Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là gì? Có nên mua nhà xã hội hay không? Ưu điểm và nhược điểm của nhà ở xã hội? Đây là những câu hỏi được nhiều độc giả gửi về cho hộp thư của chuyên mục tin tức. Vậy để giải đáp cho những thắc mắc đó, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Nhà ở xã hội là gì

Nhà ở xã hội là Nhà ở xã hội là gì : là nhà thuộc sở hữu và thuộc sự quản lý nhà nước. Mục đích là cung cấp thêm các căn hộ giá rẻ hơn thị trường ( nhà ở thương mại ) để giải quyết nhu cầu nhà ở giá rẻ cho các hộ gia đình có trong chính sách hiện hành.

Các đối tượng được mua nhà ở xã hội ở việt nam:

Các đối tượng thuộc biên chế nhà nước

Người có thu nhập thấp

Có đóng bảo hiểm xã hội ít nhất một năm

Thông thường, tại Việt Nam, có hai loại nhà ở xã hội :

Các căn hộ chung cư do nhà nước xây dựng, mục đích là làm nhà ở xã hội

Các dự án mà các công ty tư nhân xây dựng rồi bán lại cho quỹ nhà ở xã hội theo các chính sách đặc thù như giảm thuế VAT, giảm thuế đất, dự án được cấp đất..v.v..

Các dự án nhà ở thương mại nhưng phải bán lại 5% căn hộ cho quỹ nhà ở xã hội địa phương theo luật hiện hành gì? Có nên mua nhà xã hội hay không? Ưu điểm và nhược điểm của nhà ở xã hội?

Có nên mua nhà xã hội hay không?

Khi mua nhà ở xã hội 5 năm, có thể mua bán chuyển nhượng các nhà ở xã hội có cấp quyền sở hữu, một số dạng nhà ở xã hội dưới dạng nhà nước cho thuê thì không mua bán được, chỉ có thể làm việc trên giấy ủy quyền sử dụng tài sản.

Vì cơ cấu nhà ở xã hội là phục vụ người có thu nhập thấp nên có các chính sách ràng buộc trong mua bán, tránh tình trạng bị đầu cơ, làm giá nên việc mua nhà ở xã hội để đầu tư là khá may rủi.

Đối tượng được mua nhà ở xã hội.

Về đối tượng mua nhà ở xã hội được quy định rất cụ thể và rõ ràng tại Luật nhà ở như sau:

Cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Các đối tượng trả lại nhà công vụ mà gặp khó khăn về nhà ở.

Ngoài ra để đảm bảo đầy đủ các yêu cầu để có thể thuê và thuê mua nhà ở xã hội 3 đối tượng thuộc diện trên phải có một số điều kiện sau:

Chưa có sở hữu nhà ở và chưa thuê hoặc chưa thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

nhà ở xã hội là gì

Đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân đầu người trong gia đình dưới 8m² sàn/người hoặc nhà ở tạm, hư hỏng, dột nát.

Có mức thu nhập bình quân hằng tháng của hộ gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng (đối với căn hộ có diện tích tối đa 70m² sàn) và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê nhà phải trả hằng tháng (đối với diện tích căn hộ có diện tích tối thiểu là 30m²) tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Đặc điểm của nhà ở xã hội

Các khu nhà ở xã hội này thường được xây dựng dựa trên nhu cầu thuê, mua của các đối tượng đang sinh sống tại các địa bàn để xây dựng quy mô sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương.

Tại Việt Nam, những người có thẩm quyền tại ủy ban nhân dân cấp Tỉnh có trách nhiệm xem xét, phê duyệt và công bố các kế hoạch xây dựng, quy trình quy hoạch, xây dựng và phát triển nhà ở xã hội.

Từ đó, ủy ban nhân dân Tỉnh cần xác định cụ thể về loại hình nhà ở, nhu cầu về diện tích và không gian nhà ở, cơ cấu căn hộ để cho thuê, cho mua sao cho cân đối với các nguồn vốn đầu tư và cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để kêu gọi quỹ đầu tư phát triển và huy động vốn từ nhiều nguồn khác.

Về nguồn vốn phát triển: Quỹ xây dựng và phát triển nhà ở xã hội sẽ được dựa trên số tiền cho thuê, cho mua, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu trên toàn địa bàn và trích từ 30% – 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn (mức tiền cụ thể sẽ do Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh xem xét và quyết định), ngân sách sẽ phụ thuộc vào ngân sách địa phương hay huy động từ nguồn vốn từ các nguồn hợp pháp khác hoặc do các tổ chức khác tình nguyện góp vốn từ các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước.

Theo quy định của Việt Nam, quy định này phải được thiết kế và đảm bảo thi công theo các tiêu chuẩn quy định của pháp luật về việc xây dựng nhà ở và xây dựng số tầng theo các quy định sau:

Tại mỗi đô thị khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau về số tầng:

Đô thị đặc biệt là những căn nhà có từ 5 đến 6 tầng.

Đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 là những căn nhà không quá 6 tầng.

Diện tích mỗi căn nhà ở không quá 70m2 sàn và được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà nước nhưng không được dưới 30m2 sàn.

Các căn nhà ở xã hội này phải đảm bảo các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định từng loại đô thị.

Dựa theo đó, những năm vừa qua đã triển khai rất nhiều các dự án xây dựng nhà ở xã hội, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội và các dự án nhà ở xã hội 2018 đang được triển khai một cách rộng rãi, đặc biệt là những khu nhà ở xã hội bộ công an tại các thành phố lớn.

Qua bài viết này chắc bạn đã hiểu hơn về Nhà ở xã hội là gì? Có nên mua nhà xã hội hay không? Ưu điểm và nhược điểm của nhà ở xã hội?. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hình dung và ứng dụng thực tế tốt hơn. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc bạn có thể để lại bình luận Nội Thất My House sẽ giải đáp cụ thể nhất.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

VPGD: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Website: https://noithatmyhouse.com/

MSDN: 0109103109

Bài viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.