Đơn giá xây dựng nhà xưởng là một trong những yếu tố được chủ đầu tư quan tâm hàng đầu trước khi quyết định đầu tư. Trong bài viết này, My House sẽ chia sẻ với bạn đơn giá xây nhà xưởng chi tiết, cụ thể nhất để bạn tham khảo trước khi đưa ra quyết định cho mình.
Đơn giá xây dựng nhà xưởng là gì?
Theo định nghĩa, đơn giá xây dựng là chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật bao gồm các chi phí về Vật liệu, Nhân công, Ca máy để hoàn thành một đơn vị khối lượng xây lắp.
Với các công trình xây dựng vốn nhà nước, TCVN có đưa ra định mức đơn giá cho từng hạng mục công việc, trong đó có kể đến chênh lệch giữa các tỉnh thành và các thời điểm trong năm do thay đổi đơn giá vật liệu.
Ví dụ: Đơn giá xây 1m3 gạch; Đơn giá gia công 1 tấn thép…
Tuy vậy, để đơn giản và dễ hiểu cho cả người không chuyên về xây dựng, chúng ta có sử dụng đơn giá tổng hợp cho 1m2 xây dựng, trong đó bao gồm tất cả các đầu việc cần thiết để hoàn thiện công trình đó, bao gồm tất cả các chi phí như: vật tư, nhân công, ca máy, chi phí quản lý…
Ví dụ: Đơn giá nhân công xây dựng nhà dân dụng ở Hà Nội 1 triệu/ m2, đơn giá xây dựng nhà ở bao gồm cả hoàn thiện là 5 triệu/m2 …
Tương tự vậy, đơn giá xây dựng nhà xưởng chúng ta hiểu là đơn giá đã bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành để thi công nhà xưởng:
- Vật tư xây dựng
- Nhân công xây dựng nhà xưởng
- Máy móc thi công
- Chi phí biện pháp thi công
- Các chi phí khác: như lán trại tạm, điện nước, quản lý, bảo vệ, lán trại thi công…
Đơn giá xây dựng nhà xưởng khung thép mới nhất
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới đơn giá xây dựng. Vậy nên, khó có một con số chung áp dụng là đơn giá xây dựng nhà xưởng. Trong bài viết này, My House sẽ gửi đến bạn những đơn giá cơ bản cho một số loại nhà xưởng, để bạn tham khảo và dự trù kinh phí xây dựng cho công trình của mình. .
Nhà xưởng, nhà kho có diện tích dưới 1.500 m2
Không cầu trục:
Đơn giá xây dựng từ 1.300.000 đ/m2 – 1.500.000 đ/m2.
Có cầu trục 5 – 10 tấn:
Đơn giá xây dựng: 1.800.000 đ/m2 – 2.000.000 đ/m2
Mô tả sơ bộ công trình:
- Chiều cao dưới 7.5m,
- Tường 110 xây cao 2m, thưng tôn, cửa chớp tôn
- Mái tôn 1 lớp 0,45mm
- Cột kèo thép tổ hợp
- Nền bê tông dày 15cm
Nhà xưởng sử dụng cột bê tông cốt thép, khung vì kèo thép tiền chế, mái tôn
Đơn giá xây dựng:
2.000.000 đ/m2 đến 2.200.000 đ/m2.
Mô tả sơ bộ:
- Chiều cao dưới 7,5m,
- Cột bê tông cốt thép,
- Vì kèo thép tổ hợp, có cửa trời,
- Mái tôn 0,45m
- Tường 220 xây cao 4m, thưng tôn và cửa chớp tôn
Nhà xưởng sản xuất có diện tích 3000 m2 đến 10.000 m2
Đơn giá xây dựng:
Nhà xưởng dạng này có giá từ 1.500.000 đ/m2 đến 1.800.000 đ/m2.
Mô tả sơ bộ:
- Nền nhà xưởng 15cm bê tông cốt thép
- Chiều cao dưới 7,5m
- Cột, vì kèo thép tổ hợp, có cửa trời
- Mái tôn có chống nóng dày 0,45m
- Tường 220 xây cao 2m, thưng tôn và cửa chớp tôn
- Có thể hiểu là nhà xưởng xây dựng cơ bản làm nhà kho nhẹ, có diện tích > 3000 m2
Nhà xưởng sản xuất có diện tích > 10.000 m2
Đơn giá thi công nhà xưởng dạng này từ 1.200.000 đ/m2 đến 1.500.000 đ/m2.
