Gỗ Sưa

Nói đến các loại cây gỗ quý. đặc biệt là nguyên liệu tốt trong thiết kế và thi công nội thất hiện nay thì không thể không nhắc tới cây gỗ sưa. Tuy nhiên mặc dù nhìn thấy khá nhiều các sản phẩm là từ loại gỗ này nhưng chúng ta đôi khi vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm, giá trị thực hay tác dụng của chúng như thế nào? Vì vậy trong bài viết của chúng tôi ngày hôm nay, Nội Thất My House sẽ cùng các bạn tìm hiểu những thông tin đúng và cần thiết nhất về loại gỗ sưa này.

Một số thông tin quan trọng về gỗ sưa

Gỗ sưa là gì?

Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì sưa hay còn được gọi với các cái tên khác sưa Bắc Bộ, trắc thối, huê mộc vàng. Danh pháp khoa học của nó là Dalbergia tonkinensis Prain, đây là một loài cây thân gỗ  và thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Loại gỗ thuộc nhóm IA trong sách đỏ Việt Nam, cấm khai thác mục đích thương mại từ năm 1994.

Đặc điểm sinh học của gỗ sưa như thế nào?

Đây là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao từ 6-12m (cũng có thể cao tới 15m), sinh trưởng trung bình. Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán. Vỏ thân cây màu vàng nâu hay xám và nứt dọc. Cành non màu xanh, có lông mịn, thưa. Lá mọc cách, cấu tạo lá này dạng kép lông chim lẻ, mỗi là kép sẽ có từ 9-17 lá chét đính so-le trên cuống chính.

Lá chét hình xoan thuôn, đầu nhọn hoặc sẽ có mũi ngọn, đuôi tròn, mặt dưới phiến lá thường có màu tái trắng. Kích thước lá chét dài từ 6–9 cm, rộng từ 3–5 cm, lá đính ở đầu cuống kép thường có kích thước lớn hơn các lá còn lại. Cuống chính và các cuống lá chét thì không có lông, phiên lá chét cũng không lông. Có lá kèm nhỏ không lông, sớm rụng.

Hoa loại gỗ này mọc ra từ nách lá, thường xuất hiện trước khi lá mọc đầy đủ. Hoa tự tán gồm nhiều bông màu trắng, có kích thước từ 7-9mm, mùi thơm nhẹ nhàng. Mùa hoa vào khoảng tháng 2-3. Quả dạng đậu hình trứng thuôn dài, dài 5–7,5cm, rộng khoảng 2-2,5cm. Quả có chứa 1-2 hạt, mỗi hạt có đường kính khoảng 8-9mm.

Có mấy loại gỗ sưa? Đặc điểm của từng loại là gì?

Thực tế Có hai loại gỗ sưa chính là: Sưa trắng và sưa đỏ.

Gỗ sưa trắng 

Sưa trắng thuộc chi thàn mát, tên khoa học Millettia ichtyochtona Drake. Nó thường sống ven suối các tỉnh vùng núi phía Bắc, được người dân dùng đánh bắt cá vì chất rotenon, sapotoxin trong hạt cây có thể làm cá say thuốc

Nhận biết cây gỗ sưa trắng có dạng trục, tán cây dạng rộng. Còn vỏ cây có màu nâu đất, màu xám hoặc màu xanh vàng.

Sưa trắng cho hoa đẹp, quả to, đốt không có mùi. Nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ.

Sưa trắng chỉ có vân hai mặt và cũng không có mùi thơm.

Gỗ sưa đỏ

Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả kết thành từng chùm, đốt lên có mùi thối đặc trưng và có giá trị cao hơn hẳn, được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong thiết và và thi công các đồ nội thất, xây dựng.

Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Phân bố ở độ cao dưới 500m. Có khả năng tái sinh hạt tốt. Lá dạng lông chim. Mỗi nhành lá có khoảng từ 7-15 lá, mọc so le, lá cuối to hơn, hình lưỡi mác.

Thân cây nhẵn, màu xám trắng, lúc nhỏ thân cây hơi cong queo. Đầu mùa xuân thay lá, hoa màu trắng rất đẹp. Gỗ trắc, thơm và có tỉ trọng nặng hơn gỗ bình thường. Vân gỗ đẹp, rất được ưa chuộng để làm đồ dùng theo phong thuỷ.

