Kinh nghiệm kinh doanh Homestay

Kinh nghiệm kinh doanh homestay đang được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Đây là mô hình dịch vụ nghỉ dưỡng đang được rất nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, để có được chiến lược kinh doanh hiệu quả mang lại hiệu quả cao không phải là điều dễ dàng.

Chính vì vậy trong bài viết ngày hôm nay MyHouse xin chia sẻ một số thông tin về bí quyết kinh doanh Homestay hiệu quả. Mời bạn tham khảo chi tiết qua bài viết sau.

Kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền

Được ví như một nghề hái ra tiền, nhiều người lầm tưởng rằng kinh doanh homestay phải đầu tư một khoản phí rất lớn. Tuy nhiên, những người đi trước chia sẻ rằng: Nếu có đam mê, hãy cứ mạnh dạn đầu tư vì chi phí không lớn như bạn nghĩ đâu.

Ban đầu đó là chi phí thuê mặt bằng và tu sửa nội thất, chi phí này ước tính tầm 30 – 40 triệu. Sau đó, phải sắm đầy đủ tiện nghi cho phòng bao gồm máy giặt, bình nước nóng, chăn màn khoảng 50- 70 triệu.

Ngoài ra, bạn có thể tùy chọn phong cách cổ điển hoặc hiện đại theo từng văn hóa, vùng miền. Trong trường hợp bạn phải đi thuê mặt bằng để kinh doanh, hãy kí hợp đồng ít nhất 3-5 năm vì nhiều khi bạn phải tốn thời gian khá dài mới có thể thu hồi vốn.

Trong trường hợp bạn đầu tư xây dựng homestay hoàn toàn mới, bạn chỉ cần chọn khu vực có diện tích tầm 70 – 100 m2 và chi phí rơi vào khoảng 300 triệu. Trong đó bao gồm 2 phòng ngủ,1 phòng khách, 1 nhà vệ sinh.

Nếu bạn muốn nội thất đầy đủ thì sắm sửa thêm tivi, tủ lạnh, bếp đầy đủ gia dụng, máy giặt, chăn màn mất với số vốn 50 triệu đồng. Vậy chi phí ước tính ban đầu vào khoảng 300 – 350 triệu.

Như vậy. với giá 300 – 500k/đêm, chỉ cần 1 năm là bạn có thể thu hồi vốn. Một số chi phí phát sinh trong kinh doanh homestay.

Cùng một số chi phí khác, để biết chi tiết bạn có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất.

Các đặc trưng loại hình kinh doanh homestay

  • Hình thức nhà nghỉ dành cho khách du lịch mục tiêu đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch tới địa phương có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và cùng tìm hiểu văn hóa địa phương.
  • Dịch vụ homestay khách thuê phòng sẽ cùng ăn, cùng sinh hoạt, ngủ nghỉ với dân địa phương.
  • Đa phần phát triển tốt ở những nơi có địa lý phù hợp với du lịch khám phá, bản sắc văn hóa đặc trưng.
  • Quy mô nhỏ, thường là hộ gia đình và giá rẻ

Dịch vụ: khách du lịch tự phục vụ nhu cầu cá nhân từ ăn uống, sinh hoạt nhưng khá thoải mái, dễ chịu với giá tốt.

Kinh nghiệm kinh doanh homestay hiệu quả

Kinh nghiệm quản lý, chiến lược cho thuê homestay

Để kinh doanh homestay thành công thì ngoài việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo theo các thiết kế tạo nên sự khác biệt thì sẽ cần phải có các kinh nghiệm làm homestay, chiến lược kế hoạch kinh doanh homestay phù hợp.

Kinh nghiệm kinh doanh homestay hiệu quả sẽ phụ thuộc vào việc chủ đầu dư có bản kế hoạch chi tiết, bí quyết kinh doanh, hướng dẫn thực sự sáng tạo hay không. Dưới đây là một số kinh nghiệm làm homestay bạn nên biết.

