Gỗ mdf lõi xanh

Gỗ mdf lõi xanh từ lâu đã không có gì xa lạ đối với người tiêu dùng, thế nhưng chưa hẳn chúng ta đã hiểu hết về loại gỗ này.

Vậy để giúp giải đáp thắc mắc gỗ mdf lõi xanh là gì, gỗ mdf lõi xanh chống ẩm giá bao nhiêu? Ứng dụng ván gỗ mdf lõi xanh an cường trong nội thất như thế nào. Tất cả sẽ được Nội thất My House chia sẻ chi tiết  trong bài viết sau mời các bạn tham khảo.

Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm là gì?

MDF là tên viết tắt của Medium Density Fiberboard nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Có 2 loại chính đó là loại lõi thường và loại lõi xanh chống ẩm

Gỗ MDF có thành phần chính là gỗ tự nhiên được nghiền bằng máy tạo thành những sợi cellulo -> sau đó được rửa trôi tạp chất còn sót lại -> rồi trộn keo và chất kết dính ->cuối cùng nén thành tấm.

Đặc điểm

Gỗ MDF là một loại vật liệu thiết kế có độ ổn định cao, ít cong vênh, ở dạng ván hay tấm MDF thường có bề mặt nhẵn mịn, khó uốn cong rất phù hợp trong thiết kế đồ nội thất.
Gỗ MDF có bè mặt bóng, dễ dàng sơn hoặc phủ lên bề mặt của ván một lớp Melamine, Laminate, Acrylic,… Do đó, đồ nội thất làm từ chất liệu MDF có đa dạng .

MDF có độ bền rất cao so với các loại gỗ nhân tạo, đặc biệt là chúng không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây mối mọt.

Trung bình một sản phẩm được thi công và bảo quản tốt trong điều kiện môi trường lý tưởng thì có thể sử dụng bền đẹp lên tới 10 đến 15 năm.

MDF có giá thành tương đối rẻ, nhất là so với gỗ tự nhiên nên được nhiều người ưu tiên sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí thiết kế nội thất cho những gia đình.

Độ dày ván

Tấm MDF có kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4, độ dày đa dạng: 2,3mm, 2,5mm, 3mm, 4mm, 4,5mm, 4,75mm, 5,5mm, 6mm, 8mm, 9mm, 12mm, 15mm, 16mm, 17mm, 18mm, 19mm, 25mm.

Theo đó, các sản phẩm ván MDF chống ẩm có kích thước càng dày độ bền và khả năng chịu lực càng cao.

Ngoài ra, mỗi kích thước sẽ có sự chênh lệch về giá. Cụ thể, ván càng dày thì sẽ có chi phí cao hơn.

Do đó, tùy vào mục đích sử dụng mà các sẽ yêu cầu độ dày phù hợp. Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, cũng như tiết kiệm chi phí.

Ruột gỗ MDF chống ẩm

Trong các thành cấu tạo nên gỗ MDF chống ẩm thì gỗ tự nhiên, nhánh cây chiếm đến 75%. Do đó, tùy vào chất liệu gỗ làm ruột MDF chống ẩm là gì mà sẽ có chi phí khác nhau.

Hiện nay, phổ biến là một số gỗ sau:

  • Combi: Đây là ruột gỗ có chi phí thấp và được sử dụng phổ biến. Bao gồm những cây trồng rừng ngắn ngày như cao su, bạch đàn, thông hay tràm.
  • Ruột Poplar: Ruột gỗ được làm từ gỗ cây dương, có màu vàng nhạt hoặc trắng. Loại gỗ này có chi phí thấp và độ dẻo cao.
  • Ruột Hardwood: Loại ruột gỗ này có giá thành cao, được sử dụng để sản xuất nội thất cao cấp. Bao gồm những cây gỗ cứng và có tán rộng như sồi, anh đào hay óc chó.
  • Birch: Ruột gỗ là từ cây Bulô, có thớ gỗ thẳng, vân gỗ màu nâu hoặc vàng nhạt, có mùi thơm nhẹ. Dòng gỗ này được dùng để sản xuất các đồ nội thất cao cấp nên giá thành cao.

Loại keo sử dụng

Keo chính là yếu tố quyết định đến khả năng chống ẩm của gỗ MDF lõi xanh. Hiện nay, có rất nhiều keo được sử dụng. Mỗi loại keo cũng sẽ có chi phí khác nhau.

Trong đó, phổ biến nhất là keo MR có khả năng chống nước, chống ẩm và mốc rất tốt.

Lớp phủ bề mặt gỗ

Lớp phủ ngoài bề mặt gỗ cũng là yếu tố quyết định đến báo giá gỗ MDF chống ẩm.

Thông thường, lớp phủ sẽ có tác dụng đảm bảo tính thẩm mỹ, hạn chế trầy xước, chống ẩm và chống nước. Với dòng gỗ MDF chống ẩm thường sẽ sử dụng bề mặt Veneer hoặc Melamine…

Do đó, tùy vào lớp phủ là Veneer hay Melamine mà cũng sẽ mức giá khác nhau.

Gỗ MDF có tốt không? 

Mỗi loại gỗ công nghiệp đều có ưu điểm và nhược điểm nổi bật riêng, hãy xem chi tiết dưới đây nhé.

