Gỗ mun là một trong những loại gỗ quý hiếm được ưa chuộng và sử dụng khá phổ biến hiện nay. Hãy cùng Nội Thất My House tìm hiểu những thông tin cơ bản và cần thiết về loại gỗ quý hiếm này dưới bài viết sau đây.
Tìm hiểu về gỗ mun
Gỗ mun là gì?
Gỗ mun là một loại gỗ có màu đen tên khoa học là Diospyros, nó được khai thác từ các loài cây thuộc họ Thị, ở Việt Nam thì loại gỗ này thường được lấy từ loại cây mun nên gọi là gỗ mun.
Đặc biệt gỗ mun hiện nay được sử dụng để làm các đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ giá trị cao không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn ở rất nhiều nước trên thế giới đều ưa chuộng các sản phẩm làm từ mẫu gỗ quý hiếm này.
Đặc điểm của gỗ mun như thế nào?
- Đặc điểm của Gỗ mun là có màu đen đặc trưng, vân đều, đẹp, gỗ rất chắc, nặng và khá đặc chính vì vậy khi khai thác không thể thả trôi theo dòng sông hoặc suối như một số loại gỗ rừng thông thường vì nó có thể chìm trong nước.
- Gỗ này không bị mối mọt, không mục, rất bền với điều kiện tự nhiên, càng sử dụng thì gỗ càng sáng bóng, không bị cong vênh, khó xây xước, gẫy vì gỗ rất chắc.
- Tỷ trọng của gỗ mun được tính toán trung bình là 955kg/1m3, lực nén cần thiết để tạo một lỗ sâu 1cm và đường kính 1cm trên gỗ cần một lực nén khoảng 1,3 tấn.
- Cây gỗ mun cao từ 10 – 20m, đường kính có khi lên đến 42 – 45cm, vỏ cây cũng có màu đen, nứt dọc.
- Cây gỗ này là loại cây sinh trưởng chậm, ưa sáng và sống lâu năm, trọng lượng nặng tương đương với loại gỗ trắc, có độ cứng khá cao và đặc biệt mẫu gỗ này giòn như than đá.
Gỗ mun phân bố ở đâu?
- Thực tế đây là loại cây gỗ đặc hữu ở Việt Nam, tuy nhiên nó cũng phân bố rải rác ở các nước Lào và Campuchia.
- Tại Việt Nam loại gỗ mun phát triển tập trung ở các tỉnh miền bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn cùng một số tỉnh miền Nam Trung Bộ từ Bắc Bình Thuận đến Khánh Hòa.
- Một số thành phố lớn hiện nay cũng trồng loại cây này ở đường phố, công viên, danh lam thắng cảnh để cho trẻ em và người dân biết nhiều hơn về loại cây quý giá cần được bảo tồn này.
- Ngoài ra hiện nay loại cây này còn được trồng tại một số quốc gia Châu Phi như Nam Phi, Ai Cập, Lào, Ấn Độ,… với mục đích khai thác để lấy gỗ xuất khẩu.
Gỗ mun thuộc nhóm mấy?
- Gỗ mun là loại gỗ quý hiếm được xếp vào nhóm 1 trong các nhóm gỗ của Việt Nam cùng với các loại gỗ quý hiếm khác như: Gỗ gụ, gỗ hương, gỗ muồng đen, gỗ hoàng đàn, gỗ cẩm lai,..
- Loại gỗ này vì quý hiếm và có giá trị tâm linh cao nên đang có nguy cơ tuyệt chủng với các loại mun sọc và mun hoa.
Có mấy loại gỗ mun?
Hiện nay gỗ mun được chia làm một số loại theo đặc điểm bên ngoài và cách gọi của từng địa phương, quốc gia tiêu biểu như: Gỗ mun đen, gỗ mun sừng, gỗ mun sọc, gỗ mun hoa, gỗ mun da báo,….
Gỗ mun sừng
- Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì loại gỗ này để lâu thì gỗ sẽ chuyển sang màu đen giống như màu sừng.
- Khi mới hoàn thiện gỗ có màu đen xanh (đen hơi xanh một chút), vân rất mờ. Tuy nhiên nếu để một thời gian khoảng 6 tháng gỗ sẽ chuyển sang màu đen tuyền. Để càng lâu thì gỗ càng bóng, càng đẹp. Đặc biệt nó không bao giờ bị mối mọt (thậm chí là rác gỗ mun cũng rất tốt, không mối mọt).
- Chất gỗ mun sừng đanh cứng, xớ gỗ cực mịn nhưng có hạn chế là gỗ rất giòn, hay bị nứt khi để mộc, trà nhám ra rất ít mùn vì gỗ quá cứng.