Khoanh vùng khách hàng tiềm năng

Đây là yếu tố then chốt quyết định việc kinh doanh homestay của bạn thành công hay thất bại. Bởi đặc điểm nhóm tính cách, tuổi tác, của khách hàng tiềm năng sẽ quyết định bạn lựa chọn vị trí địa lý mở homestay ở đâu, các bạn trang trí homestay như thế nào để khách của bạn ở một lần là không muốn về nữa.

Đa phần, những khách hàng tiềm năng ở homestay là các bạn trẻ tuổi từ khoảng 18 đến 30 tuổi. Đặc điểm chung của nhóm người này là luôn thích sự mới lạ và độc đáo. Bạn có thể lựa chọn họa tiết, cách trang trí theo phong cách cổ điển hoặc hiện đại nhưng phải mang lại một nét riêng, độc nhất không thể lẫn vào bất cứ đâu.

Giữa thời buổi nhà nhà làm homestay, người người kinh doanh homestay thì sự khác biệt của bạn phù hợp với yêu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng thì sẽ là điểm mạnh để hái ra tiền.

Lựa chọn địa điểm kinh doanh homestay

Nếu bạn muốn tìm kế hoạch kinh doanh homestay ở những địa điểm thu hút khách đu lịch thì hãy để ý xung quanh: View quanh homestay càng rộng, cảnh càng nên thơ và thơ mộng thì khả năng thu hút khách càng cao.

Bởi vì ngoài nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn và ngắm cảnh thì những nhu cầu của nhiều bạn trẻ rất cấp thiết là chụp hình đăng Facbook câu like. Như vậy chỉ cần homestay có view đẹp, bạn đã có một lợi thế hơn hẳn các homestay khác.

Thiết kế homestay độc đáo với nhiều loại phòng

Ngoài vị trí đẹp thì không gian mô hình homestay cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kinh doanh homestay thành công. Như đã nói, các homestay hướng đến khách hàng là các bạn trẻ thì thiết kế càng phải bắt mắt, độc đáo riêng biệt thì càng dễ dàng thu hút khách. Bạn nên trang trí homestay theo hướng cổ điển, nội thất trang trí càng mộc mạc càng bình dị và càng cổ xưa giống thời “ông bà” càng tốt.

Vì tư tưởng hoài niệm, sống trong thời ông bà cũng đang là một xu thế đang rất hót trong giới trẻ hiện nay. Hoặc bạn có thể trang trí theo phong cách hiền lành, nhiều cây cỏ,.. hay mô phỏng theo một số kiểu kiến trúc nổi tiếng trên thế giới cũng đang rất thịnh hành.

Còn bạn muốn mang dấu ấn cá nhân của riêng mình trong đó? Hãy thiết kế theo gu của bạn. Nhưng nhớ là vẫn phải đảm bảo yếu tố đẹp – độc – lạ. Bởi chính cái tôi cá nhân đầy nghệ sĩ của bạn sẽ luôn có sức hút lâu bền. Đặc biệt, bận cần phải lưu ý đó là chia thành nhiều loại phòng với mức giá khác nhau để phục vụ nhu cầu đa dạng cho các bạn trẻ.

Có các phòng đơn cho những bạn đi du lịch một mình hoặc thích không gian riêng tư , phòng đôi cho các cặp tình nhân hay đôi bạn thân, hay phòng tập thể cho một nhóm bạn đi du lịch. Nên nhớ: Khách hàng luôn là thượng đế và không phải thượng đế nào cũng giống nhau.

Cung cấp những trải nghiệm độc đáo

Nhiều người quên mất rằng lý do khách hàng lựa chọn lưu trú tại homestay thay vì khách sạn là do họ muốn trải nghiệm văn hóa địa phương. Kết quả là họ chỉ tập trung vào việc giảm giá để hút khách. Về lâu dài, điều này sẽ khiến việc kinh doanh của bạn lâm vào tình trạng thua lỗ.

