Trong các quá trình thi công và xây dựng các mẫu nhà, mà cụ thể hơn là thi công xây trát tường gạch, chúng ta cần định mức chính xác khối lượng vật liệu để xây trát. Điều này có tác dụng giúp gia chủ tránh các hiện tượng thiếu hụt hoặc dư thừa nguyên vật liệu trong khi thi công. Trong bài viết ngày hôm nay Nội Thất My House sẽ thông tin đến bạn về định mức trát 1m2 tường như thế nào là hợp lý? Mời các bạn theo dõi!
Các vật liệu cần thiết để xây được 1m2 tường
Trước khi tính định mức xây dựng cho 1m2 tường thì ta cần quan tâm đến các vật liệu cần thiết để xây tường. Những vật liệu cần thiết để xây tường cụ thể là :
- Cát đen: có thể mua chúng dễ dàng từ các nhà cung cấp vật liệu xây dựng.
- Gạch: đây là vật liệu không thể thiếu trong việc xây dựng tường.
- Xi măng: ta có thể sử dụng loại xi măng phù hợp với điều kiện cũng như kinh tế gia đình.
1m2 tường bao nhiêu gạch?
Nếu muốn biết 1m2 tường xây cần bao nhiêu viên gạch? thì trước tiên ta phải xác định được tường xây là loại tường gì? Tường 110mm,150mm hay là tường 220mm (người ta vẫn gọi là tường 10 là tường đơn và tường 20 là tường đôi).
1m2 tường 110 bao nhiêu viên gạch?
- Tường 10 là loại tường dày 110mm đóng vai trò bao che và thường làm tường ngăn chia trong nhà và tường bao.
- Tường xây 110 có chiều dày bằng mặt nằm của viên gạch là tường xây từ các viên gạch chồng 1 hàng gạch lên.
- Thường chiều dày của viên gạch chuẩn sẽ có bề dày là 100mm cộng với bề dày lớp vữa 2 bên khi trát tường là khoảng 5mm x 2 = 10mm.
- Ưu điểm của loại tường này là nhẹ, thi công nhanh, đỡ tốn kém, tiết kiệm diện tích. Nhưng nó có nhược điểm là chống nóng, chống ồn, chống ẩm kém, không đảm bảo về mặt an ninh.
- Thông thường đối với tường 10 thì trung bình trên 1m2 sẽ sử dụng 55 viên gạch.
*Lưu ý: 1m2 xây tường thì không nên sử dụng gạch lỗ để xây tường 110 mà nên sử dụng gạch đặc để xây. Với tường 110 thì cứ cách 2m và cao 2,5m phải bố trí trụ liền tường thì mới đứng vững được. Loại tường này là tường bao che, không phải là tường chịu lực thường được sử dụng ở các nhà 1 tầng kết cấu nhẹ và chỉ sử dụng cho các tường phía trên cùng của ngôi nhà…
1m2 tường 200 bao nhiêu viên gạch?
Bất kì người xây nhà nào cũng cần tìm câu trả lời cho câu hỏi 1m2 tường xây hết bao nhiêu gạch? Bởi vì, từ đó thì họ mới có thể tính toán ra được số lượng gạch cần thiết cho toàn bộ căn nhà và đưa ra chi phí phù hợp cho nguyên vật liệu.
Kích thước tường xây ở những khu vực có sự khác nhau. Nếu như ở miền Bắc tường 10 có độ dày 110 mm và tường 20 có độ dày 220mm. Trong khi đó ở khu vực miền Nam thì tường 10 lại có độ dày 100mm còn tường 20 có độ dày 200mm.
Có sự khác nhau đó bởi sự khác biệt ở kích thước viên gạch ở 2 miền. Ở miền Bắc chủ yếu sử dụng viên gạch có kích thước 60×10.5x220mm, còn ở miền Nam thường sử dụng gạch kích thước 80x80x190mm.
Chính vì sự khác nhau về kích thước gạch nên quy chuẩn để tính số lượng gạch cho tường 10 hay tường 20 là khác nhau.