- Gỗ mun khó chế tác hơn so với các loại gỗ thường khác tuy nhiên khi đã hoàn thiện rồi thì sản phẩm lại rất bóng và mịn.
- Gỗ mun sừng có khối lượng riêng nặng nhất trong các loại gỗ mun, thực tế khối lượng riêng của loại gỗ này nặng hơn gỗ nghiến khoảng 5%, gỗ cẩm khoảng 10%, gỗ hương ta khoảng 20%.
Gỗ mun hoa
- Đây cũng là một loại gỗ đặc hữu của vùng rừng núi tỉnh Tây Nguyên.
- Tuy nhiên mẫu gỗ mun hoa hầu như là tuyệt chủng hoàn toàn, đa phần mun hoa được tìm thấy dưới dạng lũa.
- Loại gỗ này có độ cứng khá cao và giòn nên có giá trị khá cao đối với các thành phẩm đã hoàn thành.
Gỗ mun sọc
- Loại gỗ mun này phân bổ chính ở các tỉnh miền Nam Trung bộ từ Bắc Bình Thuận đến Khánh Hoà.
- Vân của nó gần giống với mun hoa, nhưng các đường chỉ thẳng nép hơn, rõ nét và đẹp hơn.
- Thớ gỗ sọc to hơn mun sừng một chút, khối lượng cũng nhẹ hơn không đáng kể.
Gỗ mun đen
- Loại gỗ này có độ bóng rất đẹp mà ít có loại gỗ nào có thể sánh đươc, ngoài ra loại gỗ mun đen này còn rất ít dăm.
- Nhưng loại gỗ này lại có nhược điểm là đối với những nơi như có phòng điều hòa mà khí hậu thay đổi đột ngột quá nhiên trên gỗ sẽ xuất hiện những lỗ chân chim.
Gỗ Mun đuôi công
- Gỗ mun đuôi công là gì? Đây là loại gỗ được xuất xứ từ Nam Phi, còn được gọi là mun Nam Phi, thuộc loài cây họ Thị, được mô tả khoa học đầu tiên năm 1873, tại Tây Phi.
- Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên phân loại gỗ mun này như là một loài nguy cấp.
- Mun đuôi công so với các loại mun khác thì sẵn có trên thị trường hơn .
- Thớ gỗ bản to nhiều và sẵn hơn các loại mun khác nên cũng được sử dụng để đóng bàn ghế, lục bình, tủ kệ,… và các vật phẩm mỹ nghệ khác có kích cỡ to.
- Mùi gỗ đuôi công rất nhẹ, đó là, một số hương vị khô và khô, với đầu lưỡi, không có hương vị của gỗ.
Tình trạng gỗ mun hiện nay
Loại gỗ này đang bị khai thác tận diệt tại rừng tự nhiên của tất cả các quốc gia vì vậy nó được liệt vào dạng cấm khai thác và cần bảo tồn cụ thể như:
- Tại Việt Nam gỗ mun được ghi vào sách đỏ các loại cây cần được bảo vệ cấm khai thác.
- Tại Ấn Độ và Sri Lanka đã cấm xuất khẩu loại gỗ mun, tuy nhiên các sản phẩm được gia công từ loại gỗ này vẫn được xuất khẩu..
- Tại Indonesia, loại cây này vẫn được cho phép khai thác nhưng ở điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt.
- Ở nhiều quốc gia và các hiệp hội bảo tồn động thực vật thiên nhiên khác đều xếp loại cây này vào dạng nguy cấp cần được bảo tồn.
Gỗ mun giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay, giá gỗ mun dao động theo nguồn hàng nhập, chính vì vậy để có giá chi tiết theo từng thời điểm, bạn hãy liên hệ đến Nội thất My House của chúng tôi để có được giá chuẩn nhất.
Ứng dụng của gỗ mun trong cuộc sống
Thời kỳ cổ đại loại gỗ này được phát hiện trong lăng mộ cổ Ai Cập với các đồ tế lễ chôn cất cùng các vị vua, tới thế kỷ 16, loại gỗ này được các tôn giáo như: Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Đạo Hồi,… sử dụng làm các đồ trang trí nội thất, tượng,…
Hiện nay gỗ mun được ứng dụng trong điêu khắc các đồ nội thất cao cấp như bàn ghế, tủ, sập, cửa gỗ, sàn,…
Một số mẫu đồ gỗ nội thất làm từ gỗ mun
Trên đây, chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu những thông tin quan trọng và chi tiết nhất về mẫu gỗ quý hiếm gỗ mun. Hi vọng rằng việc hiểu tõ về khái niệm, đặc điểm, phân bố và phân loại gỗ mun mà các bạn có thể sử dụng để thiết kế loại gỗ này thành các sản phẩm đẹp và tiện ích trong gia đình.