Bạch đàn là một loại cây rất quen thuộc và phổ biến tại Việt Nam, chúng có rất nhiều công dụng đối với đời sống xã hội.
Tuy nhiên rất nhiều người trong chúng ta không biết là bên cạnh những tác dụng thường gặp, gỗ bạch đàn lấy từ cây này cũng được xem là một dòng nguyên vật liệu cực kì tốt.
Bài viết sau đây của Nội thất My House sẽ thông tin tới các bạn chi tiết về loại gỗ này. Mời các bạn đón đọc.
Tìm hiểu về gỗ bạch đàn
Gỗ bạch đàn là một trong những loại gỗ được ưa chuộng nhất ở Việt Nam. Gỗ bạch đàn được dùng để làm nhà, làm giấy, ván sàn…
Ở nước ta, chúng được ứng dụng khá phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống. Ngoài gỗ, lá của loại cây này cũng được dùng làm thuốc. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đặc điểm, phân bố, ứng dụng… của loại gỗ này trong bài viết này cùng siêu thị gỗ thông Phú Trang.
Gỗ bạch đàn là gì?
[su_quote]Cây gỗ bạch đàn là chi thực vật có hoa, bạch đàn còn được gọi với cái tên là Khuynh diệp, tên khoa học của chúng là Eucalyptus, nằm trong họ Myrtus, Myrtaceae.[/su_quote]
Cây có xuất xứ từ Australia, được đem về trồng tại Việt Nam vào những năm 1950. Hiện nay loại cây này là một trong những nhóm cây lâm nghiệp quan trọng được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi.
Bạch đàn phân bố ở đâu?
Gỗ bạch đàn được người dân Việt Nam hay gọi là gỗ khuynh diệp. Đây là loài cây có xuất xứ từ Australia, hiện nay bạch đàn có hầu hết tại bản địa của Australia cùng một số nhỏ được tìm thấy ở New Guinea, Indonesia và một ở vùng viễn bắc Philippines và Đài Loan.
Bên cạnh đó bạch đàn đã được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Trung Quốc, bán đảo Ấn Độ…
Đặc biệt loài cây gỗ này được dẫn giống bằng hạt đem về trồng ở đất nước ta vào khoảng thập niên 1950 và cho thấy một số loài rất thích hợp với thổ nghi và khí hậu của Việt Nam.
Nhất là có thể trồng tập trung thành rừng thuần hay trồng phân tán trong đất thổ cư của nhân dân từ vùng đồng bằng cho đến các vùng bình nguyên và cao nguyên.
Đặc điểm sinh học của cây gỗ bạch đàn là gì?
Cây bạch đàn rất cao lớn, thân tròn nên cho gỗ rất tốt. Ngoài ra, cây còn có một số đặc điểm nổi bật khác như:
- Cây bạch đàn là cây gỗ lớn, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng.
- Hoa loại cây này mọc ở nách lá. Quả hình chén, bên trong có chưa nhiều hạt nhỏ màu nâu. Hoa có cuống ngắn, nhỏ hình chóp trụ. Bên trong nhụy có chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu và khi rụng xuống đất sẽ nảy mầm thành cây con.
- Lá cây hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm, cuống ngắn và hơi vặn, phiến lá dài và hẹp (ở loài E. exserta) giòn và rộng hơn (ở loài E. camaldulensis), rộng 1–5cm, dài 8–18cm.
- Lá màu xanh đậm hay hơi nhạt, hình lưỡi liềm và gần giống lá tràm. Chiếc lá nhỏ nhắn, mỏng manh nhưng chứa một hàm lượng Eucalyptone lớn và để sản xuất dầu Khuynh Diệp.
- Hai mặt lá đều có màu xanh ve ít vàng nhạt, lác đác có nhiều chấm nhỏ màu vàng. Khi soi lá trước ánh sáng thấy rất nhiều túi tiết tinh dầu nhỏ li ti.
- Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa và gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá có mùi thơm mạnh đặc biệt, mùi dịu hơn ở loài E. camaldulensis. Vị thơm nóng, hơi đắng chát, sau có cảm giác mát và rất dễ chịu.
