Trong khi xây dựng nhà ở thì ở phần mái nhà có một bộ phận được gọi là cây đòn dông, đòn tay. Đây là chi tiết có ý nghĩa đặc biệt đối cả về yếu tố chức năng lẫn phong thủy.
Vì thế, có rất nhiều điều cần phải kiêng kỵ khi gác đòn dông cần phải chú ý, để mang đến may mắn, tránh những điều xấu cho gia chủ.
Lễ gác đòn dông là gì?
Trước khi tìm hiểu những kiêng kỵ khi gác đòn dông, chúng ta hãy tìm hiểu những khái niệm có bản về nó với những kiến thức sau:
Đòn dông là gì?
Đòn Dông chính là thanh gỗ bắc ngang trên đầu hàng cột chính giữa nhà tạo thành đỉnh cao của nóc nhà. Theo các nhà phong thủy thì việc gác Đòn Dông là việc rất hệ trọng trong quá trình xây dựng ngôi nhà.
Đòn Dông là cái rường nhà, nó ở vị trí cao nhất của ngôi nhà, muốn sau này gia chủ có cuộc sống yên ổn, hạnh phúc thì việc cúng khi thực hiện làm Đòn Dông là rất quan trọng.
Cách thả đòn tay
Thứ tự thả đòn tay nhà theo trực bạn nên nắm bắt được thứ tự để thả cho chính xác, thứ tự các trực như sau: Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thâu, Khai, Bế.
Tìm trực của chủ nhà
+ Muốn tìm Trực phải biết gia chủ mạng gì rồi áp dụng câu thuộc lòng sau:
+ Cần thuộc lòng câu: “Trâu vàng, chó lửa, dê gỗ, đất nước rồng”.
+ Trâu được hiểu là Sửu trong 12 con giáp, Vàng tức Kim. Câu thơ nhắc đến “trâu vàng” nghĩa là người mạng Kim thời khởi Kiến tại Sửu thuận tới tuổi của người đó thì biết được Trực.
+ Chó ngầm hiểu là Tuất, Lửa tức Hỏa. Trong câu có “chó lửa” tức là trong người mạng Hỏa thì khởi Kiến tại Tuất tính như trên.
+ Dê thuộc Mùi, Gỗ tức là Mộc. Vậy người mạng Mộc khởi Kiến tại Mùi tính như trên.
+ Đất, Nước tượng trưng cho Thổ và Thủy, Rồng thuộc Thìn. Câu trên ngầm nói lên là người mạng Thổ hay mạng Thủy thì khởi Kiến tại cung Thìn.
+ Nếu người tuổi Hợi, mạng Mộc, khởi Kiến tại Mùi, Trừ tại Thân, Mãn tại Dậu, Bình tại Tuất, Định tại Hợi. Vậy người tuổi Hợi, mạng Mộc thuộc Trực Định. Muốn tìm Trực phải biết gia chủ mạng gì rồi áp dụng mấy câu thuộc lòng trên.
Tìm hiểu thêm về đòn tay
Bên cạnh phải biết về đòn dông, những kiêng kỵ khi gác đòn dông thì đòn tay cũng rất được chú trọng.
Vì chỉ cần tính toán sai sẽ dẫn đến khung nhà thiếu chắc chắn, ọp ẹp dễ lung lay.
Đòn tay là gì?
Xà gồ được chia làm 2 loại là đòn dông và đòn tay.
Đòn dông làm trạch chủ, có ý nghĩa chính và đòn tay mang tính chất phụ trợ nhưng cũng không thể thiếu trong bộ khung xương làm mái nhà.
Cách tính xà gồ đòn tay
Cách tính xà gồ theo phong thủy
Bước 1: Xem gia chủ sinh năm thuộc can – chi nào
Bước 2: Tra bảng Trực-Tuổi để xác định trạch chủ thuộc Trực nào
Bước 3: Lấy đòn dông làm trạch chủ
Bước 4: Bắt đầu khởi tại Trực của trạch chủ và cứ thế đếm xuống tới bậc đầu tiên là bậc số 1 để tìm trực của phu tử.
Bước 5: Xem xét đánh giá Trực chủ và Trực phu tử về mặt ngũ hành, nếu sinh là tốt, nếu khắc là xấu.
Tính đòn tay theo Sinh – Trụ – Hoại – Diệt
Thanh thứ nhất là số (1) được gọi là Sinh, thanh thứ hai là số (2) được gọi là Trụ, thanh thứ ba là số (3) gọi là Hoại, thanh thứ tư là số (4) gọi là Diệt.
Và cứ như vậy thanh thứ năm là số (5) gọi là Sinh, tiếp đến thanh thứ là số (6) gọi là Trụ, thanh thứ bảy là số (7) gọi là Hoại, thanh thanh thứ tám là số (8) gọi là Diệt.