Ưu điểm của ván gỗ công nghiệp MDF

  • Chống co ngót, cong vênh
  • Bề mặt phẳng dễ kết hợp với nhiều loại vật liệu bề mặt -> đa dạng và phong phú về màu sắc
  • Giá thành ổn định, rẻ hơn gỗ tự nhiên
  • Phù hợp với nhiều phong cách nội thất

Nhược điểm của ván gỗ công nghiệp MDF

  • Kém về khả năng chịu nước
  • Không thi công được các chi tiết phức tạp, những chi tiết chạm trổ như gỗ tự nhiên
  • Độ dẻo dai hạn chế, độ dày có giới hạn

Phân loại gỗ công nghiệp MDF

Gỗ MDF gồm 2 loại :

  1. Lõi xanh chống ẩm
  2. Lõi đỏ chịu hóa chất.

Ván gỗ MDF có thể kết hợp với nhiều loại vật liệu bề mặt để tạo ra thành phẩm như: Kết hợp được với hơn 200 mã Melamine, trên 80 mã Laminate, ngoài ra còn có thể kết hợp với veneer (veneer óc chó, veneer sồi, veneer xoan đào,…)

Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp với một số vật liệu bề mặt như Acrylic hoặc sơn bệt trắng.

Cách phân biệt gỗ MDF lõi xanh chống ẩm và gỗ MDF thường

Trên thị trường hiện nay, có hai loại gỗ MDF cơ bản là MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm.

Để hiểu rõ hơn về ưu – nhược điểm của chúng trước khi có lựa chọn phù hợp cho thiết kế của mình, hãy tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa hai loại vật liệu này nhé!

Giống nhau

  • MDF thường và MDF lõi xanh chống thấm đều có thành phần nguyên liệu chính và quy trình sản xuất về cơ bản giống nhau.
  • Cả hai loại này đều có những đặc điểm nổi bật của gỗ MDF như độ bền cao, bề mặt nhẵn, ít cong vênh và có khả năng chống mối mọt.
  • MDF thường và MDF lõi xanh chống thấm đều có thể ứng dụng trong các món đồ nội thất phòng khách, nội thất phòng ngủ, nội thất văn phòng,… mang lại chất lượng và tính thẩm mỹ cao.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đồ nội thất sử dụng chất liệu gỗ MDF đặc biệt là các loại bàn văn phòng, giá sách,.. với đa dạng mẫu mã, màu sắc cho bạn lựa chọn.

Khác nhau

Khác với gỗ MDF thường, gỗ MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm, mốc, mối mọt vượt trội. Đặc biệt phù hợp với khí hậu Việt Nam bởi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng ẩm, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ cao.

Trong khi đó, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cho các loại gỗ công nghiệp thông thường hay bị nứt, hay ẩm mốc hay thậm chí bị bung nổ dẫn đến hư hỏng, mất thẩm mỹ.

Nếu gỗ MDF thường chỉ có khả năng chống mối mọt thì gỗ MDF lõi xanh chống ẩm có tính năng ưu việt hơn với khả năng chống nước vượt trội, độ co dãn, đàn hồi tuyệt đối, có thể chống nước khi độ ẩm cao, nhưng vẫn đảm bảo độ dãn vừa đủ khi nhiệt độ tăng.

MDF thường có tính ứng dụng chủ yếu ở những không gian khô ráo và thoáng mát như nội thất phòng khách, phòng ngủ, văn phòng,…

Còn gỗ MDF lõi xanh chống ẩm lại có khả năng dùng được ở cả những nơi ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với nước như nội thất phòng bếp và nơi có nhiệt độ cao, thường xuyên thay đổi đột ngột như nội thất công cộng, nội thất ngoài trời,…

Báo giá nội thất gỗ MDF lõi xanh chống ẩm An Cường

Trên thị trường hiện nay có sự trà trộn các loại ván khác nhau để giảm giá thành sản phẩm, rất nhiều khách hàng khi ký hợp đồng là ván an cường nhưng nhận về sản phẩm ván gỗ của hãng khác kém chất lượng hơn.

Xưởng chúng tôi với tiêu chí hoạt động lấy uy tín đặt lên hàng đầu,cam kết làm đúng chất liệu gỗ khách hàng đã ký, khách hàng có thể qua xưởng xem hóa đơn nhập ván lô hàng của mình.

Ứng dụng của gỗ MDF lõi xanh

Gỗ MDF lõi xanh có ứng dụng khá phong phú, tùy thuộc vào thành phần bột gỗ, các chất phụ gia kết dính người ta chia thành gỗ MDF dùng trong sản phẩm nội thất gia đình (bàn ghế, giường, tủ,…) hay gỗ MDF ngoài trời.

Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu thêm về gỗ MDF và cách phân biệt MDF lõi xanh chống ẩm và MDF thường. Từ đó, lựa chọn cho không gian sống của mình những mẫu đồ nội thất đẹp.

Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của Nội thất My House để cập nhật các xu hướng thiết kế nội thất nhà đẹp mới nhé!

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

VPGD: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Website: https://noithatmyhouse.com/

MSDN: 0109103109

Bài viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.