Gỗ sưa dùng để làm gì?

Theo lịch sử Trung Quốc ghi chép, từ thời Đường loại gỗ sưa thường được dùng làm các loại bàn ghế, giường tủ và những đồ dùng hàng ngày của vua chúa và những gia đình quyền quý. Thời đó, ngoài vàng bạc châu báu thì vùng đất Chân Lạp cũng thường cống nạp cho triều Đường loại gỗ này, điều đó đã phần nào khẳng định giá trị quý hiếm của loại gỗ cao cấp này.

Ngoài ra để được thường xuyên tiếp xúc với gỗ sưa các đại gia Trung Quốc thường làm nhà bằng gỗ sưa, ngồi bàn ghế gỗ sưa, giường chiếu bằng gỗ sưa, bát đũa ăn cơm bằng gỗ sưa, ấm chén uống nước bằng gỗ sưa, vòng tràng hạt gỗ sưa,  tượng phật gỗ sưa…

Hiện nay, gỗ sưa đỏ được dùng để làm gì? Nó vẫn được sử dụng trong thiết kế và thi công các đồ nội thất, các trang thiết bị của các công trình xây dựng. Ngoài ra người ta cũng dùng gỗ này để tạo nên các sản phẩm tâm linh như: tượng Phật, lộc bình, thần tài. Tuy nhiên loại gỗ cao cấp này được đánh giá là có giá thành khá cao, nên chỉ thích hợp với những gia đình hay chủ đầu tư có kinh tế lớn.

Giá trị của cây gỗ sưa?

Phần được sử dụng của cây gỗ sưa là chính phần lõi đỏ, các phần khác bỏ đi, hoặc được dùng trong sản xuất các mặt hàng thấp cấp hơn.

Giá gỗ sưa hiện nay ít ai tính theo khối, chủ yếu tính theo kg, giá tùy theo chất lượng gỗ, kích thước gỗ, từ vài triệu đến vài chục triệu.

Giá gỗ sưa đỏ là bao nhiêu? Hiện tại giá gỗ sưa được ước tính là khoảng từ 05 triệu50 triệu đồng/kg. Tùy từng loại.

Mỗi cây sưa 20 năm tuổi trở lên đều có giá hàng chục tỷ đồng, thậm chí đối với những cây cổ thụ có thể được trả giá cả trăm tỷ. còn được gọi là “gỗ sưa trăm tỷ”.

Tuy nhiên, không có một mức giá cố định nào cho loại gỗ này cả mà nó còn phụ thuộc vào người mua và người bán gỗ sưa, nếu người bán không biết chắc đó là gỗ sưa thì thương lái sẽ ép giá rất rẻ. Hoặc cũng có người giả gỗ sưa đỏ để bán với giá rẻ, điều này đòi hỏi người mua phải tìm hiểu kĩ nếu không muốn bị lừa.

Tại sao gỗ sưa lại đắt?

Gỗ sưa được người dân ví như “khối vàng lộ thiên” bởi mức giá đắt đỏ mà chúng mang lại. Chính vì vậy rất nhiều người muốn tìm ra đáp án cho câu hỏi: Tại sao gỗ xưa lại đắt như vậy?

Sở dĩ gỗ sưa có giá thành đắt như vậy là bởi vì nó có những giá trị vượt trội từ ngàn đời xưa truyền lại như:

Giá trị về chất lượng gỗ :

Gỗ sưa có độ bền cực kỳ cao, khi ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát lại, đồng thời không bay mùi hương, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt. Bởi vì thế mà từ xưa, ở Trung Quốc người ta đã ưa chuộng.

Gỗ sưa rất thơm, mùi của loại gỗ này quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm  nên rất được ưa chuộng. Người ta còn quan niệm rằng, gia đình dù giàu có đến mấy, cuộc sống có vương giả đến mấy mà trong nhà không có vật dụng làm bằng gỗ sưa thì cũng chưa đạt đến đẳng cấp thượng lưu.

Gỗ này tỉ trọng nặng hơn gỗ bình thường.