Nếu muốn biết những điều cần biết khi kinh doanh homestay hiệu quả và bền vững, bạn cần cung cấp cho du khách những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo. Rất nhiều homestay đã “ăn nên làm ra” nhờ cho phép du khách trải nghiệm: thăm ruộng lúa chín, hái hoa quả, xuống ao bắt cá… hay tự tay nấu nướng với những nguyên liệu họ tự tay thu hoạch được.

Trang trí thêm bếp và một số dụng cụ nhà bếp thiết yếu

Làm sao để biến homestay của mình trở thành ngôi nhà ấm cúng, vui vẻ, thân thiện là câu hỏi mà bất kì chủ cách kinh doanh homestay hiệu quả cũng muốn tìm lời giải. Bởi chỉ khi du khách cảm thấy vui vẻ, thoải mái trong chính căn phòng thì họ mới có vui vẻ lấy tiền trả phòng hay có ý định quay lại hoặc giới thiệu cho bạn bè người quen. Và bí kíp để giữ chân du khách là chính căn bếp tiện nghi đó.

Bởi trong mỗi căn nhà, gian bếp đại diện cho sự ấm cúng, thân thuộc…Đó là những mâm cơm sum vầy, là chén nước mắm đậm đà,…Vì vậy muốn mở homestay thu hút khách bạn nhất định không được bỏ qua khâu đầu tư cho gian bếp chung thật tiện nghi và luôn sạch sẽ.

Chọn nhân viên khi kinh doanh homestay

Với những homestay nhỏ, bạn có thể thuê 1, 2 nhân viên để dọn dẹp phòng và vệ sinh thật sạch sẽ. Dĩ nhiên nếu là người nhà làm thì bạn sẽ tiết kiệm được chi phí và yên tâm về sự trung thực, trách nhiệm. Tuy nhiên nếu phải thuê nhân viên ngoài thì hãy lựa chọn những người cẩn thận chu đáo, nhiệt tình để họ có thể cùng bạn quán xuyến việc lưu trú của khách.

Nghĩ đến chính sách khuyến mại giả giá

Chính sách giảm giá hay những món quà tặng kèm luôn mang lại những niềm vui nho nhỏ cho những du khách. Bạn có thể giảm giá cho những du khách đồng ý chụp hình với homestay của bạn và đăng công khai lên trang cá nhân. Những dịch vụ tặng kèm như phục vụ bữa sáng đơn giản miễn phí: Một ly cà phê nóng hổi, một bữa sáng đạm bạc mang tính chất vùng miền cũng rất được lòng khách.

Một mẹo nữa cho bạn là bạn có thể đầu tư những món quà nhỏ xinh là vật lưu niệm khi khách đã rời đi. Đây chính là cách tiếp thị rất thông minh bởi những hiện vật mang lại dấu ấn của bạn sẽ khiến họ nhớ lâu hơn về ngôi nhà ấy. Nhờ vậy khả năng sẽ có nhiều người biết đến homestay của bạn sẽ cao hơn.

Lưu ý: Thường xuyên hỏi thăm ý kiến khách hàng về chất lượng phục vụ để có hướng điều chỉnh phù hợp. Có thể cân nhắc tích hợp thêm quán café mini dễ thương dể du khách có chỗ hàn huyên tâm sự. Luôn thân thiện, nhiệt tình, tiếp thị homestay bằng cách tạo ra ấn tượng tốt vì biết đâu du khách chính là những người tiếp thị giùm khi họ rời đi.

Đăng bán phòng trên các kênh OTA

Để thu hút khách hàng đến với homestay, không còn cách nào khác là bạn phải đẩy mạnh việc truyền thông và quảng bá. Và một trong những kênh quan trọng bạn không thể bỏ qua, đó là OTA (các đại lý du lịch trực tuyến). Đây cũng là kênh chủ yếu để bạn tiếp cận đối tượng du khách nước ngoài. Một số kênh OTA quan trọng mà bạn nên cân nhắc bán phòng trên đó, có thể kể đến như: Agoda.com, Expedia.com, Booking.com…

Sử dụng phần mềm quản lý

Rất nhiều người có tư tưởng rằng homestay quy mô nhỏ (chỉ có vài phòng) thì không cần sử dụng phần mềm quản lý. Đây là một sai lầm bởi một phần mềm quản lý chuyên nghiệp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Trước hết, nó có thể giúp bạn quản lý homestay từ xa, rất phù hợp với những chủ homestay phải thuê người quản lý và không thể có mặt 24/24 tại homestay của mình.