- Cây bạch đàn thích nghi với điều kiện khắc nghiệt nên rất dễ trồng, thời gian tăng trưởng ngắn. Vì thế, gỗ bạch đàn sẽ được khai thác chỉ sau từ 5 đến 7 năm. Loại cây này có thể sống được trên những nơi cằn cỗi, nghèo chất dinh dưỡng.
- Loại cây này có thể sống tốt trên những nơi đất cằn cỗi và nghèo dinh dưỡng.
- Cây được trồng thành rừng thuần hoặc trồng riêng lẻ trên những khu đất bình phẳng, trải dài từ cao nguyên xuống đồng bằng. Tuy nhiên, không khuyến khích trồng riêng lẻ loại cây này vì sẽ làm đất khô cằn, thiếu hụt dinh dưỡng.
- Chúng thường được trồng tập trung thành rừng thuần hoặc trồng phân tán trong đất thổ cư của người dân từ vùng đồng bằng cho đến các vùng bình nguyên và cao nguyên.
Nếu bạn muốn trồng cây bạch đàn để lấy gỗ cũng cần có giải pháp giải quyết. Bạn hãy trồng xen kẽ với cây keo lá tràm, keo tai.… để bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho lớp đất trồng.
Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, bạn đã khai thác được và thu về lợi nhuận cho mình. Gỗ bạch đàn còn cho gỗ rất tốt khi được trồng kết hợp với keo lá tràm.
Gỗ bạch đàn thuộc nhóm mấy?
Gỗ bạch đàn được xếp vào nhóm VI trong danh sách phân chia các loại gỗ ở Việt Nam.
Có mấy loại gỗ bạch đàn?
Theo nghiên cứu hiện thì có khoảng hơn 700 loài gỗ bạch đàn khác nhau. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay chỉ du nhập khoảng 10 loài:+ Bạch đàn đỏ:
- Bạch đàn đỏ: Có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis, chúng thích hợp vùng đồng bằng.
- Bạch đàn trắng: Loài này có tên khoa học là Eu.alba, thích hợp với các vùng gần biển.
- Bạch đàn lá nhỏ: Còn được gọi là Eu. Tereticornis, thích hợp cho vùng đồi Thừa thiên – Huế.
- Bạch đàn liễu: Loại gỗ này có tên khoa học là Eu. Exserta, thích hợp vùng cao miền Bắc VN.
- Bạch đàn chanh: Có tên là Eu. Citriodora, thích hợp với vùng thấp, lá loại bạch đàn này có chứa tinh dầu mùi sả.
- Bạch đàn lá bầu: Tên khoa học là Eu. globules, chúng rất thích hợp vùng cao nguyên.
- Bạch đàn to: Loại bạch đàn này được gọi là Eu. grandis, thích hợp vùng đất phù sa.
- Bạch đàn ướt: Tên khoa học là Eu. saligna, thích hợp vùng cao nguyên Ðà Lạt.
- Bạch đàn Mai đen: Có tên khoa học là Eu. Maidenii, thích hợp vùng cao như Lâm Đồng.
Cách phân biệt
Ở nước ta, gỗ bạch đàn thường được khai thác khi cây đạt độ tuổi từ 5 đến 7 năm. Khi đó, loại gỗ này sẽ được sử dụng trong xây dựng và làm bột giấy, ván sàn. Các chuyên gia nhận định rằng, loại gỗ này khá mềm và kém chất lượng nên không dùng làm đồ gia dụng.
Tuy nhiên, ở nước Úc người ta thường để cây có độ tuổi từ 70 – 80 năm. Khi đó, chất liệu gỗ chất lượng ứng dụng được trong hầu hết các lĩnh vực. Vì vậy, bạn có nhu cầu cần mua gỗ bạch đàn tròn, làm nhà gỗ bạch đàn xoắn… đều có thể được.
Phân loại nhóm
Trong bảng phân nhóm gỗ của Việt Nam, gỗ bạch đằng được xếp vào nhóm gỗ IA. Tuy nhóm gỗ này không có màu sắc, vân gỗ đẹp, hương thơm dễ chịu nhưng ứng dụng nhiều, thời gian khai thác ngắn nên giá trị kinh tế cao.
