Tính vật tư xây nhà là một khâu rất quan trọng trong quá trình xây dựng và thiết kế tổ ấm của các gia đình. Bước tính toán này không những đảm bảo chúng ta có thể hoàn thiện được một căn nhà như ý mà nó còn giúp gia chủ hạn chế được những hiện tượng chi trội không cần thiết gây lãng phí.
Tuy nhiên trong thực tế thì chi phí vật liệu xây nhà có thể bị chênh lệch vì nó phụ thuộc vào các nhà thầu khác nhau, vị trí địa lý cũng như giá cả dao động tại từng địa phương. Thế nhưng bạn đừng quá đau đầu vì vấn đề trên, bởi trong bài viết ngay dưới đây, Nội thất My House sẽ thông tin cho các bạn về công thức tính vật liệu xây dựng chính xác và cập nhật nhất.
Công thức tính vật liệu xây nhà qua diện tích?
Thực tế, chúng ta nên biết khi có dự định xây nhà trong tương lai để tránh cho đơn vị xây dựng làm giá cao, không phù hợp.
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để có được công thức tính vật liệu xây nhà chính là tính diện tích thi công
Công thức tính diện tích nhà thi công được tính như sau:
– Tầng 1: là 100%
– Lầu: là 100% (bao nhiêu lầu thì nhân bấy nhiêu lần)
– Mái: 30% đối với mái tôn, 50% đối với mái bằng, 70% nếu là mái ngói.
– Sân: là 50%.
Ngoài ra chúng tôi cũng cung cấp tới bạn 1 công thức tính khác:
Diện tích sàn xây dựng = diện tích sàn sử dụng + diện tích khác (phần móng, mái, sân, tầng hầm)
Cách tính chi phí làm móng nhà như thế nào?
Móng chính là một bộ phận quan trọng của căn nhà vì thực tế thì vật liệu của nó có vai trò chịu toàn bộ tải trọng của ngôi nhà. Chính vì vậy, cách tính toán chi phí phần móng nhà cũng sẽ phức tạp và đòi hỏi nhiều yếu tố hơn.
Chúng tôi đưa ra công thức cụ thể như sau:
– Móng đơn là: Bao gồm trong đơn giá xây dựng.
– Móng băng hai phương là: 70% x Diện tích tầng 1 x Đơn giá phần thô.
– Móng băng một phương là: 50% x Diện tích tầng 1 x Đơn giá phần thô.
– Móng cọc (khoan nhồi) là: [450.000đ/m x Số lượng cọc x Chiều dài cọc] + [Hệ số đài móng: 0,2 x Diện tích tầng 1 (+sân) x Đơn giá phần thô].
– Móng cọc (ép tải) là: [250.000đ/m x Số lượng cọc x Chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc: 20.000.000đ] + [Hệ số đài móng: 0,2 x Diện tích tầng 1 (+sân) x Đơn giá phần thô].
Tuy nhiên thì đơn giá móng cọc và nhân công trên cũng chỉ mang tính tham khảo, đơn giá này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vùng.
Cách tính đơn giá xây tính theo 1 mét vuông
Nhưng lưu ý với phương pháp này bạn phải tính phần diện tích của tất cả các phòng ốc trong nhà, bao gồm cả các tầng lầu nếu có, thậm chí còn phải tính cả mái hiên, sân thượng theo phần trăm diện tích đã nêu ở trên.
– Đơn giá phần thô là: 3.000.000 đồng/m2.
– Đơn giá xây dựng trọn gói chênh lệch phụ thuộc vào vật tư hoàn thiện:
+ Vật tư trung bình khoảng: 4.500.000 đồng.
+ Vật tư khá là: 5.200.000 đồng.
+ Vật tư tốt khoảng: 5.500.000 đồng.
+ Vật tư trung bình khá khoảng : 4.800.000 đồng.
Cách tính định mức xây tường gạch
Tường được chia thành hai loại chính là tường 10 và tường 20. Ở Miền Bắc tường dày 10 có chiều dày là 110mm và tường 20 có chiều dày là 220mm, tương ứng với kích thước gạch phổ biến là 6,5 x 10,5 x 22cm. Ở Miền Nam thì tường 10 lại có chiều dày là 100mm và tường 20 có chiều dày là 200mm, chủ yếu dùng gạch kích thước 4 x 8 x 19cm và 8 x 8 x 19cm.
Theo các chuyên gia xây dựng, công thức tính định mức xây tường gạch là: (Dài + Rộng) x 2. Tiếp đó chúng tiếp tục nhân với chiều cao của bức tường mà ta muốn xây tường gạch. Khi đã tính toán ra được kết quả, thì đem trừ đi phần diện tích cửa đứng và cửa sổ trong phạm vi bức tường, lúc này ta sẽ biết được số viên gạch cần dùng để ốp cho bức tường ấy.
Cũng từ đây, chúng ta có thể tính toán được số lượng gạch cho tổng thể ngôi nhà.
Tùy theo từng loại gạch (gạch ống, gạch thẻ,…), kích thước của viên gạch và loại tường (tường thẳng, tường cong,…), chiều dày tường (tường 10, tường 20,…) mà sẽ có định mức hao phí số viên gạch cụ thể.
Định mức gạch ống cho 1m2 là bao nhiêu?