Ví dụ, phần mềm quản lý homestay ezCloudhotel có tính năng kết nối khóa từ. Khách chỉ có thể vào phòng nếu có khóa (key) do phần mềm tạo ra. Để tạo key cho khách hàng, lễ tân bắt buộc phải nhập thông tin lên phần mềm, nên rất khó để gian lận.

Đầu tư lập kế hoạch Marketing

Dù homestay của bạn có đẹp, độc, lạ đến đâu mà không có khâu quảng cáo homestay thi coi như bạn tự triệt đường sống của mình. Hiện nay các kênh như Facebook, booking, agoda, các kênh về du lịch, ẩm thực,.. là những kênh rât tốt để bạn giới thiệu ngôi nhà của mình đến với các bạn trẻ đang có nhu cầu khác việc xây dựng và thiết kế Website homestay riêng.

Đầu tư về hình ảnh phòng ốc cũng là một hướng đi lâu dài và bền vững để tạo uy tín cũng như từng bước xây dựng thương hiệu homestay của mình lớn mạnh hơn.

Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất

Người lưu trú tại homestay sẽ phải tự mình phục vụ sinh hoạt vì thế nếu chủ nhà có thể đầu tư giúp sinh hoạt tiện hơn thì đây cũng là yếu tố tăng sự hài lòng cho khách. Đặc biệt hãy quan tâm tới bếp ăn tạo được không gian ấm cúng, thân thiện, thoải mái hơn khi ở đây.

Đầu tư nhân viên phục vụ

Ngoài việc tự phục vụ thì bạn có thể đầu tư kinh doanh homestay để tăng sức hút đó là có nhân viên phục vụ dọn và cũng có thể giúp hướng dẫn khách làm quen, chỉ dẫn du lịch cho khách nhằm thể hiện trách nhiệm, tăng sự tín nhiệm của du khách khi ở đây.

Không bỏ qua khâu truyền thông Homestay

Thời đại công nghệ 4.0 giúp mở ra nhiều cơ hội cho người kinh doanh. Vì thế chẳng có lý do gì bạn bỏ qua kênh quảng cáo hiệu quả này. Quảng bá rộng nhiều người biết đến thì có nghĩa cơ hội homestay của bạn luôn đón được nhiều khách là hoàn toàn khả quan hơn so với việc bạn có thiết kế đẹp, đầu tư tốt nhưng không có ai biết đến.

Phá bỏ rào cản ngôn ngữ trong giao tiếp

Giao tiếp đôi khi là vấn đề đối với người kinh doanh và khách du lịch nước ngoài. Vì thế, nếu có thể phá bỏ rào cản giao tiếp bạn sẽ có được dịch vụ homestay tối ưu hóa.

Tối ưu quy trình đặt phòng

Đặc trưng của khách hàng homestay đó là đi du lịch bụi và thường đặt phòng không quá xa, bởi họ đi và dễ thay đổi lịch trình gặp điều gì đó hấp dẫn, đáng để trải nghiệm. Vì thế nếu có thể linh động trong quy trình đặt phòng nó sẽ giúp homestay của bạn trở nên hấp dẫn và lựa chọn đầu tiện của du khách.

Rủi ro khi kinh doanh homestay

Tiềm năng lợi nhuận, sinh lời tốt không có nghĩa là không có các trường hợp kinh doanh homestay thất bại. Dưới đây là một số cảnh báo về rủi ro kinh doanh homestay cần nhớ trước khi khởi nghiệp hay đang kinh doanh.