Từ quy tắc trên chúng ta rút ra được quy luật tính Sinh, Trụ, Hoại, Diệt Sinh=(4 x n + 1); Trụ=(4 x n + 2); Hoại=(4 x n + 3); Diệt=(4 x n + 4), với “n” là số chu kỳ lặp lại.
Lễ gác đòn dông và những kiêng kỵ khi gác đòn dông
Những điều cơ bản khi gác đòn dông và giải đáp một số câu hỏi “gác đòn dông gặp mưa tốt hay xấu” “lễ cúng gác đòn dông gồm những gì” mình sẽ giải đáp ngay sau đây.
Mọi người có thể tham khảo để phù hợp với gia đình mình nhất.
Chọn ngày gác đòn dông
Quan niệm về chọn ngày làm lễ đã được lưu truyền từ nhiều đời nay. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc làm lễ gác đòn đông đối với tín ngưỡng, tinh thần của con người.
Cũng theo người xưa để lại thì lễ gác đòn dông nên thực hiện vào các ngày giờ sau:
Giáp Tý, Ất Sửu, Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Canh Ngọ, tân Mùi, Nhâm Thân, Giáp Tuất, Bính Tý, Mậu Dần, Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Bính Tuất, Mậu Tý, Canh Dần, Giáp Ngọ, Bình Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mẹo, Ất Tị, Đinh Mùi, Kỳ Dậu, Tân Hợi, Quý Sửu, Ất Mẹo, Đinh Tị, Kỷ Mùi, Tân Dậu, Quý Hợi.
- Nên chọn các Sao: Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức Hợp, Nguyệt Đức Hợp, Thiên Phúc, Thiên Phú, Thiên Hỷ, Thiên Ân, Nguyệt Ân.
- Chọn các Trực: Mãn, Bình, Thành, Khai .
- Kiêng kỵ các Sao xấu: Chánh Tứ Phế, Thiên Tặc, Địa Tặc, Thiên Hỏa, Địa Hỏa.
Mâm lễ vật cúng gác đòn dông
Để tránh những kiêng kỵ khi gác đòn dông, cách chọn lễ vật cúng gác đòn dông cũng không được tùy ý, qua loa, đại khái cần phải chọn lựa phù hợp, theo phong tụ như hoa quả, bánh ngọt, mâm trầu cau.
Trên mâm lễ không thể thiếu cây thước lỗ ban và ống chỉ mực. Đây đều là những vật dụng không thể thiếu khi xây dựng nhà cửa.
Ngoài lễ gác đòn dông còn có lễ đón nhà mới. Trong mâm lễ đón nhà mới cần có những lu nước, gạo, muối thật đầy. Những món đó thể hiện cho mong ước no đủ.
Nghi lễ gác đòn dông
Nghi lễ thượng lương là một nghi thức đánh dấu thời điểm gác cây đòn dông lên đỉnh cao nhất của mái nhà (hay còn gọi là cây xà gồ nóc, xà gồ đỉnh mái) để kết thúc xây dựng phần khung xương cơ bản.
Nghi lễ cầu cho ngôi nhà được trọn vẹn, lâu bền về mặt xây dựng (còn việc cầu cho người cư ngụ trong nhà cát tường thì lại phải chờ đến lễ nhập trạch – dọn về nhà mới – của gia chủ).
Các bạn sẽ bắt gặp nghi lễ thượng lương này tồn tại ở một số vùng có hình thức xây cất nhà thủ công, mái lợp dốc ngói, có đòn dông, đòn tay.
Người gác đòn dông cũng được chọn lựa kỵ, kiêng kỵ những người mang thai, nhà có vợ mang thai, người có tang. Vì theo quan niệm sẽ khiến gia chủ ở ngôi nhà mới không được may mắn.
Hãy chuẩn bị thật kỹ và tham khảo những kiêng kỵ khi gác đòn dông để mang lại may mắn cho gia đình.
Văn khấn trong nghi lễ
Văn khấn trong lễ nghi thường được xây dựng theo một mô tip sau đây:
“Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần – Con kính lạy quan Đương niên – Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………
Ngụ tại: ………………………………………………………………
Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc.
Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật”
Cây đòn dông có ý nghĩa như thế nào?
Đòn dông, đòn tay đối với mỗi căn nhà giống như cột trụ, cột đỡ cho toàn bộ hệ thống mái nhà ở phía trên. Theo phong thủy, tín ngưỡng đòn dông và đòn tay không được có hướng chĩa sang nhà bên cạnh, điều này rất kiêng kỵ phải tuân theo.
Khi xây dựng nhà hay xây dựng biệt thự khi lợp ngói phải dùng các tấm thép tạo thành nẹp và bịt kín cây xà gồ để tránh làm ảnh hưởng đến những nhà xung quanh.
Khi dựng đòn dông cần phải làm lễ để xin phép thần phật, tổ tiên.
Hy vọng với những thông tin trên các bạn có thể chuẩn bị thật tốt việc gác đòn dông như thế nào hợp phong thủy, tránh những kiêng kỵ khi gác đòn dông, mang lại may mắn cho gia đình.