Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ mang lại hiệu quả cao, tránh được những rủi ro đáng tiếc trong quá trình kinh doanh. Đây là điều mà nhiều người có ý định kinh doanh dịch vụ khách sạn nhà nghỉ đang băn khoăn. Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay Nội Thất My House xin chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin chi tiết qua các hạng mục sau.
Phục vụ theo nhu cầu
Phòng nhà nghỉ cần một diện tích khá tương đối chỉ tầm từ 15m2 đến 25m2. Nhà ở thì cần thoải mái thoáng mát, nhưng nhà nghỉ thì khác. Vậy kinh doanh nhà nghỉ cần điều kiện gì nên khi xây dựng bạn cần phải tính toán hợp lý về không gian, cây cảnh, công trình phụ…
Hiện nay, một phòng nghỉ có hai loại hình thức cho thuê với cách tính giá khác nhau bao gồm tính nghỉ theo giờ hoặc nghỉ qua đêm. Giá cũng tùy theo khu vực, nội thất và chất lượng phòng, dao động từ 120k đến 300k, còn giá một phòng tính theo giờ dao động từ 60-90 nghìn một giờ đầu tiên, phụ thu thêm nếu ở quá giờ.
Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ ai cũng muốn mình luôn hết phòng. Cho thuê qua đêm sẽ lợi hơn vì bạn chỉ mất 1 lần dọn phòng và khách cũng sử dụng điều hòa ở mức bình thường hoặc không sử dụng.
Kinh doanh nhà nghỉ tồn tại nhiều rủi ro
Các nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư nhà nghỉ khách sạn không chỉ bắt gặp những khó khăn trong việc hình thành và phát triển ý tưởng. Bởi vì nhà nghỉ có mức giá sàn chung. Thu nhập của nhà nghỉ cũng chỉ vậy mà có đầu tư thêm ý tưởng cũng vậy. Nên các chủ nhà nghỉ ngại đầu tư nhiều.
Kinh doanh nhà nghỉ còn có tình cảnh dở khóc dở cười từ khách hàng. Như là bị khách lấy trộm đồ, khách làm bẩn phòng quá, khách yêu cầu những dịch vụ phi lí, đòi giảm giá phòng, dùng đồ trong tủ lạnh rồi đem giấu vỏ ….Khi mới bắt tay vào công việc này, nếu quản lý không tốt bạn dễ rơi vào tình trạng chán nản.
Có những đối tượng dùng phòng nhà nghỉ để tiêm chích, đập đá, có những hành động vi phạm đạo đức… Bạn cần chú ý sàng lọc những khách hàng như thế để không làm ảnh hưởng đến khách thuê các phòng khác.
Những khách hàng thuê phòng có biểu hiện tâm lý bất ổn, đi tập thể đông nhưng chỉ thuê một phòng, hay những khách có biểu hiện hay cử chỉ khả nghi. Gặp những khách như thế tốt nhất là bạn nên thông báo hết phòng là tốt nhất.
Cách tính giá phòng hợp lý
Để xác định mức giá phòng cho thuê, các nhà đầu tư cần căn cứ vào những yếu tố sau đây:
– Tiện nghi nội thất: Các nhà đầu tư có thể trang bị những tiện nghi sang trọng, đắt tiền chẳng hạn như bể sục, lò sưởi, giường king-size, ban công riêng, hay bể bơi chung…. Những nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi và mới hơn sẽ đắt hơn một chút.
– Giá nhà nghỉ cũng tùy thuộc vào vị trí, nếu những nhà nghỉ ẩn khuất tại những địa điểm ít du khách đặt chân tới, giá phòng chắc chắn sẽ thấp hơn với một khách sạn mini tại những điểm du lịch nổi tiếng. Hoặc những nhà nghỉ được xây dựng gần những bãi biển thường sẽ cao hơn … Hoặc khi bạn ở trong trung tâm thành phố và ở đường quốc lộ giá cũng sẽ khác nhau.
– Mỗi nhà nghỉ ở khu vực nào đều có mức giá chung cả. Bạn cho rằng nhà nghỉ của bạn mới hơn, tiện nghi sơn, sang trọng hơn và bạn nghĩ mình có thể lấy giá cao hơn. Với suy nghĩ như thế bạn sẽ không có khách, vậy nên bạn cần xây dựng một mức giá phù hợp với giá chung trên địa bàn.
Câu hỏi đặt ra là bí quyết kinh doanh nhà nghỉ, các nhà đầu tư nên bắt đầu tư thế nào? Để bắt đầu xây dựng một nhà nghỉ hay khách sạn, vấn đề đầu tiên là tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Tìm hiểu các nhà nghỉ khác trong khu vực, giá cả ra sao, bao nhiêu năm sẽ lấy lại được vốn đầu tư.