Mô tả sơ bộ:
- Nền nhà xưởng bê tông cốt thép,
- Chiều cao dưới 7,5m;
- Cột, vì kèo thép tổ hợp, có cửa trời,
- mái tôn có chống nóng dày 0,45m,
- Tường 220 xây cao 2m, thưng tôn, cửa chớp tôn
- Có thể hiểu là nhà xưởng xây dựng cơ bản làm nhà kho nhẹ, có diện tích > 10.000 m2
Dự án nhà xưởng sản xuất chủ đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản
Các nhà xưởng với chủ đầu tư nước ngoài thường yêu cầu cao hơn về cả chất lượng và thẩm mỹ.
Đơn giá thi công nhà xưởng dạng này từ 2.000.000 đ/m2 – 2.500.000 đ/m2
Mô tả sơ bộ:
- Nền nhà xưởng bê tông cốt thép, sơn epoxy
- Chiều cao dưới 7,5m;
- Cột, vì kèo thép tổ hợp,
- Mái panel dày 50mm, tường panel, của nhôm kính
- Trần thạch cao
Định mức chi phí xây dựng nhà xưởng cập nhật
Định mức chi phí xây dựng nhà xưởng là một trong những công việc tiên quyết ảnh hưởng tới chất lượng xây dựng nhà xưởng. Định mức có đúng thì mới hạn chế được các khoản chi phí phát sinh không cần thiết, mang lại hiệu quả cao nhất cho công việc.
Đơn giá xây dựng 1m2 nhà xưởng tùy vào chất liệu sử dụng cũng như diện tích nhà xưởng. Đơn giá xây dựng m2 nhà xưởng cụ thể:
Đơn giá xây dựng xưởng nhỏ (sắt hộp):
Giá giao động từ 1.400.000 – 1.700.000đ/m2
Đơn giá xây dựng xưởng (sắt I):
Giá giao động từ 1.600.000 – 2.000.000đ/m2
Đơn giá xây dựng xưởng ( khung kèo gia miêu):
Giá giao động từ 1.800.000 – 2.500.000đ/m2
Đơn giá xây dựng xưởng (bê tông cốt thép):
Giá giao động từ 2.500.000 – 3.000.000đ/m2
Bảng dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng
Dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng là điều quan trọng và cần thiết.
Trước khi lập bảng dự toán chi phí xây dựng cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dự toán.
- Mục đích xây dựng nhà xưởng
- Vị trí xây dựng
- Quy mô nhà xưởng
- Lựa chọn đơn vị thi công, uy tín, chất lượng.
Quy trình xây dựng nhà xưởng chuyên nghiệp tại MYHOUSE
Quy trình xây dựng nhà xưởng bao gồm 3 bước:
- Thiết kế nhà xưởng
- Quá trình chuẩn bị thi công
- Thi công xây dựng
Thiết kế nhà xưởng
Thiết kế nhà xưởng là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng trong quy trình xây dựng nhà xưởng. Thiết kế bản vẽ có tốt thì những bước về sau mới trơn tru, dễ dàng. Thiết kế nhà xưởng bao gồm 2 công đoạn là thiết kế bản vẽ cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công.
Thiết kế bản vẽ cơ sở
Đây là bước đầu tiên trong quy thiết kế nhà xưởng. Trước khi bắt đầu thực hiện việc thiết kế bản vẽ cơ sở thì bạn cần phải chuẩn bị những thứ sau đây:
- Mô tả tổng quát về toàn bộ công trình
- Các phương án về máy móc thiết bị, công nghệ trong công trình
- Những phương án liên quan khác
Sau khi có sự chuẩn bị đầy đủ, việc thiết kế bản vẽ sẽ được thực hiện như sau:
- Thiết kế bản vẽ mặt chính của công trình
- Thiết kế bản vẽ phương án kiến trúc
- Thiết kế bản vẽ kết cấu chính, hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật.
Thiết kế bản vẽ thi công
Sau khi hoàn tất bản vẽ cơ sở, tiến hành thiết kế bản vẽ thi công. Đối với thiết kế bản vẽ thi công, việc này sẽ được thực hiện như sau:
- Xây dựng bản thuyết minh thiết kế
- Xây dựng các bản vẽ thiết kế
- Dự toán công trình
- Các tài liệu liên quan
Lập biện pháp thi công nhà xưởng
Tiến độ thi công xây dựng nhà xưởng thường diễn ra rất nhanh nên mỗi một phát sinh đều ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. Do vậy quá trình chuẩn bị phải được làm cẩn thận và càng chi tiết càng tốt.
Để đảm bảo cho quá trình thi công xây dựng nhà xưởng diễn ra tuần tự và đảm bảo tiến độ, Nhà thầu thi công cần lập Bản vẽ biện pháp thi công và Bảng tiến độ thi công chi tiết cho từng hạng mục, từng đầu việc.
