Quán cafe là một loại hình kinh doanh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn với mong muốn sự tăng trưởng ổn định và bền vững. Thế nhưng, thực tế trên thị trường cho thấy rằng muốn kinh doanh cafe bền vững quả thật không hề dễ dàng.
Để đạt được hiệu quả kinh doanh, bước đầu bạn cần lập kết hoạch kinh doán quán cafe thật hoàn hảo với đầy đủ các phương án.
Hãy cùng Nội Thất Mỹ House khám phá một kế hoạch kinh doanh tốt thì cần những yếu tố gì và cách lập một bản kế hoạch kinh doanh cho người mới.
Thực trang kinh doanh quán cafe hiện nay
Việt Nam được đánh giá là một đất nước phù hợp để kinh doanh quán cafe và thưởng thức cafe mỗi ngày bởi tại đây, chúng ta có nguồn nguyên liệu sẵn có cùng với văn hóa uống cafe ở nhiều độ tuổi, giới tính.
Việc này cũng thu hút nhiều bạn trẻ bắt đầu khởi nghiệp bằng việc kinh doanh quán cafe, tùy nhiên, chỉ có một số rất ít có thể thành công khi thử với loại hình kinh doanh này.
Hãy tìm hiểu lý do tại đây:
Vì sao nhiều người mới kinh doanh quán cafe thất bại?
Trên thực tế, số lượng quán cà phê mới được mở mỗi năm không hề ít nhưng có rất nhiều người không thể thành công do đầu tư nhìn theo lợi trước mắt, không suy xét lâu dài, không lập kế hoạch kinh doanh quán cafe chỉn chu, không có phương án dự phòng.
Đây là những lý do cơ bản khiến cho công việc kinh doanh quán cafe không được thuận lợi như mong muốn bao gồm:
+ Quán cafe không đưa ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng mà ở đây là vị cà phê. Với một đất nước mà người dân có thói quen uống cafe mỗi ngày thì việc pha cafe không chuẩn là lỗi cơ bản khiến cho quán vắng khách.
+ Quán cafe không có uy tín, thương hiệu tốt dẫn đến không đón nhận được lòng tin của khách hàng, đây là lý do hầu hết người mới gặp phải nhưng nếu không có chiến lược truyền thông theo từng giai đoạn thì bạn chắc chắn sẽ bị đánh gục ngay từ đầu.
Quán cafe hạn chế về cách tiếp cận khách hàng, việc thiếu sót trong việc lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, thiếu kiến thức trong các chiến lược marketing, PR tên tuổi của quán tới khách hàng.
Quán cafe đi theo png cách lạc hậu và lỗi thời, không theo kịp những xu thế của thời đại và không nắm bắt được sự thay đổi trong thị hiếu của khách hàng.
Diện mạo quán cà phê không gây ấn tượng và không giữ được khách hàng, đây là một nhược điểm trước kia có rất nhiều quán vấp phải khiến cho khách hàng không quan tâm hoặc không quay lại quán.
Vào thời kỳ công nghệ số, mạng xã hội phát triển, việc sở hữu một quán cafe có thiết kế đẹp mắt, nhiều góc checkin lý tưởng công thêm chất lượng đồ uống và phục vụ ổn thì bạn hoàn toàn không lo quán vắng khách.
Chính vì vậy, đừng bao giờ bỏ qua việc thay đổi diện mạo cho quán thật lung linh và ấn tượng nhờ các kiến trúc sư tài năng của Nội thất My House.
Những mô hình hinh doanh cafe hiệu quả tại Việt Nam
Tại Việt Nam, một số mô hình kinh doanh cafe hiệu quả và tốn ít chi phí đầu tư bao gồm:
Kinh doanh cafe take away: đáp ứng kịp thời và chính xác nhu cầu uống cafe nhanh – tiện – gọn của những khách hàng bận rộn trong nhịp sống hối hả.