Các loại gỗ trong nhóm IA thường được dùng trong xây dựng, làm giấy… và nếu độ cứng đạt “chuẩn” có thể dùng làm đồ nội thất. Nói chung, gỗ càng tốt khi cây có độ tuổi càng cao nên bạn cứ an tâm lựa chọn sử dụng.
Gỗ bạch đàn có tốt không?
Chúng ta cùng tìm hiểu những đặc điểm của loại gỗ bạch đàn này để xem chúng có tốt không nhé!
Ưu điểm của gỗ bạch đàn
- Dát gỗ bạch đàn rộng, màu từ trắng đến hồng nhạt. Tâm gỗ có màu nâu đỏ, thường có sọc sậm màu hơn.
- Vân gỗ bạch đàn sắp xếp không theo trật tự, thường đan cài, tạo nên nhiều hình dạng vân gỗ đẹp mắt, mặt gỗ đều rất đẹp.
- Bạch đàn khá cứng, chắc và nặng.
- Việc ứng dụng gỗ bạch đàn rất dễ dàng, gỗ dễ cắt xẻ bằng cả dụng cụ cầm tay lẫn máy móc.
- Gỗ này bám đinh, bám ốc và dính keo tốt, dễ nhuộm màu, có thể chà nhám và đánh bóng để trở thành thành phẩm tuyệt vời.
- Tâm gỗ bạch đàn tương đối không thấm chất bảo quản nhưng dát gỗ có thể thấm chất này.
Nhược điểm của gỗ bạch đàn
- Tuy nhiên gỗ bạch đàn mau khô, rất có nguy cơ cong vênh và uốn xoắn. Độ co rút và dễ bị biến dạng khi khô.
- Bạch đàn Hoa Kỳ khá cứng, chắc và nặng nên khả năng uốn được bằng hơi nước là thấp.
- Không có khả năng kháng sâu ở tâm gỗ và dễ bị côn trùng tấn công.
Giá gỗ bạch đàn
Hiện nay giá loại gỗ này có sự chêch lệch và dao động tùy thuộc vào từng thời kỳ, đơn vị cung cấp và chất lượng, mẫu mã gỗ.
Theo thông tin năm 2023, giá gỗ bạch đàn đang tăng nhẹ do việc xuất khẩu dăm gỗ thuận lợi.
Thời điểm này, nhiều đơn vị đang thu mua gỗ nguyên liệu từ bạch đàn ở mức từ 1,11 – 1,21 triệu đồng/tấn.
NỘI THẤT MY HOUSE KHÔNG CUNG CẤP DÒNG GỖ NÀY – MỌI THÔNG TIN BÀI VIẾT MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, CÓ THỂ THAY ĐỔI DO GIÁ THỊ TRƯỜNG BIẾN ĐỘNG!
Cách trồng và chăm sóc cây bạch đàn
Để trồng rừng bạch đàn, chúng tôi cung cấp cho bạn những lưu ý và phương pháp để trồng loại cây gỗ này một cách hiệu quả như sau:
- Mật độ trồng của loại cây này là 1.660cây/ha, hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m.
- Nếu nơi trồng được cày máy, thì kích thước hố đào 30cm x30cm x30cm. Nếu như trồng rừng bằng phương pháp làm đất cục bộ, cuốc đất bằng tay, kích thước hố đào thích hợp là 40cm x40cm x40cm.
- Mỗi hố ta cần bón lót 2kg phân hữu cơ vi sinh và 0,2kg NPK 8-4-4. Dùng đất tầng mặt đập nhỏ, trộn đều với phân sau đó bón vào hố.
- Sau 15-20 ngày, gặp thời tiết thuận lợi như: mưa vừa, râm, mát, đất đủ ẩm, cần tiến hành trồng bạch đàn ngay.
- Sau khi trồng 25-30 ngày, phải kiểm tra rừng đã trồng, nếu phát hiện cây con bị chết hoặc đổ gãy phải vứt bỏ và kịp thời trồng dặm lại để bảo đảm tỉ lệ thành rừng đạt 100%.
