General Manager là gì

General manager là gì? General Manager là gì trong khách sạn? Đây là thuật ngữ mới khiến cho rất nhiều người nhầm lẫn và cảm thấy bối rối vì không hiểu hết ý nghĩa của nó. Vậy để giúp khách hàng hiểu rõ hơn Nội thất My House xin chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin chi tiết, giúp bạn tham khảo và hiểu rõ hơn. Mời bạn tham khảo chi tiết qua bài viết sau.

Khái niệm General Manager là gì?

[su_quote]General Manager là chức vụ Tổng quản lý trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm ra các quyết định, hoạch định các kế hoạch, phân công công việc cho các bộ phận; quản lý toàn diện vấn đề doanh thu – lợi nhuận – tổn thất và giám sát hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào mô hình tổ chức của mỗi công ty mà Giám đốc điều hành (CEO), Phó chủ tịch… có thể sẽ kiêm luôn vai trò của một Tổng quản lý.[/su_quote]

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, General Manager chính là Tổng quản lý khách sạn – chức vụ giữ quyền quản lý cao nhất với các vấn đề về tài chính, điều hành – giám sát toàn bộ hoạt động hàng ngày của khách sạn và thường báo cáo công việc trực tiếp cho chủ đầu tư hoặc chủ tịch.

 Mô tả công việc General Manager trong khách sạn

General Manager trong khách sạn sẽ đảm nhận những nhiệm vụ chính sau đây:

  • Định kỳ phối hợp với bộ phận liên quan lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, theo quý cho khách sạn.
  • Trực tiếp chịu trách nhiệm về chiến lược kinh doanh, Marketing, quản lý ngân sách, doanh thu – lợi nhuận của khách sạn.
  • Quản lý, giám sát hoạt động các phòng ban, bộ phận trong khách sạn – đảm bảo tính hiệu quả, duy trì chất lượng dịch vụ tốt nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
  • Khảo sát, phân tích xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng và thường xuyên theo dõi báo cáo tình hình kinh doanh của khách sạn để chủ động đưa ra những chính sách thay đổi kịp thời.
  • Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của khách sạn. Tổ chức, điều hành công tác cải tiến chất lượng dịch vụ khách sạn để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
  • Đại diện khách sạn đón tiếp khách VIP, VVIP đặc biệt đến lưu trú tại khách sạn.
  • Xử lý các phàn nàn, khiếu nại của khách, các vấn đề phát sinh trong khách sạn mà nhân viên cấp dưới không giải quyết được.
  • Tổ chức tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân sự đảm nhận các vị trí quản lý trong khách sạn.
  • Thiết lập môi trường làm việc thân thiện, đảm bảo quyền lợi cho mọi nhân viên khách sạn.
  • Chủ trì công tác lập kế hoạch, theo dõi hoạt động mua sắm trang thiết bị, cải tạo khách sạn.
  • Điều hành các cuộc họp giao ban hàng tuần, các cuộc họp đột xuất trong khách sạn.
  • Trực tiếp báo cáo công việc, làm báo cáo tài chính theo định kỳ cho chủ khách sạn.
  • Trên thực tế, nhiệm vụ của Tổng quản lý khách sạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô khách sạn cũng như từng hoàn cảnh cụ thể. General Manager trong nhiều khách sạn được xem là vị trí “Thuyền trưởng” với trách nhiệm lớn, đòi hỏi người đảm đương phải hội tụ nhiều kỹ năng, kinh nghiệm mới làm tốt được chức vụ này.

Khác biệt giữa general manager và general director

General director là giám đốc điều hành cấp cao, thường chính là giám đốc điều hành (CEO) trong một tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Chức vụ general director được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên với nhiều ý nghĩa khác nhau.

General director chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Cấp độ quản lý

General manager giám sát trực tiếp nhân sự cấp quản lý. General manager giám sát các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động kinh doanh, hợp tác, quản lý con người.

General manager còn có nhiệm vụ tăng cường hiệu quả quản lý bằng cách tuyển dụng, tuyển chọn, định hướng, tập huấn, tư vấn các quản lý cấp dưới.

Vị trí này cần báo cáo cho general director và phối hợp với general director trong việc đưa ra cũng như tổ chức thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.

General director giám sát trực tiếp nhân sự cấp cao. General manager còn được coi là quản lý của general manager. Chính vì là quản lý cấp cao nhất, chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của các nhân sự cấp cao, general director có nhiều không gian và thời gian hơn để thực hiện các công việc ở mức độ cao hơn.

Tuy nhiên, đôi khi nhiệm vụ của hai vị trí này bị chồng chéo, đặc biệt là ở những doanh nghiệp mới hoặc những doanh nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng. Ở những doanh nghiệp này, general manager có thể là những người mới và thiếu kinh nghiệm. Khi này, general dirctor sẽ cần đưa ra nhiều định hướng, hướng dẫn hơn và trong nhiều trường hợp phải đứng ở vị trí của general manager.

Tầm nhìn

Với vai trò và nhiệm vụ khác nhau, yêu cầu về tầm nhìn cũng sẽ thay đổi tùy theo từng vị trí.

General manager sẽ thực hiện những công việc hướng tới mục tiêu và tầm nhìn do general director đặt ra. Do vậy, trách nhiệm của general manager sẽ ít hơn so với general director, đặc biệt là khi có thất bại xảy ra. Ở đây, họ là người thực hiện theo những nhiệm vụ được đặt ra theo tầm nhìn của general director.

General director là người định hướng thành công. Do đó, con mắt chiến lược của general director cần hướng tới tầm nhìn cao hơn. Tuy nhiên, chính vì vậy mà vị trí general director gặp nhiều khó khăn và chịu nhiều rủi ro hơn. Khi có vấn đề xảy ra, general director sẽ là người chịu trách nhiệm chính cho việc tìm ra hướng giải quyết.

Lập kế hoạch

General manager chịu trách nhiệm cho các hoạt động vận hành thường ngày của doanh nghiệp. General manager thường liên quan nhiều hơn đến việc giám sát nhân viên và theo dõi việc thực thi các nhiệm vụ của các nhóm trong doanh nghiệp. Nếu ví một doanh nghiệp như một con tàu, general manager được coi là người lái tàu, giúp cho mọi hoạt động diễn ra đúng như yêu cầu và khiến cho con tàu di chuyển đúng hướng về phía trước.

General director không chỉ quan tâm đến những hoạt động thường ngày của doanh nghiệp. Vị trí này còn tập trung vào các hoạt động trong tương lai, quyết định những gì sẽ diễn ra tiếp theo trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. General director sẽ suy nghĩ xa hơn và rộng hơn. Nếu ví một doanh nghiệp như một con tàu, thay vì lái tàu, general director sẽ đưa ra định hướng và chỉ dẫn để general manager thực thi.

Quy trình làm việc

General manager thường tập trung và thực thi yêu cầu và làm việc theo sự chỉ dẫn của general director. Họ luôn làm việc trong mối liên quan với các cấp cao hơn đặc biệt là general director. Họ đảm bảo chất lượng chung của công việc và sản phẩm khi đưa ra cho khách hàng. Họ là đầu mối liên kết với khách hàng mục tiêu.

General director lại thường giám sát hiệu quả và hiệu suất công việc, tìm những lỗ hổng, những chỗ thiếu sót, những điểm thất bại, và giải quyết chúng. General director chịu trách nhiệm cho hiệu quả chung của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

Để trở thành General manager cần những gì?

Sự hiểu biết và ham học hỏi

Tất nhiên, những người làm chức vụ càng cao họ đều phải nắm vững những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình. Ngoài ra, họ còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin cũng như tri thức mới.

Tầm nhìn và sự quyết đoán

Sự thành bại của doanh nghiệp đều phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo. Nếu không có khả năng phán đoán thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn và chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, sự quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt.

Dũng cảm và kiên trì

Một nhà quản lý cấp cao không bao giờ đầu hàng khó khăn, thất bại. Họ phải đối mặt và dũng cảm vượt qua sự khó khăn, thất bại đó, để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy thiết thực về quản lý hay chiến lược kinh doanh.

Mức lương General Manager

Theo khảo sát, mức lương cho vị trí Tổng quản lý Khách sạn là người Việt hiện nay dao động trong khoảng từ 15 triệu cho đến 80 triệu đồng/ tháng, tùy thuộc vào quy mô:

• Khách sạn 2 sao: 15 – 20 triệu đồng/ tháng
• Khách sạn 3 sao: 20 – 40 triệu đồng/ tháng
• Khách sạn 4 sao: 40 – 80 triệu đồng/ tháng

Với Khách sạn 5 sao hiện nay, không có nhiều Tổng quản lý là người Việt, đa phần do người nước ngoài đảm nhận. Tuy nhiên, vẫn có một số General Manager khách sạn 5 sao là người Việt nhận mức lương tầm trên 70 triệu đồng/ tháng.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan trả lời cho câu hỏi General manager là gì? Cũng như những tố chất và công việc mà một người quản lý phải làm là gì? Nếu có vấn đề gì thắc mắc bạn có thể để lại thông tin tại phần nhận xét hoặc liên hệ trực tiếp qua Hotline để được tư vấn chi tiết nhất.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

VPGD: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Website: https://noithatmyhouse.com/

MSDN: 0109103109

Bài viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.