Cafe take away hiện tại phát triển mạnh hơn tại các thành phố trung tâm, nơi có lượng người đi làm, sinh viên lớn, nhu cầu mua cafe mang đi cao.
Kinh doanh cafe nhượng quyền: với những thương hiệu đã được tạo lập sẵn và một tập khách hàng trung thành, mô hình kinh doanh này thực sự mang lại kết quả tốt và khá bền vững bởi có sự hỗ trợ mang tính hệ thống.
Kinh doanh cafe cóc: rất bình dân nhưng mang lại hiệu quả không hề nhỏ, mô hình kinh doanh này là một sự tối ưu chi phí đầu tư và đánh đúng trọng tâm phân khúc khách hàng, từ đó mang lại lợi nhuận cao dựa trên số lượng khách hàng lớn và thường xuyên.
Kinh doanh cafe kết hợp: sử dụng các mô hình/ ứng dụng/ sản phẩm/ dịch vụ khác để kết hợp vào việc kinh doanh cafe đơn thuần, từ đó tạo nên những mô hình kinh doanh cafe kết hợp vô cùng hiệu quả.
Những mô hình kinh doanh được nhiều khách hàng yêu thích bao gồm: cafe sách, cafe thú cưng, cafe film, cafe bóng đá….
Bước lập kế hoạch kinh doanh quán cafe cho người mới bắt đầu
Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe cho người mới bắt đầu là công việc bắt buộc cần thực hiện, từ kế hoạch, bạn sẽ nắm bắt được đâu là khách hàng nhắm tới? Quán cafe của bạn cần có những yếu tố nào? Chiến lược kinh doanhk, truyền thông, PR như thế nào? Phương án dự phòng khi xảy ra rủi ro là gì?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay 10 bước lập kế hoạch kinh doanh quán cafe dưới đây ngay bây giờ!
Bước 1: Chọn mô hình quán cafe
Dựa vào tổng số vốn, kinh nghiệm và sở thích, bạn có thể lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh quán cà phê phù hợp nhất.
Một số mô hình kinh doanh quán cafe hiệu quả: cà phê take away, cà phê nhượng quyền, cà phê cóc, cà phê kết hợp (cafe sách, cafe mèo,….)
Bước 2: Phân tích thị trường để lập kế hoạch kinh doanh
Bạn sẽ không thể tiếp cận được khách hàng nếu bỏ qua bước phân tích thị trường. Tại bước này, bạn sẽ cần tìm hiểu nhu cầu của thị trường, thực trạng của thị trường, nhu cầu của khách hàng cũng như dự đoán hướng đi của thị trường.
Trong đó việc thấu hiểu khách hàng của bạn là việc cần đặt lên hàng đầu và phải được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất. Họ là ai? Làm công việc gì? Độ tuổi bao nhiêu? Sở thích về màu sắc, không gian và thức uống, các nhu cầu giải trí, thói quen,…
Thị trường cafe hiện nay như thế nào? Đối thủ cạnh tranh, cách làm của các đối thủ. Từ đó bạn đưa ra kết luận đâu là phương án hiệu quả nhất, tận dụng các ưu điểm, tránh các hạn chế thường gặp.
Nếu nhạy bén với thị trường, bạn hoàn toàn có thể đưa ra dự đoán về hướng đi hoặc dẫn khách hàng đi theo hướng đi của bạn.
Bước 3: Định hướng mục tiêu kinh doanh quán cafe
Có mục tiêu mới đưa ra được phương án kinh doanh phù hợp, đây là thứ bắt buộc cần có khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe.
Đầu tiên, xác định quy mô ban đầu của quán: diện tích quán, sức chứa, công suất phục vụ khách mỗi ngày, các dịch vụ kèm theo của quán….