Gỗ sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, vân gỗ đẹp, có nhiều hoa văn tinh tế.

Có tác dụng là dược liệu:

Một số sách của Trung Quốc như “Trung dược đại từ điển” và “Bản thảo cương mục” đều ghi chép gỗ sưa đỏ có những công dụng y tế nhất định như cầm máu, giảm đau, chống huyết áp, bệnh đường ruột, nhuận khí, hoạt huyết.

Quần áo được để trong tủ bằng gỗ sưa đỏ khi mặc sẽ có mùi thơm thoang thoảng dễ khiến cho tinh thần sảng khoái và phấn chấn vô cùng.

Từ đời nhà Minh trong các hiệu thuốc nam, bột gỗ sưa đỏ là 1 loại dược liệu rất quý trong điều trị bệnh xương khớp, người bị bệnh về xương khớp dùng bột gỗ sưa đỏ hòa với dấm sau đó đắp vào khớp xương bị đau sẽ có tác dụng rất hiệu quả.

Ngoài ra người có hàm răng bị xỉn màu, ố vàng  khi tiếp xúc thường xuyên với gỗ sưa đỏ răng có thể trắng trở lại.

Bên cạnh đó, gỗ sưa đỏ lâu năm còn phát tán ra môi trường xung quanh nó một loại khí gọi là “khí mộc dưỡng”, loại khí này có tác dụng làm tỉnh táo, an thần. Nếu thường xuyên tiếp xúc nó sẽ có khả năng phục hồi và tăng cường chưc năng của các  tạng  phủ trong cơ thể, tăng chức năng của thận làm cho thận khỏe hơn. Mà thận khỏe sẽ làm cho mọi tạng phủ khác trong cơ thể cũng khỏe mạnh theo, khiến bệnh tật tan biến hết.

Những người thường xuyên tiếp xúc với gỗ sưa đỏ đều có khí sắc rất tốt, hai mắt có hồn hơn, da dẻ căng hồng sức sống, xương khớp chắc khỏe, trí nhớ tốt hơn.

Giá trị về tâm linh: 

Gỗ sưa có những đặc tính nổi trội về màu sắc và mùi hương nên nhiều người quan niệm chúng có thể tránh tà ma, xua đuổi bệnh tật.

Giá trị sưu tầm:

Một cây gỗ sưa trung bình phải mất hàng chục, hàng trăm năm mới có giá trị sử dụng. Chính vì mức độ ít ỏi, quý hiếm nên gỗ sưa có giá rất cao. Đặc biệt vì những sản phẩm làm từ gỗ xưa rất đẹp và đặc biệt nên chúng cũng có giá trị sưu tầm và trưng bày cực kì cao.

Nhu cầu sử dụng từ thị trường Trung Quốc tăng

Sự bùng nổ nhu cầu gỗ sưa từ thị trường Trung Quốc cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá gỗ sưa trở nên đắt đỏ như vậy, bởi người dân nhận thấy giá trị kinh tế cao của loại gỗ sưa này nên không ngừng thu mua và tìm kiếm.

Các phương pháp bảo vệ gỗ sưa

Các biện pháp bảo việc cây sưa đỏ hiện nay còn mang tính cục bộ, tự phát như: quấn dây kẽm vào thân, đóng đinh dọc thân, hàn khung sắt bảo vệ, quấn tôn bảo vệ gốc, đúc bê tông bảo vệ gốc, mắc võng canh sưa …

Tất cả các phương pháp trên chỉ hạn chế chứ không ngăn chặn được nạn sưa tặc. Trong các phương pháp bảo vệ, có nhiều cách làm tác động không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Chính vì vậy cách hiệu quả nhất để bảo vệ loại gỗ này chính là tuyên truyền về ý thức của người dân, để tránh tình trạng chặt phá trái phép các loại cây gỗ quý này.

Trên đây, Nội thất My House vừa thông tin tới các bạn những đặc điểm. khái niệm và giá trị của loại gỗ cao cấp gỗ sưa. Chúc các bạn sẽ có những kiến thức bổ ích và hiệu quả từ bài viết này.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

Trụ sở chính & Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 1: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 2: Khu Công Nghệ Cao Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Bài viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.