Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống là vấn đề được rất nhiều gia chủ quan tâm hiện nay. Thực tế tuy là khu vực chức năng phụ nhưng phòng vệ sinh lại chiếm vai trò vô cùng quan trọng vì nó phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của toàn bộ thành viên trong gia đình.

cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 1
cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 1

Chính vì vậy việc bố trí phòng vệ sinh vừa hợp lý vừa tiết kiệm diện tích lại đảm bảo được tính thẩm mỹ và công năng sử dụng, thiết kế thông thoáng, sạch sẽ hợp phong thủy cho không gian nhà ống là điều chúng ta cần hiểu rõ. Nội thất My House sẽ đưa ra cho các bạn những giải pháp thiết kế công trình phụ này một cách tối ưu và hữu hiệu nhất trong bài viết dưới đây.

cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 2
cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 2

Đặc điểm thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống như thế nào

Không giống như nhà vệ sinh trong những công trình biệt thự, hay những ngôi nhà có diện tích rộng, nhà ống thường được xây dựng trong không gian khá hạn hẹp. Chính vì vậy phòng vệ sinh được thiết kế trong kiểu nhà này sẽ được gia chủ tận dụng những không gian khoảng trống được hình thành trong quá trình xây nhà.

cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Nhà vệ sinh có diện tích bao nhiêu là hợp lý?

Thực tế, không gian nhà vệ sinh của nhà ống sẽ có diện tích trong khoảng từ 3m2 đến 4m2. Tuy nhiên bạn có thể thay đổi thêm hoặc bớt kích thước này tùy thuộc vào diện tích mặt sàn, nhu cầu sử dụng cũng như sống lượng người sống trong gia đình bạn.

cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 3
cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 3

Cấu trúc nhà vệ sinh trong nhà ống có đặc điểm gì?

Cấu trúc của kiểu nhà vệ sinh này sẽ được phân chia thành những khu vực khác nhau như: bồn cầu, bồn rửa (lavabo) và khu tắm.
cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 4
cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 4
Tuy nhiên dù có diện tích không quá rộng, nhưng khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống ngoài yếu tố thông thoáng chúng ta cũng cần để ý đến việc phân biệt hai không gian khô và ướt. Cụ thể như sau:

Khu vực khô lắp để đặt bồn cầu và lavabo.

Khu vực ướt dành cho việc tắm.

cách xác định hướng nhà vệ sinh 3

Một lưu ý khi xây dựng nhà vệ sinh trong nhà ống là nếu bạn đã có ý định lắp thêm bồn tắm thì không nên lắp vách ngăn cố định giữa các khu vực chức năng trong phòng để tránh gây cảm giác chật chội.

Cách bố trí nhà vệ sinh phong thủy trong nhà ống như thế nào?

Bố trí nhà vệ sinh ở vị trí tiện nghi nhất 

Theo các chuyên gia chúng ta nên đặt nhà vệ sinh tại một vị trí thoáng khí và thuận tiện cho việc đi lại trong căn nhà. Bởi theo phong thủy thì bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống nằm trên lối vào nhà và nằm trên khu vực bếp ăn, phòng ngủ là điều kiêng kị nhất.

cách xác định hướng nhà vệ sinh 1

Với  những gia chủ xây nhà trên các mảnh đất xây bị xéo vạt thì nên sắp xếp nhà vệ sinh ở những góc thừa vừa, điều đó sẽ giúp cho miếng đất của gia đình bạn trở nên vuông vức và hợp phong thủy hơn.
Một gợi ý cho bạn là nếu gia đình bạn muốn thiết kế nhà ống nhiều tầng thì việc bố trí nhà vệ sinh ở các tầng theo một trục thẳng đứng là điều nên thực hiện. Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng lắp đường ống nước và hệ thống điện cho căn nhà.

cách xác định hướng nhà vệ sinh

Ngoài ra đối với dạng nhà ống thì chúng ta cũng có thể bố trí phòng vệ sinh trong hợp lý ở góc cuối cùng của ngôi nhà để che khuất tầm nhìn và tránh đối diện với cửa ra vào của phòng ngủ hay phòng bếp hay cửa chính.

Có nên bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang?