Xây dựng mô hình homestay thiếu độc đáo: nếu không có được các thiết kế thú vị, đậm văn hóa địa phương hay sức hút thì việc bạn có thể giữ chân hay tìm kiếm khách hàng là vô cùng khó. Những homestay container, homestay dưới lòng đất hay homestay fairy house mang mô hình của thế giới cổ tích thần tiên… mới có thể giúp hút khách hàng và kinh doanh lâu dài.

– Lựa chọn các thiết kế xây homestay không phù hợp với đối tượng và khách hàng hướng tới. Lỗi này giống như xây nhà không phù hợp với đối tượng người dùng thì đương nhiên sẽ khó khiến họ hài lòng. Vì thế phải xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai để xây dựng mô hình homestay theo nhóm khách lẻ, tình nhân… Nếu không nắm được yếu tố này thì kinh doanh homestay thất bại là dễ hiểu.

– Vốn đầu tư dài hạn: Đây là đặc trưng về kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền , chi phí vốn kinh doanh homestay cần xác định rõ nếu không dễ bỏ giữa chừng vì không đủ vốn xây dựng và duy trì sửa sang, thay đổi tạo sự mới lạ, đẹp cho khách lưu trú.

– Luôn phải có chiến được kinh doanh linh động: Kinh doanh homestay có chiến lược cần phải linh hoạt theo mùa… để có các chương trình giảm giá, khuyến mại, hỗ trợ đi lại… nếu không sẽ rất khó có thể thu hút khách lâu dài.

Xu hướng kinh doanh homestay

Tiềm năng du lịch văn hóa trong kinh doanh homestay

Loại hình kinh doanh Homestay ở Việt Nam hiện nay chỉ mới được biết đến thời gian gần đây khi mà bên cạnh trào lưu “tây balo” là sự nở rộ của xu hướng “ta balo” hay phượt với mong muốn có nơi lưu trú giá rẻ và được trải nghiệm cuộc sống nơi họ đặt chân đến khám phá.

Vì thế những khách sạn, resort sang trọng không phù hợp với nhóm khách du lịch này và chỉ có mô hình xây homestay mới đáp ứng tốt vấn đề về chi phí cũng như mục đích du lịch khám phá và trải nghiệm của họ.

Hiện nay, có thể thấy các dự án xây dựng homestay và đã tồn tại trong thực tế xuất hiện ở rất nhiều nơi từ thành thị tới các khu miền tây, miền núi có văn hóa đặc trưng. Bạn hoàn toàn nhận thấy sự sôi động của loại hình kinh doanh homestay rẻ đẹp như:

Kinh doanh homestay ở Đà Lạt, Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An, tphcm (Sài Gòn), Vũng Tàu, Nha Trang, Huế, Ninh Bình, Phú Quốc nơi đô thị có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. cho đến các khu vực miền núi với văn hóa và con người khác biệt đều có sự tham gia của mô hình kinh doanh homestay như ở Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Giang, Sapa,…

Có thể thấy xây dựng kinh doanh homestay rất có tiềm năng nhờ vào văn hóa và con người Việt ở nhiều vùng miền, tỉnh thành trên cả nước.

Tiềm năng homestay từ đầu tư

Theo các tư vấn bất động sản từ các chuyên gia thì mô hình kinh doanh homestay có điều kiện phát triển bởi nhu cầu lớn mà trong khi đó bất động sản dùng cho mô hình này không nhiều nên dễ khan hiếm vào mùa cao điểm.

Loại hình này không thu hút những đơn vị phát triển chuyên nghiệp bởi thị trường tiềm năng nhưng nhỏ lẻ, mất thời gian quản lý và lợi nhuận không cao so với các loại hình nhà nghỉ , khách sạn cao cấp cùng khu vực…

Vì vậy, kinh doanh homestay đang lại trở thành mảng tiềm năng của những người ít vốn, dân địa phương và thậm chí cả sinh viên thu lời.

Thu nhập ổn định từ homestay

Lợi nhuận kinh doanh homestay trung bình cho một phòng đơn hoặc một giường thường từ 100.000 cho đến 300.000/ngày đối với mùa thấp điểm, mùa cao điểm có thể giá từ 250.000 cho đến khoảng 600.000/ngày phụ thuộc vào vị trí và các tiện ích.