Bản vẽ mặt bằng tổ chức thi công cần thể hiện rõ các vị trí như đường công vụ, bãi tập kết và gia công vật liệu, lán trại công nhân, phòng điều hành… Bên cạnh đó các bản vẽ biện pháp chi tiết cần thể hiện được hướng thi công, các loại máy xây dựng cần thiết…
Bảng tiến độ thi công cần thể hiện rõ từng đầu việc và hạng mục cụ thể, bao gồm cả các giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, lán trại tạm, thời gian đấu nối điện nước, các giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu, cả các công tác vệ sinh, bàn giao sau khi kết thúc công việc thi công xây dựng.
Thi công xây dựng nhà xưởng trên công trường
Tùy vào từng dự án mà có các giai đoạn thi công khác nhau, nhưng cơ bản có thể chia làm 5 giai đoạn chính:
- Thi công hạng mục nền móng
- Sản xuất kết cấu thép tại nhà máy
- Thi công lắp dựng nhà xưởng tiền chế và mái tôn bao che
- Hoàn thiện nhà xưởng và lắp đặt các thiết bị
- Sau cùng là công tác lắp đặt các thiết bị, dây truyền sản xuất
Thi công nền móng nhà xưởng
Ngay sau khi bàn giao mặt bằng, nhà thầu tiến hành thi công phần nền móng nhà xưởng. Tùy vào địa chất và yêu cầu hoạt tải của nhà xưởng, có thể lựa chọn giải pháp móng cọc hay móng đơn.
Lưu ý: trước khi đổ bê tông móng cần khớp nối với công tác đặt bu lông móng. Để liên kết với hệ cột thép của nhà xưởng.
Sau công tác đổ bê tông móng, nhà thầu đổ đất và lu lèn đất nền theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế, cũng là tạo mặt bằng để chuẩn bị cho công tác tập kết và lắp dựng kết cấu thép ngay sau đó.
Sản xuất khung thép tiền chế tại nhà máy
Giai đoạn sản xuất các cấu kiện nhà tiền chế được triển khai song song với giai đoạn thi công móng để có thể vận chuyển ra lắp dựng nhà thép tiền chế ngay sau khi bê tông móng đủ cường độ, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công.
Thi công lắp dựng khung thép
Ngoài việc đảm bảo chất lượng, tiến độ, giai đoạn thi công nhà thép cần đảm bảo công tác an toàn trong quá trình thi công lắp dựng. Mọi rủi ro đều phải đặt ở mức thấp nhất.
Thi công các hạng mục hoàn thiện
Ngay sau khi công tác lắp dựng kết cấu thép hoàn thành là công tác hoàn thiện như xây tường bao, ốp lát trần thạch cao, sàn…
Thi công hệ thống cơ điện
Hệ thống cơ điện là yếu tố vô cùng quan trọng trong thi công xây dựng nhà xưởng, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của nhà xưởng sau này. Vậy nên, công đoạn này cần được chú trọng và hết sức cần thận.
Lắp đặt thiết bị, dây truyền và bàn giao đưa vào sử dụng
Sau khi hoàn tất các công đoạn trong thi công, xây dựng, chủ đầu tư tiến hành bàn giao cho người sử dụng.
Bảng vật tư sử dụng trong thi công nhà xưởng
Vật liệu xây dựng là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của một công trình. Với mỗi công trình khác nhau sẽ yêu cầu về vật tư sử dụng khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn một số vật tư cơ bản sử dụng trong thi công nhà xưởng.
Vật tư sử dụng trong thi công móng, nền, tường xây
- Xi măng
- Cát đá Biên Hòa, Bình Dương.
- Thép Việt Nhật.
- Bê tông tươi M250.
- Ống nước Bình Minh.
- Dây điện Cadivi.
Vật tư sử dụng thi công Cột, Kèo thép, Mái tole, Vách tole
- Tole lợp mái, vách dày 5zem
- Xà gồ chữ C mạ kẽm dày 2mm.
- Sắt hộp 5×10, 6×12.
- Cột, kèo, bảng mã sử dụng thép tấm chịu nhiệt nhập khẩu.
- Dây cáp căng.
Vật tư sử dụng trong phần hoàn thiện nhà xưởng
- Nền xoa Sica xám, Epoxy.
- Sơn nước Dulux maxilite.
- Cửa cuốn.
- Cửa sổ nhôm, sắt.
Đơn giá xây dựng nhà xưởng là điều mà mỗi nhà thầu, chủ đầu tư hay bất cứ công nhân xây dựng nào cũng vô cùng quan tâm. Hy vọng với những thông tin My House chia sẻ trong bài viết, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để vận dụng trong công việc của mình.