Việc sắp xếp xây nhà vệ sinh tại vị trí dưới gầm cầu thang trong nhà ống là điều thường gặp trong thực tế bởi gầm cầu thang chính là một không gian trống trong kiểu nhà này. Tuy nhiên cần lưu ý về phong thủy khi thiết kế nhà vệ sinh tại vị trí này

cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 1
cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 1

Theo các chuyên gia nếu trường hợp bí bách lắm về diện tích thì chúng ta mới cần bố trí nhà vệ sinh dưới gần cầu thang, còn nếu không hãy cố gắng tìm một vị trí khác tốt hơn. Bởi trong phong thủy việc này không tốt, nó ảnh hưởng xấu đến đường công danh, sự nghiệp và sức khỏe của người đàn ông trong gia đình.

Khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống cần lưu ý gì?

Yếu tố về phong thủy là điều vô cùng quan trọng khi thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống hoặc bất cứ phòng chức năng nào khác bởi nó sẽ gây ảnh hướng đến sự may mắn, tài vận và sức khỏe của cả gia đình bạn.

vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà 5

Chúng tôi gửi đến bạn những lưu ý sau:

Nhà bố trí nhà vệ sinh ở trung tâm của ngôi nhà ống

Trong phong thủy nhà ở thì trung tâm nhà thuộc Thổ, Nhà vệ sinh lại mang tính Thủy, Thổ lại khắc Thủy. Vì vậy các chuyên gia cho rằng nếu thiết kế nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm nhà sẽ gây hại cho đường tài vận của gia chủ.

vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà 4

Không bố trí nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ

Vị trí đặt nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ là điều xấu trong phong thủy. Nó khiến người ngủ trong căn phòng có nhà vệ sinh bên trên sẽ gặp nhiều vấn đề không tốt về sức khỏe.

vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà 3

Nhà vệ sinh không để ở đối diện cửa chính

Những luồng khí tốt đi vào trong nhà bạn sẽ đi hết vào nhà vệ sinh nơi mang nhiều âm khí, nó khiến gia chủ bị thất thoát tiền của, sức khỏe nam thì hay bị mệt mỏi, không có tinh thần, nữ thì hay bị ốm vặt,… Chính vì vậy đây được xem là điều đại kỵ trong cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống mà chúng ta cần lưu ý.

vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà 2

Nhà vệ sinh và bồn cầu không nên thiết kế cùng hướng

Gia chủ sẽ bị tổn hại về sức khỏe mang nhiều bệnh tật trong người, ảnh hưởng đến tiền bạc và kinh tế không được suôn sẻ nếu phạm phải điều này.

vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà 1

Không cải tạo phòng ngủ từ nhà vệ sinh cũ

Thực tế nhà vệ sinh đã sử dụng lâu sẽ tồn đọng nhiều khí xấu và không sạch sẽ, không phù hợp với không gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên nhiều gia đình lại có ý định cải tạo nhà vệ sinh thành phòng ngủ để nới rộng không gian nhà ở, điều này là hoàn toàn sai lầm trong bố trí nhà vệ sinh theo phong thủy.

kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn 5

Không nên bố trí nhà vệ sinh cuối hành lang

Trong thiết kế nhà vệ sinh của nhà ống điều lưu ý là tuyệt đối không đặt phòng vệ sinh dưới cuối hàng lang. Điều này sẽ phạm phải những điều kiêng kỵ trong phong thủy gây ảnh hưởng xấu đến những người sống trong căn nhà đó, nhất là đối với trẻ em và người già.

kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn 3

Tuyệt đối không thiết kế nhà vệ sinh cạnh phòng thờ

Phòng thờ là được xem là nơi linh thiêng và trang nghiêm, nơi đây chứa nhiều vi khuẩn và không sạch sẽ. Vì vậy nhà vệ sinh đặt ở vị trí này sẽ làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm vốn có, không thể hiện được lòng thành kính của gia chủ đối với tổ tiên.

cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 2
cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 2

Cửa sổ và hệ thống thông gió cần có trong thiết kế nhà vệ sinh nhà ống

Đặc trưng của không gian nhà ống là hẹp, chính vì vậy trong thiết kế nhà vệ sinh cần thêm cửa sổ và hệ thống thông gió. Việc này sẽ tạo sự thoáng đãng cho nhà vệ sinh nhỏ, đồng thời mang những luồng hung khí từ nhà vệ sinh đi ra ngoài, loại bỏ những luồng khí xấu, giúp căn nhà bạn trở nên thông thoáng hơn.

kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn 2

Trên đây là những cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ốnghợp lý và phong thủy nhất mà Nội Thất My House gửi đến các bạn. Chúc các bạn sẽ thiết kế và tạo nên được một không gian nhà ống hoàn hảo nhất cho gia đình.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

Trụ sở chính & Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 1: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 2: Khu Công Nghệ Cao Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Bài viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.