Các chỉ tiêu về doanh số: Tổng vốn đầu tư, chi phí ban đầu, thời gian thu hồi vốn, doanh số hàng tháng (kèm theo mức lợi nhuận), mức thua lỗ có thể chấp nhận được,…
Bước 4: Lập kế hoạch tài chính kinh doanh quán cafe
Từ mục tiêu về doanh số và thực tế của quán ban đầu, bạn cần đưa ra kế hoạch tài chính phù hợp bao gồm: Số vốn hiện có, số vốn cần có trong từng giai đoạn kinh doanh, chi phí vận hành, tài chính dự trù rủi ro.
Chi phí đầu tư ban đầu cho quán bao gồm: Tiền thuê mặt bằng, chi phí sửa chữa – trang trí, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí mua sắm các vật dụng – thiết bị, chi phí trả lương cho nhân viên.
Về kế hoạch tài chính, yêu cầu bạn cần thiết lập một cách rõ ràng, dễ hiểu và chính xác từng con số nhỏ nhất. Đồng thời, ở trước mỗi một giai đoạn cần đưa ra ngay phương án tài chính cho kế hoạch tiếp theo để kịp chuẩn bị và đưa vào vận hành.\
Bước 5: Chọn vị trí mặt bằng của quán cà phê
Mặt bằng của quán phải đáp ứng nhiều điều kiện về vị trí thuận lợi để tiếp cận khách hàng, diện tích phù hợp với mục tiêu và số vốn hiện có, giá thuê hàng tháng – tiền cọc và mức độ phải sửa chữa.
Bước 6: Lên thực đơn cho quán cà phê
Để lên được thực đơn chính xác cho quán cafe của bạn, cần phải dựa vào các yếu tố sau:
Yếu tố nhu cầu của khách hàng đã tìm hiểu ở bước phân tích thị trường, tại đây bạn cần đưa ra kết luận khách hàng muốn sử dụng loại đồ uống nào, đồ ăn nào, cách trình bày đẹp mắt, màu sắc,…
Sau đó, bạn cần kết hợp với người pha chế đưa ra thực đơn phù hợp nhất.
Tiêu chí để xây dựng thực đơn đó là: phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu cùng mô hình của quán, thức uống đa dạng, thường xuyên cập nhật đồ uống mới – hợp thị hiếu.
Bước 7: Lên kế hoạch chọn đối tác, nhà cung cấp
Bước tiếp theo là tìm đối tác hoặc nhà cung cấp cho quán bao gồm: Đối tác cung cấp nguyên vật liệu đồ ăn, đồ uống, đối tác thiết kế trang trí cho quán, đối tác marketing truyền thông cho quán.
Bước 8: Lập kế hoạch quảng cáo, marketing cho quán cafe
Một kế hoạch marketing, PR truyền thông hiệu quả sẽ giúp quán cafe của bạn tiếp cận khách hàng nhanh hơn, quảng bá thương hiệu đến nhiều người biết đến nhanh hơn và tiết kiệm hơn.
Bạn sẽ cần lên các chiến lược truyền thông hiệu quả và phù hợp cho từng giai đoạn.
Bước 9: Kế hoạch quản lý điều hành quán cafe
Việc điều hành quán cafe là một công việc quan trọng, quyết định sự thành công cho quán. Một kế hoạch vận hành hoàn hảo với những quy trình hoạt động, bảng biểu, đánh giá, các quy định chung, các chương trình đào tạo bài bản cho nhân viên.
Công việc điều hành quán cần được thực hiện một cách đơn giản, xúc tích nhưng hiệu quả để không tốn nhiều thời gian của bạn.
Bước 10: Chuẩn bị các loại thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe
Bước cuối để lập kế hoạch kinh doanh quán cafe để quán được hoạt động, bạn cần đi đăng lý thủ tục kinh doanh với chính quyền địa phương, hãy nhớ chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm. Đồng thời, hãy luôn đóng thuế đầy đủ định kỳ.
Mọi thắc mắc, phản hồi về bài viết hay yêu cầu tư vấn thiết kế – thi công – sản xuất nội thất quán cafe đẹp nhất, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline Nội thất My House: