Khe co giãn là gì? Vai trò & Cấu tạo của khe co giãn là gì? Có bao nhiêu loại khe co giãn? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn gửi về hộp thư của chuyên mục tin tức. Vậy để giải đáp hết tất cả câu hỏi này, hãy cùng Nội thất My House tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Khái niệm Khe co giãn là gì?
[su_quote]Khe co giãn (khe nhiệt) là khoảng hở hẹp để chia tách công trình thành 2 khối riêng biệt. Để hạn chế sự ảnh hưởng do chênh lệch nhiệt độ gây ra. Có thể gây nứt làm mất khả năng chịu lực của các cấu kiện cũng như mỹ quan của công trình.[/su_quote]
Do vậy, việc thiết kế khe co giãn là điều vô cùng cần thiết cho bất kỳ một công trình nào.
Khe co giãn được sử dụng khi công trình có chiều dài sàn lớn trên 40m, xây dựng trên nền đất yếu, địa chất thay đổi phức tạp. Và tùy vào điều kiện nhiệt độ, quy mô công trình, độ chênh lệch khối lượng,…mà khe co giãn sẽ có kích thước khác nhau từ 15 đến 50mm.
Phân loại và cấu tạo các loại khe co giãn
Phân loại
Ở Việt Nam, khe co giãn (khe nhiệt) được chia làm 3 loại chính là khe nhiệt, khe lún và khe kháng chấn. Khe nhiệt : bắt đầu từ một vị trí bất kỳ và kết thúc ở mái. Chia cắt công trình thành 2 khối riêng biệt để hạn chế sự ảnh hưởng do chênh lệch nhiệt độ gây ra.
Khe lún : bắt đầu từ vị trí móng và kết thúc tại mái. Chia cắt công trình thành 2 khối riêng biệt, đảm bảo 2 phần chuyển vị độc lập. Hạn chế sự ảnh hưởng do hiện tượng lún lệch gây ra.
Khe kháng chấn : đảm bảo công trình khỏi các tác động dưới lòng đất như động đất.
Cấu tạo
+ Khe nhiệt & khe kháng chấn chỉ cần cắt qua thân (không cần cắt qua hầm và móng).
+ Khe lún phải cắt qua hầm và móng. Khoảng cách khe lún theo quy định là ≥ 24m.
+ Khe co giãn cần phải bố trí khi kích thước mặt bằng công trình quá lớn (vượt giá trị cho phép theo tiêu chuẩn). Mà không có các biện pháp kết cấu và thi công đảm bảo tính an toàn cho công trình. Đối với nhà cao tầng khoảng cách cho phép giữa hai khe co giãn phụ thuộc vào hệ kết cấu chịu lực công trình. Kết cấu tường ngoài của công trình.
+ Với hệ kết cấu khung bê tông cốt thép toàn khối nếu tường ngoài lắp ghép thì khoảng cách cho phép giữa hai khe co giãn là 65m, nếu tường ngoài liền khối thì khoảng cách cho phép là 45m.
Khe lún của các bộ phận công trình chênh lệch nhau có thể làm cho công trình bị hư hỏng. Những trường hợp công trình tựa trên nền cọc, nền đá hoặc trên các nền được gia cố đảm bảo độ lún của công trình là không đáng kể thì không nên bố trí khe lún.
Việc tạo khe co giãn, khe phòng chống động đất và khe lún cần tuân theo các nguyên tắc sau:
+ Các khe co giãn, khe phòng chống động đất và khe lún nên bố trí trùng nhau.
+ Khe phòng chống động đất nên được bố trí suốt chiều cao của nhà. Nếu trong trường hợp không cần có khe lún thì không nên cắt qua móng mà. Nên dùng giải pháp gia cố thêm móng tại vị trí khe phòng chống động đất.
+ Khi công trình được thiết kế chống động đất thì các khe co giãn. Khe lún phải tuân theo yêu cầu của khe phòng chống động đất.