Chúng ta tham khảo chi tiết ở bảng sau:
Loại công tác Đơn vị tính Vật liệu dùng cho 1 đơn vị định mức Loại vật liệu Quy cách Đơn vị Số lượng (cm) Xây tường bằng gạch ống dày 20cm 1m2 xây Gạch ống 8 x 8 x 19 viên 58 Vữa lít 43 Xây tường bằng cách ống dày 20cm 1m2 xây Gạch ống 8 x 8 x 19 viên 118 Vữa lít 51 Xây tường bằng gạch ống dày 10cm 1m2 xây Gạch ống 10 x 10 x 20 viên 46 Vữa lít 15 Xây tường bằng gạch ống dày 20cm 1m2 xây Gạch ống 10 x 10 x 20 viên 90 Vữa lít 33 Xây tường bằng gạch ống dày >= 30cm 1m2 xây Gạch ống 10 x 10 x 20 viên 443 Vữa lít 169
Định mức gạch thẻ cho 1m2 là bao nhiêu?
Loại công tác Đơn vị tính Vật liệu dùng cho 1 đơn vị định mức Loại vật liệu Quy cách Đơn vị Số lượng (cm) Xây tường bằng gạch thẻ dày 10cm 1m2 xây Gạch thẻ 5 x 10 x 20 viên 83 Vữa lít 23 Xây tường bằng gạch thẻ dày 20cm 1m2 xây Gạch thẻ 5 x 10 x 20 viên 162 Vữa lít 45 Xây tường bằng gạch thẻ dày >= 30cm 1m2 xây Gạch thẻ 5 x 10 x 20 viên 790 Vữa lít 242 Xây tường bằng gạch thẻ dày 10cm 1m2 xây Gạch thẻ 4 x 8 x 19 viên 103 Vữa lít 20 Xây tường bằng gạch thẻ dày 20cm 1m2 xây Gạch thẻ 4 x 8 x 19 viên 215 Vữa lít 65 Xây tường bằng gạch thẻ dày >= 30cm 1m2 xây Gạch thẻ 4 x 8 x 19 viên 1.068 Vữa lít 347
Những lưu ý khi chọn mua vật liệu xây nhà
Nội Thất My House sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm giúp bạn lựa chọn được vật liệu xây dựng đẹp và phù hợp nhất.
Cụ thể như sau:
- Tìm hiểu và lựa chọn đơn vị cung cấp nguyên liệu xây dựng chất liệu và uy tín, là đại lý cấp 1 để giúp giảm thiểu tối đa chi phí.
- Trước khi thi công thì cần chuẩn bị trước một nửa nguyên vật liệu cần thiết để tránh tình trạng bị trì hoãn thi công chỉ vì thiếu nguyên vật liệu.
- Nên chọn mua nguyên vật liệu phù hợp với công trình, chọn mua vật liệu xây dựng theo hồ sơ thiết kế đã có.
Chọn sắt, thép xây dựng
Chúng ta cần lựa chọn những đơn vị uy tín trên thị trường về sắt. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần xác định được số lượng, chi phí, loại thép phù hợp nhất cho công trình.
Chọn gạch xây dựng
Đây là một trong những vật liệu quan trọng nhất trong thi công nhà ở. Gạch gồm nhiều loại như gạch đất nung, gạch không nung,…Tuy nhiên để chọn gạch để xây dựng, thì chúng ta nên chọn những viên có hình dáng chuẩn với góc cạnh sắc và màu sắc tương đồng với nhau.
Ngoài ra, chúng tôi mách nhỏ bạn 1 số mẹo nhỏ như sau:
- Hãy làm rơi 1 viên gạch ở độ cao khoảng 1m, khi đó gạch có chất lượng tốt đảm bảo sẽ không bị vỡ.
- Đập vỡ thử 1 viên gạch, nếu chúng vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ thì chứng tỏ loại gạch này là không tốt.
- Hãy Đập 2 viên gạch vào nhau, nếu âm thanh phát ra đanh và dứt khoát thì đó là gạch có chất lượng tốt.
- Ngâm gạch vào nước trong 24h, nếu gạch nặng trên 15% trọng lượng thì có chất lượng đảm bảo.
Chọn xi măng xây dựng
Xi măng là loại vật liệu xây dựng dễ chọn và ít có rủi ro nhất. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại xi măng để ta dễ dàng lựa chọn, tuy nhiên một số đơn vị thiếu uy tín có thể ăn bớt, rút ruột làm bao xi măng không đủ số cân. Do vậy khi mua chúng ta nên cân thử một số bao xi măng để kiểm tra.
Chọn cát xây dựng
Có 2 loại cát phổ biến là: cát đen và cát vàng. Chúng ta cần lưu ý khi đi mua loại vật liệu này như sau:
- Cần xác định loại cát chất lượng: ta lấy một nắm cát và nắm chặt lại, nếu tay ta có nhiều bụi và bùn bám lại thì đây sẽ là cát bẩn. Hoặc ta cũng có thể thả cát vào bình nước thủy tinh, cát sạch thì sẽ lắng xuống còn cát bụi bẩn sẽ nổi lên, từ đó mà nắm được hàm lượng cát bẩn trong công trình.
- Ta cũng cần kiểm tra cát có bị nhiễm phèn hay mặn không nhằm đảm bảo được chất lượng của công trình.
Chọn đá xây dựng
Chúng ta cần lựa chọn những loại đá sạch và có ít tạp chất để hạn chế công thợ. Hiện nay đá xây dựng có khả năng làm tăng sức chịu tải trọng của bê tông, phổ biến là đá 1×2 và 2×3.
Nên sử dụng vật tư ở gần địa điểm thi công
Vì một số vật liệu xây nhà nhỏ như cát thì rất dễ bị rơi vương vãi trong các quá trình vận chuyển, vì thế chúng ta nên lựa chọn những đơn vị cung cấp cát xây dựng gần với công trình nhất.
Trên đây là những kiến thức hữu ích về cách tính vật liệu xây nhà mà Nội thất My House gửi đến bạn. Chúc các bạn sẽ có những bước chuẩn bị và tiến hành thuận lợi nhất trong quá trình xây dựng nhà.