Vì thế, tính trung bình thu nhập kinh doanh homestay cho thu được khoảng 9 triệu/ giường và mùa cao điểm 18 triệu/giường. Đây là lợi nhuận đủ sức hấp dẫn với những ai học khởi nghiệp kinh doanh homestay kể cả cho sinh viên.

Cách đăng ký kinh doanh homestay

Xin giấy phép đăng ký kinh doanh homestay

Kinh doanh homestay thường là mô hình nhà nghỉ tại gia nên việc bạn đăng ký kinh doanh nên đăng ký hình thức kinh doanh hộ cá thể và nhớ kê khai tài sản cố định là nhà, căn hộ sử dụng kinh doanh, chứng minh chủ sở hữu. Cách đăng ký làm homestay như sau:

* Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký cấp pháp kinh doanh Homestay với nội dung cần ghi rõ theo mẫu:

  • Tên hộ kinh doanh (có kèm SĐT – Email).
  • Ghi rõ ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ du lịch homestay.
  • Kê khai số vốn bỏ ra.
  • Kê khai số lao động sử dụng khi Homestay đi vào hoạt động.

– CMND của người thành lập hộ kinh doanh (sao công chứng CMND).

Thủ tục xin cấp chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Để có thể hoạt động homestay sẽ cần có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy. Nghị định số 46/2012/NĐ-CP và Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định: Kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay bắt buộc cần có văn bản cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Vì vậy, chủ hộ kinh doanh homestay sẽ cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản thông báo về: Cam kết đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy
  • Văn bản Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
  • Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy.
  • Phương án chữa cháy.
  • Cơ quan tiếp nhận: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ công an.

Thủ tục xin cấp chứng nhận an ninh trật tự

Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do Chính phủ ban hành thì đối với kinh doanh dịch vụ homestay sẽ phải có chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
  • Đối với kinh doanh hộ gia đình: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, (trừ hộ gia đình kinh doanh chưa được cấp giấy chứng nhận này). Nếu là chi nhánh doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đầu tư/ đăng ký hoạt động;
  • Đối với các tổ chức sự nghiệp có thu phải có bản sao đăng ký thuế (đối với các tổ chức sự nghiệp có thu)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Bản khai lý lịch của: Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện hợp pháp theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp tổ chức, cá nhân không được thành lập, quản lý doanh nghiệp và trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

Thời gian thực hiện thủ tục: tối đa 7 ngày làm việc. Nếu không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận an ninh trật tự thì cơ quan Công an phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Thủ tục đăng ký xếp thứ hạng homestay

Ngoài giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, an ninh trật thự thì để có thể đưa homestay đi vào hoạt động thì cơ sở kinh doanh cần có: xếp hàng sơ sở lưu trú du lịch. Đây là loại chứng nhận giúp tăng độ chuyên nghiệp, tin tưởng và có giá trị về quảng bá. Hồ sơ đăng ký xếp thứ hạng homestay gồm có:

  • Đơn đề nghị Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch (Phụ lục 1 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).
  • Bảng biểu đánh giá chất lượng homestay.
  • Danh sách quản lý và nhân viên homestay (Phụ lục 2 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).
  • Bản sao công chứng giấy phép đăng kí KD.
  • Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ của người quản lý Homestay.
  • Giấy xác nhận cam kết tuân thủ điều kiện về phòng chống cháy nổ.
  • Biên lai nộp lệ phí thẩm định.

Trên đây là một số kinh nghiệm kinh doanh homestay cho người mới bắt đầu. Hy vọng thông qua bài chia sẻ này sẽ giúp bạn có được chiến lược kinh doanh homestay cần những gì để mang đến hiệu quả nhất.

Ngoài ra, nếu có vấn đề thắc mắc bạn có thể liên hệ qua Hotline để được tư vấn chi tiết nhất.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

Trụ sở chính & Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 1: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 2: Khu Công Nghệ Cao Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Bài viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.