Cách bố trí thép sàn 2 lớp

Cách bố trí thép sàn 2 lớp như thế nào là đạt chuẩn? Lưu ý trong công tác đan sắt móng nhà trước khi đổ bê tông là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người gửi về hộp thư của chuyên mục tin tức. Vậy để hiểu chi tiết hơn hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Cách bố trí thép sàn 2 lớp

Theo như kiến trúc sư thì thép sàn được bố trí 2 lớp, với thép lớp dưới chịu mô men âm, thép lớp trên chịu mô men dương. Đối với bố trí thép lớp dưới, thép chịu lực là thép được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn, thép phân bố được bố trí vuông góc với thép chịu lực dọc theo phương còn lại ( cạnh dài )

– Đối với thép lớp trên, thép mũ chịu mô men âm cắt tại 1/4L (cạnh ngắn), thép cấu tạo đặt vuông góc thép mũ và nằm dưới thép mũ

– Thép lớp dưới sau khi buộc xong thì tiến hành kê con kê, tạo lớp bê tông bảo vệ cho sàn, ở giữa thép sàn 2 lớp được phân cách với nhau bằng “chân chó” để đảm bảo chiều cao làm việc của sàn theo tính toán.

Bố trí thép sàn nhà dân dụng

Thông thường sẽ bố trí 2 lớp thép sàn chạy song song

– Tuy nhiên, bài toán trên thường áp dụng với công trình nhỏ, nhà dân bình thường, hay các công trình eo hẹp về khoản kinh phí, chính vì thế phải cắt thép khiến cho việc thi công các công trình gặp khó khăn và hơi khó triển khai khi thi công.

– Thông thường sẽ bố trí 2 lớp thép sàn chạy song song, dễ thi công , không phải cắt thép nhiều lần, dễ kiểm soát khối lượng và thi công.

Cách bố trí thép sàn

Hiện nay bố trí sàn thép toàn khối nhận được rất nhiều sự quan tâm. Vì cách bố trí này đảm bảo được chất lượng cho công trình thi công.

Với 2 cách để bố trí như sau:

Bố trí thép sàn 1 phương: Phương pháp này được hiểu là dạng sàn chịu uốn theo 1 phương nhất định hoặc có thể uốn theo 2 phương nhưng độ uốn của phương còn lại rất nhỏ. Cách làm này có thể để kê lên tường hoặc đổ liền khối với dầm. Tuy nhiên, chỉ <= 2 cạnh đối diện.

Bố trí thép sàn 2 phương: Sàn 2 phương là một dạng được uốn theo 2 phương không có bên nào chịu độ uốn rất nhỏ. Cách bố trí cũng giống như sàn 1 phương nhưng các liên kết với dầm sẽ >= 2 cạnh liền kề.

Bố trí thép sàn cần lưu ý 

Xác định nội lực của sàn để có thể chọn cách bố trí phù hợp. Bố trí thép sàn 2 phương hoặc 1 phương.

Sử dụng các phương pháp xem nội lực của nhà một cách tốt nhất để không bị ảnh hưởng để cả quy trình thi công. Bạn nên áp dụng các phần mềm lập trình mới hiện nay như Safe, Etabs,… Để phân tích nội lực kể cả những ô phức tạp nhất.

Lưu ý trong công tác đan sắt móng nhà trước khi đổ bê tông

Thực tế ở nước ta, công tác đan sắt móng nhà được thực hiện khá sơ sài và chỉ mang tính chủ quan. Một phần nguyên nhân có thể là do chủ nhà không biết kỹ thuật, phần do giám sát không chặt chẽ, phần thì lại do bên thi công.

Tuy nhiên việc đan sắt móng trước khi đổ bê tông là rất quan trọng, sau đây là một số lưu ý bạn cần biết:

Cục kê

Với công trình dân dụng, gia chủ có thể tự kiểm tra được bố trí thép sàn công trình của mình có đảm bảo không bằng cách xác định tổng độ cao của khối bê tông sẽ được đổ, thép chỉ là 01 lớp hay 02 lớp.

Nếu 01 lớp thép thì đảm bảo lớp thép đó nằm chính giữa khối bê tông là tốt nhất.

Trường hợp 02 lớp thép thì chiều dày lớp bảo vệ phía dưới và phía trên tốt nhất là bằng nhau.

Cục kê trong công trình:

– Một vài lưu ý về các tiêu chuẩn dành cho cục kê bê tông công trình dân dụng như sau:

– Sàn/dầm : 4 – 5 viên/m2

– Cột/đà : 5 – 6 viên/m2

– Chiều dày lớp bê tông bảo vệ (chiều cao cục kê) không được nhỏ hơn đường kính lớn nhất của thép sử dụng tại vị trí đó. (chi tiết xin vui lòng tham khảo TCXDVN 356 : 2005 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế)

– Chiều cao cục kê bê tông phổ biến cho công trình dân dụng: 15mm – 20mm – 25mm – 30mm

Sắt kê mũ

 Sắt kê mũ có tác dụng tạo nên lớp bê tông bảo vệ của sắt mũ chụp theo đúng như thiết kế và tạo nên khoảng hở giữa 2 lớp thép trên (mũ) và thép sàn dưới .Thực tế thì ta rất ít nhìn thấy được thép kê mũ ở nhiều công trình nhà ở dân dụng mà phần lớn do thi công chủ quan.

Sắt kê mũ có tác dụng tạo nên lớp bê tông bảo vệ của sắt mũ chụp theo đúng như thiết kế

Đối với các sàn nhỏ, tải trọng tác dụng lên sàn ít thì nhiều khi đúng là không sao cả, nhưng đối với các ô sàn lớn thì việc xuất hiện các vết nứt tại các gối dầm là điều không thể tránh khỏi.

Việc không sử dụng “chân chó” kê thép mũ chụp sàn thường dẫn tới 2 lớp thép: lớp thép trên (mũ sàn) và lớp thép dưới sàn gần như sát vào nhau khi ta đi lại dẫm đạp nhiều, khiến cho sơ đồ chịu lực của thép sàn không còn đúng như thiết kế ban đầu, mà hệ quả của nó có thể dẫn đến nứt sàn hoặc võng sàn. Bạn cũng có thể tham khảo thêm cách bố trí thép sàn 1 lớp.

Qua bài viết này chắc bạn đã hiểu hơn về Cách bố trí thép sàn 2 lớp như thế nào là đạt chuẩn? Lưu ý trong công tác đan sắt móng nhà trước khi đổ bê tông là gì? . Chúc bạn làm việc hiệu quả với phần mềm này.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

Trụ sở chính & Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 1: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 2: Khu Công Nghệ Cao Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Bài viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.