+ Với việc tính lún có độ tin cậy cao thể hiện độ chênh lún giữa các bộ phận nằm trong giới hạn cho phép. Đối với khe phòng chống động đất : khe phòng chống động đất được bố trí tại các công trình được thiết kế chống động đất trong các trường hợp sau :
+ Kích thước mặt bằng vượt giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn.
+ Độ cứng và tải trọng của các bộ phận nhà chênh lệch nhau.
Các loại khe co giãn phổ biến nhất hiện nay
Khe co giãn răng lược
Khe co giãn răng lược có cấu tạo từ các bản thép hình răng lược. Hệ thống ngăn nước và các bu lông xiết chặt. Loại khe co giãn này có nhiều ưu điểm vượt trội.
Điển hình một và ví dụ thực tế như sau: xe chạy qua êm, kháng ẩm tốt, dễ dàng lắp đặt và thay thế.
Một vài ưu điểm nổi bật của khe co giãn hình răng lược:
+ Tuổi thọ cao
+ Lắp đặt dễ dàng
+ Tiếng ồn thấp
+ Xe chạy qua êm
+ Chống nước cực tốt
+ Áp dụng với các chuyển vị đến 320mm
+ Khe co giãn răng lược có mấy loại?
+ Khe co giãn răng lược cân
Tính năng đặc biệt
– Sản xuất từ thép tấm, với hình dạng như hình răng lược, khe này có thể đạt chuyển vị lên đến 240mm.
– Chiều cao thường là nhỏ, chiều dày khoảng 32-40mmm. Chính vì thế nó không cần cài sẵn các khe cắm trong các dầm cầu, nên rất dễ cho việc thi công lắp đặt.
– Khe hình răng lược cân được áp dụng ở một phạm vi rộng, trên tất cả những cây cầu mới và cũ. Đặc biệt, nó rất thích hợp để thay cho các tấm khe co giãn cao su trên các cây cầu cũ.
– Đặc biệt rất dễ dàng trong quá trình vận chuyển không cần đến những xe tải chuyên dụng hay cần cẩu.
Khe co giãn hình răng lược lệch
Tốc độ phát triển của tình hình giao thông vận tải ngày nhanh và hiện đại hóa. Cụ thể như về tốc độ, trọng tải nặng, lái xe thuận tiện hơn, dễ dàng bảo trì hơn…Tuy nhiên phải làm sao để đảm bảo được 5 tiêu chí.
Chống nước, chống bụi, chống trơn trượt, chống ăn mòn và cuối cùng là chống ồn. Và khe co giãn hình răng lược chệch đã đáp ứng hoàn toàn được điều đó cũng như bắt kịp với xu hướng phát triển nhanh và hiện đại hóa.
Tính năng khe co giãn răng lược lệch
Bề mặt được làm từ một tấm thép có hình răng lược. Kéo dài ở cả hai bên và nối vào khoảng cách trên bề mặt cầu. Là một cấu trúc hệ thống treo với độ cứng cao, khe này có thể chịu chuyển động ngang với độ lớn của 420mm
Vì chiều cao nhỏ nên khe này có thể được cài đặt chỉ trong chiều cao của mặt cầu. Không nhất thiết phải cài sẵn các khe cắm trong dầm, rất thuận lợi cho việc thiết kế và xây dựng.
+ Được các doanh nghiệp áp dụng trong một phạm vi rộng, trên cầu cũ lẫn mới.
+ Khe co giãn này đảm bảo khi lái xe sẽ hạn chế không gây ra tiếng ồn.
+ Đối với loại khe này rất dễ dàng trong việc vận chuyển và lắp đặt.
+ Tiết kiệm được chi phí, thấp hơn khoảng 20% so với các khe ray có độ chuyển vị tương đương.
Trên đây là thông tin chi tiết về Khe co giãn là gì? Vai trò & Cấu tạo của khe co giãn mới nhất mà công ty thiết kế xây dựng chia sẻ. Mọi thắc mắc cần tư vấn vui lòng gọi cho KTS của chúng tôi