Phong trào Bauhaus

Phong trào bauhaus là gì? Lịch sử hình thành cũng như Bauhaus ảnh hưởng như thế nào đến thiết kế hiện đại? Nội Thất My House mời bạn cùng khám phá phong trào nghệ thuật Bauhaus qua bài viết sau.

Bauhaus là gì?

[su_quote]Bauhaus (Bauhaus phiên âm từ tiếng Đức) là một trường dạy nghệ thuật ở Đức đào tạo về nghệ thuật thủ công và mỹ thuật, và nổi tiếng với phương pháp tiếp cận thiết kế được công bố và giảng dạy. Trường này tồn tại từ năm 1919 tới năm 1933. (Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Bauhaus)[/su_quote]

Bauhaus (Bauhaus phiên âm từ tiếng Đức) nguyên là tên trường Đại học công nghệ mỹ thuật Bauhaus
Bauhaus (Bauhaus phiên âm từ tiếng Đức) nguyên là tên trường Đại học công nghệ mỹ thuật Bauhaus

Nơi đây phát triển loại ngôn ngữ thiết kế và nghệ thuật mang tính trừu tượng và bùng nổ, thoát li khỏi lịch sử. Năm 1923, Gropius có nói, “Khái niệm về thế giới ngày nay đã rõ, nhưng hình dáng của nó vẫn còn mơ hồ”.

Phương châm hoạt động của bauhaus design, điều khiến nó trở thành một triết lý cuộc sống hơn là một ngôi trường giảng dạy, chính là sự kết hợp hơi hướng hiện đại vào trong hình hài vật thể.

Lịch sử hình thành và phát triển của Bauhaus

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), nước Đức sống thiếu thốn và khổ sở trong cái bi kịch của lịch sử dành cho một quốc gia bại trận. Nghệ thuật Đức cũng bị tổn thương, bởi những chật vật của cuộc sống đã khiến giới nghệ sĩ Đức không còn sức cho sáng tạo.

Lịch sử hình thành và phát triển của Bauhaus
Lịch sử hình thành và phát triển của Bauhaus

Giữa suy tàn và u ám, kiến trúc sư Walter Gropius nhận ra những khuôn vàng thước ngọc của kiến trúc thời trước không còn phù hợp nữa. Ông trút bỏ những hoạ tiết rườm rà khỏi các bản thiết kế, rồi chối từ hẳn những định ước xưa cũ vốn kiểu cách và đồng bóng.

Ngày 12.4.1919, chính quyền thành phố Weimar, thuộc bang Thüringen, miền trung nước Đức, cấp giấy phép cho Gropius lập học viện thiết kế Bauhaus quốc gia, trên cơ sở sáp nhập hai Trường Nghệ thuật Thủ công Weimar của Henry vande Veldo và Đại học Nghệ thuật Tạo hình của Đại Huân Tước tồn tại từ trước chiến tranh.

Bauhaus hướng vào chủ nghĩa ấn tượng và tìm kiếm con đường cải cách riêng cho mình.
Bauhaus hướng vào chủ nghĩa ấn tượng và tìm kiếm con đường cải cách riêng cho mình.

Gropius đặt tên trường là Bauhaus, dịch là ngôi nhà của các công trình (building house), nhưng theo Weimar Bauhaus-Universität, nó là viết tắt của “một sự háo hức với sự cởi mở, thử nghiệm, sáng tạo, liên kết chặt chẽ để thực hành công nghiệp và đa quốc gia”.

Hội đồng quản trị của trường Bauhaus ngoài Gropius còn có những tên tuổi nổi tiếng như thiên tài vật lý Albert Einstein, kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe, và các danh hoạ, các nhà thiết kế nổi tiếng như Josef Albers, Lyonel Feininger, Wassily Kandinsky, Paul Klee, Oskar Schlemmer…

Trường phái kiến trúc Bauhaus xuất hiện lần đầu tiên ở Weimar, sau đó lan ra Dessau. Các tòa nhà của trường phái Bauhaus được xây dựng từ năm 1919 đến năm 1933 dựa theo các thiết kế và trang trí của các giáo sư trường là Walter Gropius, Hannes Meyer, Laszlo Moholy-Nagy và Wassily Kandinsky, khiến nó trở thành trào lưu và hình mẫu của kiến trúc hiện đại.

