Gỗ Veneer

Ngày nay, khi nguồn gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt và khan hiếm, thì người ta biết đến loại gỗ veneer như là một giải pháp tuyệt vời thay thế các loại gỗ tự nhiên chi phí cao mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho đồ nội thất một cách tuyệt vời. Dưới đây hãy cùng Nội thất My House tìm hiểu về những thông tin quan trọng nhất của gỗ veneer nhé!

Tìm hiểu về gỗ veneer

Gỗ gỗ veneer là gì?

Gỗ veneer được hiểu là loại gỗ tự nhiên, được lạng mỏng từ các cây gỗ trong thiên nhiên. Gỗ veneer có độ dày mỏng khác nhau tùy vào nhu cầu của người sử dụng, một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ veneer.

Loại dày nhất cũng chỉ khoảng 2 ly, tức là chúng mỏng chưa đến 1mm. Hiện nay trên thị trường do gỗ tự nhiên ngày một khan hiếm nên loại gỗ này rất là đắt.

Sau khi được lạng, Gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, HDF, gỗ Ván dán, gỗ figer hay gỗ ván dăm, để làm ra các sản phẩm nội thất.

Đặc tính của gỗ veneer là gì?

  • Bản thân của gỗ Veneer được lạng ra từ gỗ tự nhiên chính vì vậy chúng mang đầy đủ tính chất của cây chủ như: Óc chó, sồi, xoan đào,….. về màu sắc và độ bền,…
  • Bên cạnh đó sau khi được lạng ra, gỗ thô sẽ được gia công, chế biến theo từng tiêu chuẩn đối với loại gỗ khác nhau. Nhằm loại bỏ nước tiêu chuẩn trong gỗ, vi khuẩn, tăng độ bền của gỗ với môi trường và các tác động từ bên ngoài.

Nguồn sản xuất gỗ Veneer

Hiện nay trên thế giới, gỗ Veneer này được sản xuất chủ yếu ở một số nước lớn có diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng lớn như là : Nga, Mỹ, Canada, Argentina, Brazil, Trung Quốc,…

Gỗ veneer có mấy loại?

Hiện nay có rất nhiều cách phân loại gỗ này. Tuy nhiên chúng tôi giới thiệu đến bạn cách phân loại gỗ veneer cơ bản nhất và đặc điểm của các mẫu gỗ này khác nhau như sau.

Veneer sồi

Nguồn gốc gỗ Veneer sồi
  • Loại gỗ Veneer sồi này được sản xuất nhiều tại các nước Đông Âu như Nga, Mỹ, Canada, Trung Quốc và một số nước khác trên thế giới với nguồn nguyên liệu sồi được trồng thành các cánh rừng lớn.
  • Sồi là tên gọi chung của hơn 400 loài cây gỗ hay cây bụi thuộc chi Quercus thuộc họ sồi. Tuy nhiên để lấy gỗ thì chỉ có một số là đạt yêu cầu và phổ biến nhiều trong tự nhiên với ưu điểm thân gỗ lớn và chất lượng tốt.
Ưu điểm Veneer sồi
  • Vì được lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ veneer sồi không khác gì gỗ tự nhiên đẹp và thẩm mỹ. Màu veneer sồi rất nổi bật như gỗ gốc của nó.
  • Các sản phẩm bề mặt phủ Veneer sồi được đánh giá cao về chất lượng cũng như tuổi thọ không chỉ bởi những tính năng ưu việt mà còn do nó đem lại mà còn nằm ở những giá trị kinh tế hiệu quả.
  • Gỗ Veneer sồi được dùng nhiều trong sản xuất đồ nội thất và cũng rất được ưa chuộng.
  • Gỗ sồi (oak) gồm có 2 loại là gỗ sồi trắng (White oak) và gỗ sồi đỏ (Red oak) xẻ sấy được nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ và Châu âu. Loại gỗ này có khả năng chống va đập cao.
  • Gỗ sồi có độ chắc chắn thấp hơn nhưng lại có ưu điểm khác là rất dễ uốn cong bằng hơi nước. Gỗ sồi khác gỗ xoan đảo ở chỗ là loại gỗ này dễ bị biến dạng khi sấy và phơi. Gỗ Veneer sồi có thể được dùng để chế tạo các sản phẩm nội thất thông dụng như giường, bàn học, các loại ghế…
  • Công nghệ xử lý cao từ khâu lạng gỗ đến chế biến với quy trình khép kín nên gỗ có khả năng chống cong vênh, mối mọt, độ bền tốt với thời gian. Phù hợp với nhiều đồ nội thất như bàn ghế, tủ bếp,…
Nhược điểm Veneer sồi
  • Với đặc tính phần lõi làm bằng gỗ công nghiệp chính vì vậy các sản phẩm này dễ bị thấm nước, rạn nứt hay trầy xước. Chính vì vậy loại gỗ này thường được sản xuất các loại nội thất cố định, ít di chuyển sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Giá bán Veneer sồi

Hiện nay phụ thuộc vào kích thước, từng đơn vị cung cấp, quốc gia cũng như chất lượng gỗ thành phẩm,…. nên mỗi nhà cung cấp lại có một mức giá khác nhau.

Chúng tôi sẽ ví dụ một mức giá gỗ Veneer sồi sọc hồng thành phẩm từ Trung Quốc với kích thước 1220x2440mm có giá 130.000 đồng giá bán lẻ.

Nếu bạn mua với số lượng lớn hoặc mua tại nguồn chi phí sẽ tốt hơn rất nhiều.

Veneer óc chó

Nguồn gốc gỗ Veneer óc chó
  • Gỗ Veneer óc chó là gì? Veneer óc chó được sản xuất từ gỗ cây óc chó với độ dày phổ biến là 3 ly sau đó dán lên các loại cốt gỗ công nghiệp như là : Gỗ MDF, gỗ MFC, gỗ HDF,… tạo thành loại gỗ công nghiệp Veneer thành phẩm.
  • Cây óc chó là có tên khoa học là Ficus Hirta Vahl có nguồn gốc từ Địa Trung Hải nhưng rất hợp với khí hậu tại Mỹ đặc biệt là California Walnuts và nó được trồng rất nhiều tại châu Mỹ như Canada, Argentina,…
  • Ở Việt Nam cây óc chó được trồng phổ biến tại các vùng giáp danh biên giới và vùng núi như là: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,…
  • Một số đặc điểm bên ngoài là cây có màu tro, vỏ nhẵn và chiều cao có thể lên đến hơn 30m trong tự nhiên.
Ưu điểm của Vaneer óc chó
  • Các thành phẩm được sản xuất từ gỗ Veneer óc chó có vân rất đẹp và màu sắc y như gỗ óc chó tự nhiên. Loại gỗ này dễ dàng tạo hình, gia công, lựa chọn dễ dàng màu sắc và loại vân theo sở thích.
  • Thành phẩm từ Veneer óc chó ít có sự cong vênh và chống mối mọi triệt để nhờ công nghệ tiên tiến và sản xuất khép kín.
  • Giá sản phẩm chỉ bằng 1/4 so với sử dụng toàn bộ nội thất bằng gỗ óc chó tự nhiên.
Nhược điểm của Vaneer óc chó
  • Loại gỗ này cũng mang nhược điểm chung giống các biến thể gỗ Veneer khác đó là nếu sử dụng không cẩn thận dễ bị xước, rạn nứt. Chính vì vậy khi sử dụng chúng ta cần cẩn thận và tránh các yếu tố tác động như nước và va đập mạnh.
Giá bán Vaneer óc chó

Hiện nay giá bán của gỗ Veneer óc chó phụ thuộc vào kích thước, độ dày cũng như các thương hiệu khác nhau,…Bạn có thể tham khảo mức giá từ các công ty bán sản phẩm trên thị trường với kích thước 640x2500mm như sau:

Giá gỗ Veneer óc chó lạng:
  • Óc chó vân núi sẫm kích thước 640x2500mm ~ 86.000 đồng.
  • Óc chó vân núi nhạt kích thước 640x2500mm ~ 86.000 đồng.
  • Óc chó vân sọc kích thước 640x2500mm ~ 86.000 đồng.
  • Óc chó vân sọc to kích thước 640x2500mm ~ 90.000 đồng.
  • Óc chó xanh kích thước 640x2500mm ~ 95.000 đồng.
Giá ván Veneer óc chó (5rem phủ 2 mặt – MDF 17mm):
  • Óc chó vân núi sẫm 760.000 đồng.
  • Óc chó vân núi nhạt 760.000 đồng.
  • Óc chó vân sọc 760.000 đồng.
  • Óc chó vân sọc to 780.000 đồng.
  • Óc chó vân sọc nhạt 780.000 đồng.
  • Óc chó xanh 805.000 đồng.

Veneer xoan đào

Nguồn gốc của Veneer xoan đào
  • Xoan đào có tên khoa học là Prunus arborea, chúng phân bố nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Malaysia,….
  • Vậy gỗ Veneer xoan đào là gì? Đây là loại gỗ được lạng từ gỗ cây xoan đào với tiêu chuẩn phổ biến là 3 ly và rất được yêu thích và sử dụng phổ biến bởi gia đình Việt làm bàn ghế, tủ bếp, sàn nhà chung cư,...
Ưu điểm của Veneer xoan đào
  • Loại gỗ Xoan đào này có vân tự nhiên, độ bền tốt, đặc biệt các loại gỗ Xoan đào Mỹ có màu sắc rất đẹp và sang trọng.
  • Công nghệ sản xuất và lắp ghép chúng khá nhanh chóng, đơn giản, hạn chế cong vênh, mối mọt, bền với thời gian và chi phí rất hợp lý đối với nhiều đối tượng.
Nhược điểm của Veneer xoan đào
  • Loại gỗ Vaneer Xoan đào mẫu mã đẹp đối với các loại nhập khẩu cao cấp, tuy nhiên đối với các mẫu thường thì màu sắc và vân gỗ không được nổi bật lắm.
  • Nếu sử dụng gỗ Veneer xoan đào nhập khẩu thì mức chi phí sẽ cao hơn so với một số loại gỗ veneer thông thường khác.
Giá bán Veneer xoan đào

Hiện nay giá bán tấm lạng Xoan đào Mỹ có giá vào khoảng 115.000 đồng với kích thước 640x2500mm và ván phủ 2 mặt (5rem – MDF 17mm) sẽ có giá khoảng 900.000 đồng.

Gỗ veneer có tốt không

Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu những ưu và nhược điểm của loại gỗ này.

Ưu điểm của gỗ Veneer

  • Giá thành của loại gỗ này rẻ và khá hợp lý đối với người dùng.
  • Một cây gỗ tự nhiên khi lạng ra thành gỗ veneer có thể sản xuất ra rất nhiều bàn ghế, tủ quần áo, tủ bếp..
  • Gỗ veneer là loại gỗ có độ bền bao giờ cũng thua gỗ tự nhiên, tuy nhiên nó lại có ưu điểm là vân gỗ liền mạch vì được dán rất kỹ, kỹ thuật trên nền ván công nghiệp.
  • Gỗ Veneer có bề mặt nhẵn, sáng bóng, chống cong vênh, mối mọt, nứt khi thời tiết thay đổi.
  • Chúng có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, có thể chạy chỉ chìm, tùy từng loại… mà vẫn giữ được nét đẹp và hiện đại của mình.
  • Sử dụng cốt gỗ ghép thanh (ván ghép) để tạo độ dài, rộng thì loại gỗ veneer lại biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp mà giá thành lại rẻ.

Nhược điểm gỗ veneer

  • Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer không chịu được nước, dễ bị sứt, nếu di chuyển nhiều khi đã lên thành sản phẩm thì hay chúng bị hư hỏng, rạn nứt. Chính vì vậy loại gỗ này được nhiều người dùng tuy nhiên phải ở nhưng nơi quanh năm không bị nước tràn vào, và ít phải di chuyển.

Bảng màu của gỗ Veneer

Mời các bạn tham khảo các màu gỗ Veneer phổ biến hiện nay.

Quy trình sản xuất gỗ veneer như thế nào?

– Gỗ Veneer sau khi được bào mỏng, đem xử lý và cuối cùng là được ép lên bền mặt các sản phẩm gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ dăm… Lớp gỗ này sẽ nằm ngoài cùng vừa dùng để trang trí vừa dùng để bảo vệ các lớp gỗ bên trong. Tấm gỗ veneer sau khi hoàn thiện thường có kích thước chiều dày từ 3mm đến 25mm.

+ Các cách bóc gỗ veneer tư cây gỗ gự nhiên

Veneer có thể được phủ trên loại ván nào

Đây có thể là câu hỏi đáng quan tâm nhất trong chủ đề này sau khi chúng ta đã biết gỗ veneer là gì, bởi vì nhân tố bên trong mới chính là thứ cần quan tâm nhất nếu chúng đã đang quyết định dòng ván này sẽ là nguyên vật liệu cho toàn bộ nội thất gia đình mình cần đóng. Chúng tôi sẽ thông tin cho bạn ngay dưới đây.

Veneer có thể phủ lên ván MDF hoặc HDF

Chúng ta có thể xếp chung MDF và HDF chung 1 mục, đó là vì chúng cùng là dòng ván 100% là công nghiệp. Hai loại gỗ này vô cùng đa năng, chúng làm nền rất tốt để sơn, để dán laminate, phủ acrylic và dán veneer.

Về giá thành thì MDF veneer và HDF veneer có giá thành rẻ nhất trong các loại ván được phủ veneer hiện nay. Chúng được sử dụng rộng rãi để đóng các đồ nội thất như: kệ tủ áo, kệ sách, kệ tivi, các loại lam hộp trang trí…

Veneer có thể phủ trên gỗ ghép

Ván ghỗ ghép được phủ veneer là 1 sự lựa chọn có vẻ là tối ưu  cho những ai ưa thích dòng gỗ tự nhiên nhưng vẫn muốn có 1 mức giá nhẹ nhàng hơn. Gỗ ghép được ghép theo dạng chồng lên nhau thường gọi là tấm plywood hoặc ghép theo cạnh ngang, trong đó, ghép theo cạnh của từng miếng gỗ là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.

Gỗ ghép có thể là các loại như: cao su, tràm, các loại gỗ khác có thể tận dụng được qua quá trình luộc, sấy hoặc bả bột…gia công thành tấm trên dây chuyền máy chế biến gỗ chuyên biệt.

Ngày nay, dòng ván này được người tiêu dùng yêu thích để đóng nội thất như là tủ quần áo, giường ngủ đi kèm tap đầu giường, đóng bàn ghế trang điểm,đồ trang trí, cắt vách CNC, vách trang trí, tủ bếp, kệ tivi, tủ rượu… Có thể nói ứng dụng của loại gỗ này rộng và nhiều hơn dòng ván MDF hoặc HDF.

Ứng dụng của gỗ veneer

Trong cuộc sống ngày nay, gỗ Veneer được sử dụng vô cùng phổ biến để thiết kế đồ nội thất gia đình, văn phòng, khách sạn như: cửa tủ, giường, bàn ghế, kệ, giá sách, kệ tivi,…

Lý do khiến loại gỗ này được ứng dụng rộng rãi như vậy vì chúng có thể được sơn màu, đánh bóng để trở thành thành phẩm phù hợp. Ngoài ra chúng còn đảm bảo chống cong vênh và mối mọt, thật sự là chất liệu cực kì ưu việt dành cho mọi tổ ấm.

Gỗ Veneer thiết kế không gian nhà ở, văn phòng, khách sạn

Bàn ghế gỗ Veneer

Các mẫu bàn ghế đẹp đơn giản được làm từ gỗ Veneer.

Tủ gỗ Veneer

Cùng tham khảo một số mẫu tủ được làm từ loại gỗ Veneer ấn tượng.

Với những chính sách của nhà nước là cấm khai thác gỗ tự nhiên thì gỗ trồng hoặc các vật liệu thay thế như gỗ veneer này ngày càng được ưa chuộng trong thị hiếu của người tiêu dùng.

Chúng vừa giải quyết được bài toán giá thành vừa giải quyết được niềm đam mê sở hữu nét thẩm mỹ gỗ tự nhiên của chúng ta. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của Nội thất My House.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

Trụ sở chính & Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 1: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 2: Khu Công Nghệ Cao Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Bài viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.