Ví dụ cụ thể: Để tính toán được số lượng gạch và vữa cần dùng thì phải tính được thể tích của tường với 1 khối tường xây có chiều cao là 1m chiều dài 5m và lớp vữa dày 0,2m, nếu xây tường nhà bằng gạch và vữa, mạch vữa ngang dày 12mm dọc dày 100mm ta có cách tính 1m2 tường xây hết bao nhiêu gạch như sau:
+ Áp dụng tính số lớp gạch theo công thức n= 1/(0,05 + 0,12)= 16,13 lớp
+ Hoặc theo phương pháp 4 dọc 1 ngang thì số lượng viên gạch trong 1 lớp ngang là a = (L/(0,0885+0,01)) x 2= (5/(0,095 x 2= 52,632 viên). Số viên gạch trong 1 lớp dọc là b = (L/(0,185+0,010) x 2 = (5/ 0,195) x 2 = 51,28 viên.
+ Cuối cùng số gạch có trong 1m3 xây tường 200 là n= (n/5) x (1 x a + 4 x b) = 16,13/5) x (1 x 52,623 +4 x 51,28) = 832 viên.
1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch?
Tường 20 là tường dày 220mm còn gọi là tường chịu lực. Loại tường này có kết cấu chiều dày của gạch là 10mm và 2 lớp vữa trát tường bên ngoài là 2 x 5mm = 10mm.
- Ưu điểm của loại tường này là chống nóng, chống ồn, chống ẩm tốt hơn tường 10, đảm bảo an ninh hơn. Tuy nhiên nó có nhược điểm là thi công chậm, tốn kém hơn, chiếm nhiều diện tích.
- Nhược điểm tường 220 là hao tốn vật liệu, chiếm nhiều diện tích nhất là đối với nhà diện tích nhỏ và thi công chậm.
- Đối với tường 200 thì trung bình ta dùng 110 viên/1m2.
Cách tính vật liệu xây 1m2 tường?
Dưới đây là cách tính vật liệu xây 1m2 tường chuẩn nhất theo những nghiên cứu thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên cho dù nghiên cứu kỹ đến đâu thì tỉ lệ chính xác cũng không thể là 100% được. Vì vậy chúng ta cần tính toán hợp lý, phù hợp với đặc điểm công trình xây dựng của gia đình mình.
- Cát xây: 0,02 m3.
- Xi măng xây dựng: 5,44 kg.
- Gạch: 68 viên gạch cho một m2 tường.
- Cát trát tường: 0,05 m3.
- Xi măng trát: 12,80 kg.
Ngoài ra đối với phần gạch ốp tường, bạn có thể tính toán dựa diện tích 1 viên gạch theo công thức: (dài + rộng) x 2, rồi tiếp tục nhân với chiều cao của bức tường muốn ốp gạch. Kết quả tính được đem trừ đi phần diện tích cửa đứng và cửa sổ nằm trong phạm vi bức tường, từ đó kết quả này sẽ cho biết được số lượng viên gạch cần sử dụng để ốp cho bức tường ấy.
Mức giá xây dựng 1m2 nhà trên thị trường hiện nay
Việc tìm hiểu trước về giá thành xây dựng 1m2 nhà ở cũng là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi người khi có ý định bắt tay vào xây dựng không gian tổ ấm cho mình. Phương pháp đơn giản nhất cho quá trình này là phân tích tất cả các công việc cần có của một công trình để từ đó bắt tay vào lập bảng tính toán.
Có nhiều mức giá xây dựng nhà ở hiện nay, vì vậy khá khó để xác định được đánh giá chính xác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tính toán được sơ bộ giá thành trước khi tiến hành thi công. Trong đó, thông thường, giá xây dựng nhà được ước tính bằng tổng diện tích sàn x mức giá của 1m2.
Dựa vào các loại hình nhà ở khác nhau,chúng ta có thể tính toán được mức giá cơ bản của 1m2, ví dụ:
- Giá xây dựng nhà cấp 4 có giá 1m2 là: khoảng 4.500.000 – 6.500.000đ
- Nhà cấp 3 có giá là: 5.500.000 – 7.500.000đ.
- Nhà chung cư có giá từ: 4.500.000 – 6.500.000đ.
- Giá xây dựng nhà trọ có giá: 2.500.000 – 3.500.000đ.
- Nhà xưởng giá là: 3.000.000 – 4.000.000đ.
Trên đây là những gợi ý cho bạn đọc nhằm trả lời câu hỏi “Định mức trát 1m2 tường là bao nhiêu?”. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong thiết kế thi công tường nhà. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết.