R : bán kính lượn trong
r : bán kính lượn cánh

Bảng tra trọng lượng thép hình chữ H
Bảng tra trọng lượng thép hình chữ H
Bảng tra trọng lượng thép hình chữ H
Bảng tra trọng lượng thép hình chữ H

Bảng tra trọng lượng thép hình chữ U

Trong đó,

h : chiều cao
B : chiều rộng cánh nhỏ
d : chiều dày bụng (thân)
t : chiều dày trung bình của cánh (chân)
R : bán kính lượn trong
r : bán kính lượn cánh (chân)

Bảng tra trọng lượng thép hình chữ U
Bảng tra trọng lượng thép hình chữ U

Bảng tra Thép hình C

Theo tiêu chuẩn JIS G3350 – 2009

Bảng tra Thép hình C
Bảng tra Thép hình C
Bảng tra Thép hình C
Bảng tra Thép hình C

Bảng tra Thép hình V

Trong đó,

A : chiều rộng cánh
t : chiều dày cánh
R : bán kính lượn trong
r : bán kính lượn cánh

Bảng tra Thép hình V
Bảng tra Thép hình V
Bảng tra Thép hình V
Bảng tra Thép hình V

Bảng hàm lượng thép trong bê tông

Bảng tính chi tiết ngay dưới đây.

Bảng hàm lượng thép trong bê tông
Bảng hàm lượng thép trong bê tông

Nối cốt thép bằng phương pháp ghép chồng

Chế tạo bê tông cốt thép có nhiều phương pháp trong đó phương pháp ghép chồng là phương pháp nối cốt thép không cần hàn, vậy làm thế nào để các mối nối gắn chặt với nhau? làm thế nào để đảm bảo độ an toàn cho công trình sử dụng?

Những quy định bắt buộc của cách nối thép bằng phương pháp không hàn

  • Quy định đầu tiên là không cho phép nối buộc cốt thép không căng có đường kính d > 32mm
  • Quy định thứ hai không cho phép nối buộc khung hàn có thanh bố trí làm việc hai phương
  • Quy định thứ 3 là không có phép nối chồng những thanh hoàn toàn chịu kéo( như thanh hạ vì kèo) thanh chịu kéo trung tâm, chịu kéo lệch tâm theo trường hợp 2
  • Quy định thứ 4 là không cho phép thép cán nóng nhóm AIV và thép nhóm AIIIB gia công kéo nguội được nối chồng
  • Quy định thứ 5 là không nên bố trí mối nối chồng của các thanh tại vùng kép của kết cấu chịu uốn( như nối thép ở trên gối dầm liên tục) tại vùng kéo của cấu kiện chịu nén lệch tâm ở những nơi cốt thép được tận dụng đầy đủ về mặt chịu lực
  • Quy định thứ 6 là mối nối của cốt thép làm việc chịu kéo của khung và lưới cốt buộc được thực hiện bằng cách nối chồng không hàn phải đảm bảo chiều dài đoạn nối chồng lh không được nhỏ hơn những trị số ghi trong bảng và ≥ 250 đối với thanh kéo và ≥ 200 đối với thanh chịu nén.
  • Quy định thứ 7 là mối nối của những thanh thép chịu kéo ở lưới và khung cốt buộc trong các trường hợp phải bố trí so le nhau. Diện tích của những thanh nối chồng ở một vị trí phải đảm bảo với thép tròn trơn ≤ 25% và thép có gờ ≤ 50% diện tích toàn bộ tiết diện cốt thép chịu kéo của tiết diện cấu kiện.

Hy vọng với những thông tin tổng hợp trên sẽ giúp bạn nắm rõ được các trọng lượng, khối lượng riêng của thép để hoàn thành tốt công việc được giao. Chúc các bạn luôn thành công!

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

VPGD: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Website: https://noithatmyhouse.com/

MSDN: 0109103109

Bài viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.