- Để rừng bạch đàn sinh trưởng nhanh, cần bón thúc trong lần chăm sóc thứ 2 với lượng 0,2kg NPK/cây.
- Trong 3 năm đầu, rừng non bạch đàn cần được chăm sóc bảo vệ chu đáo, phòng ngừa tránh mọi tác động gây hại.
- Nếu rừng được trồng vào vụ xuân, năm thứ nhất chăm sóc 3 lần, năm thứ 2 chăm sóc 2 lần, năm thứ 3 chăm sóc 1 lần.
- Nếu rừng trồng vào vụ thu năm thứ nhất chăm sóc 1 lần năm thứ 2 chăm sóc 3 lần, năm thứ 3 chăm sóc 2 lần. Khi chăm sóc phải cuốc xới xung quanh và vun đất tơi vào gốc cây trồng, phát bỏ dây leo cỏ dại cạnh tranh chèn ép, tỉa bỏ cành gốc.
- Tổ hợp bạch đàn cao sản, bạch đàn lai là giống mới, có ưu thế trội và ưu thế lai rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ thành rừng, hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy sản suất từ gỗ bạch đàn cao sản, bạch đàn lai vượt trội hơn những cây trong quần thể chọn lọc và cây bố mẹ lai. Dùng phương pháp nhân giống sinh dưỡng hom – mô, cây hom giống hoàn toàn di truyền được các tính chất vốn có của cây mẹ lấy hom.
Ứng dụng của cây và gỗ bạch đàn trong đời sống
Trong đời sống, gỗ bạch đàn được ứng dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực. Cụ thể là:
Trong xây dựng
Gỗ bạch đàn được sử dụng làm cột chống trong xây dựng, cột chống dàn giáo, cốp pha. Trong lĩnh vực xây dựng thì loại gỗ này thường được gọi là Cừ Bạch Đàn. Loại này có thể khai thác sau 5-7 năm trồng.
Trong công nghiệp
Bạch đàn chính là một loại nguyên liệu chế biết bột giấy hay ván ép vì bạch đàn là loại gỗ mềm.
Tinh dầu bạch đan còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa, có thể thay thế tinh dầu sả Java.
Ngoài ra theo một nghiên cứu cho thấy lá của loại cây này có thể hút được vàng nano nếu được trồng ở gần những nơi có vàng. Lượng vàng trong lá rất thấp, chỉ khoảng 0,000005% trọng lượng/lá. Thông qua việc này những công ty khai khoáng có thể tìm ra được những mỏ vàng mới.
Trong thiết kế nội thất
Đối với những cây có tuổi đời cao, đường kính thân lớn thì được sử dụng đa năng hơn. Gỗ bạch đàn loại này có thể dùng phục vụ trong đóng đồ mộc như bàn, ghế, giường tủ,..
Trong y học
Lá cây bạch đàn có thể sản xuất dầu gió Khuynh Diệp và cũng là một vị thuốc dân gian. Một số công dụng của lá bạch đàn như: Thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro cồn lá bạch đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen,..
Tinh dầu của bạch đàn cũng được sử dụng như tinh dầu tràm, tuy nhiên chúng được biết đến ít hơn.
Tinh dầu bạch đàn chanh được Khoa tai – mũi – họng – bệnh viên Bạch Mai sử dụng nhiều trong những năm kháng chiến chống Mỹ để chữa ho, viêm họng, sát khuẩn đường hô hấp.
Trong lĩnh vực khác
Ngoài ra gỗ bạch đàn còn có thể làm củi đốt. Có thể trồng loại cây này tại các vị trí bờ ao, bờ kè vừa để giữ đất vừa lấy bóng mát.
Tham khảo thêm một số loại gỗ khác tại đây:
Qua bài viết trên chúng ta thấy được rằng bạch đàn là một loại cây lấy gỗ tốt, nhưng đồng thời chúng cũng có rất nhiều công dụng với đời sống con người. Hiện nay tại nước ta có rất nhiều nơi trồng loại cây này vì đây là một loại cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Hy vọng những thông tin trên sẽ bổ ích cho các bạn. My House cảm ơn bạn đã đón đọc!