Các nhà đầu tư cũng nên lưu ý một nguyên tắc rằng giá phòng có thể biến động theo từng mùa vụ khác nhau. Mùa du lịch cao điểm hay trong những ngày lễ, tết giá sẽ có biến động ít nhiều, đặc biệt tại những khu nghỉ mát hay những địa điểm du lịch. Còn những ngày hoặc những mùa vắng khách thì nên giảm giá phòng để thu hút khách, giá niêm yết công khai ngoài lễ tân.
Đầu tư vào chiến dịch quảng cáo nhà nghỉ
Bạn nên nhớ dù bạn có thiết kế nhà nghỉ đẹp, độc và lạ đến đâu mà vẫn ít khách biết đến thì chắc chắn khâu quảng cáo của bạn không tốt dẫn đến lợi nhuận ngày càng giảm.
Hiện nay, trên mạng xã hội có các kênh nhu booking, traveloka, agoda, facebook, kenhhomestay.com, các trang về du lịch… là những kênh rất tốt để bạn giới thiệu nhà nghỉ của mình đến khách hàng đang có nhu cầu nghỉ dưỡng.
Bạn cũng cần thiết kế và xây dựng website nhà nghỉ của riêng mình, chú trọng đầu tư hình ảnh bắt mắt để thu hút nhiều khách hàng trở thành hướng đi lâu dài và bền vững của bạn để tạo dựng uy tín, xây dựng thương hiệu của mình lớn mạnh hơn.
Lập kế hoạch khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng
Không phải giảm giá là giảm tiền mà bạn chỉ cần miễn phí ăn sáng, miễn phí xe đưa đón hay đơn giản là tặng những món quà nhỏ để mang lại niềm vui cho du khách.
Để quảng cáo nhà nghỉ bạn hãy có chương trình khuyến mãi cho du khách nếu họ đồng ý chụp ảnh review về nhà nghỉ bạn lên trang cá nhân.
Một mẹo nhỏ để kinh doanh nhà nghỉ thành công nữa là bạn có thể đầu tư những món quà nhỏ xinh làm vật lưu niệm khi du khách rời đi.
Đây là một cách tiếp thị rất thông minh bởi những hiện vật mang dấu ấn của bạn sẽ khiến họ nhớ lâu hơn về nhà nghỉ của bạn và khả năng sẽ có nhiều người biết đến nhà nghỉ của bạn cao hơn.
Tuyển chọn nhân viên cẩn thận
Hướng dẫn kinh doanh nhà nghỉ hiệu quả và thành công chi tiết A-Z. Với những nhà nghỉ nhỏ bạn có thể thuê tầm 1 – 2 nhân viên để dọn dẹp phòng và vệ sinh các phòng ngày nào cũng sạch sẽ.
Nếu nhà bạn có người phụ giúp bạn sẽ tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể và còn yên tâm các phòng luôn được sạch sẽ để du khách không cảm thấy khó chịu khi ở.
Để lựa chọn nhân viên cho nhà nghỉ cần chọn người có tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, nhiệt tình để có thể quản lý cùng bạn việc lưu trú của khách hàng và dọn dẹp ngay khi khách rời đi. Đây cũng là một trong những bí quyết, kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ có lãi không.
Ngoài ra, phương pháp kinh doanh nhà nghỉ thành công chính là thường xuyên hỏi thăm khách hàng về chất lượng phục vụ tại chỗ nghỉ dưỡng của mình để từ đó có cách điều chỉnh kịp thời.
Có thể dành không gian tầng 1 để làm nơi phục vụ ăn uống hoặc quán cà phê nhỏ để du khách nghỉ ngơi, thư giãn. Để tạo ấn tượng tốt hãy luôn thân thiện và nhiệt tình để khách hàng có thể giới thiệu những người quen, bạn bè và người thân của họ đến nhà nghỉ của bạn.
Những thủ tục khi kinh doanh nhà nghỉ
Những yếu tố thủ tục liên quan đến pháp lý cũng là điều không thể bỏ qua khi kinh doanh nhà nghỉ.Ngoài giấy tờ đăng ký kinh doanh hợp pháp, bạn cũng cần chú ý đến một số quy định cụ thể ở địa phương mình như thời hạn lưu trú của khách tối đa là bao nhiêu ngày, khu vực bạn kinh doanh có nằm trong diện quy hoạch hay không,…
Nếu nhà nghỉ của bạn nằm trong những khu dân cư đông đúc, sầm uất thì việc xin giấy phép thường dễ dàng hơn. Còn nếu nhà nghỉ bạn thuộc những khu vực không được quy hoạch để xây nhà nghỉ/khách sạn, bạn sẽ phải xin giấy phép cho hoạt động kinh doanh có điều kiện. Bạn cần chú ý những yếu tố này để thực hiện đúng các thủ tục quy định nhé.
Hy vọng những thông tin trên đây đã trả lời cho câu hỏi kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ. Hi vọng bạn sẽ có thêm đầy đủ thông tin để giúp bạn bắt đầu kinh doanh một cách hiệu quả nhất.