Kiến trúc này bắt nguồn từ chính việc xây dựng trường Bauhaus tại Weimar để thay thế cho tòa nhà trường nghệ thuật và ứng dụng Grand Duchy của Saxony xây dựng từ năm 1860. Tòa nhà dựa theo kiến trúc tiến bộ của Jugendstil được hoàn thành vào năm 1919 với các bức tranh tường của Herbert và các tác phẩm điêu khắc của Oskar Schlemmer.

Đến năm 1923, Georg Muche với thiết kế về tòa nhà Haus am Horn được coi là mô hình triển lãm đầu tiên được thực hiện đã tuyên bố hình thành phong cách kiến trúc mới Bauhaus. Sau đó, các tòa nhà theo kiến trúc này lần lượt được xây dựng như: Annexes ở Weimar (1925), Meisterhäuser ở Dessau, khu đô thị Dessau, khu nhà ở của giáo viên Bauhaus…

Năm 1933, Trường Bauhaus đóng cửa, các tòa nhà của Bauhaus được sử dụng cho mục đích khác, còn một số tòa nhà bị hư hỏng nặng vào năm 1943, trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Các tòa nhà thuộc trường phái Bauhaus gồm 5 khu vực thuộc Weimar (bang Thüringen) và Dessau (bang Sachsen-Anhalt) là:

  • Nhà chính của khoa Kiến trúc, khoa Kỹ thuật xây dựng – Đại học Weimar.
  • Tòa nhà khoa Nghệ thuật thiết kế do Van de Velde thiết kế xây dựng thuộc Học viện Nghệ thuật kiến trúc và xây dựng Weimar – Đại học Weimar.
  • Tòa nhà Haus am Horn ở Weimar.
  • Tòa nhà Bauhaus Dessau.
  • Tòa nhà Masters Houses ở Dessau thiết kế bởi Walter Gropius.

Trong những năm đầu tiên của sự định hình, trường phái Bauhaus dừng lại trong các thể nghiệm về cân đối giữa thẩm mỹ và công năng ở những dự án nội thất hay ở việc chế tạo các vật dụng thường ngày như cái bàn, bộ ghế, những món đồ gốm, những cuộn giấy dán…Bauhaus hướng vào chủ nghĩa ấn tượng và tìm kiếm con đường cải cách riêng cho mình.

Những đặc trưng cơ bản của Thiết kế Bauhaus

William Morris, nhà thiết kế nổi tiếng người Anh vào cuối thế kỷ XIX từng nhận định: Nghệ thuật thật sự đạt đến đỉnh điểm khi nó đáp ứng được nhu cầu của xã hội, sau đó không nên có sự phân biệt giữa hình thể và chức năng.

Nói cách khác, cái đẹp cần phải luôn song hành cùng công năng. Quan điểm ấy đã ảnh hưởng đến những thế hệ thiết kế về sau, tiêu biểu là sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật đương đại ở Bauhaus. Phong cách De Stijl và trường phái thiết kế Nga cùng thời đại đồng thời có tác động lên những tác phẩm tại Bauhaus.

Vậy nên, các tác phẩm theo phong trào nghệ thuật bauhaus luôn đặt tính công năng lên hàng đầu thông qua ngôn ngữ hình học, hình khối đơn giản không trang trí. Tại Bauhaus các sản phẩm đều phải tuân thủ nguyên tắc “Thẩm mỹ đi liền với Công năng”. Năm 1923, Bauhaus tiến hành cải cách với quan điểm mới: Nghệ thuật và công nghệ – sự kết hợp mới.

Cái đẹp cần phải luôn song hành cùng công năng
Cái đẹp cần phải luôn song hành cùng công năng

Sản phẩm cần phải đáp ứng được tính thẩm mỹ dựa theo các tiêu chuẩn về thiết kế, đồng thời đảm bảo công năng và tính tiện dụng. Về mặt kiến trúc hay trang trí nội thất cũng vậy. Những công trình được xây dựng theo mảng, khối, không thừa cũng không thiếu. Những chi tiết cầu kỳ như thước cột La Mã, phù điêu, hoa văn uốn lượn được giảm đến mức tối thiểu.

Bên cạnh “Thiết kế đáp ứng công năng”, Bauhaus còn là sự thống nhất giữa nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ. Walter Gropius khẳng định rằng: “Kiến trúc sư, họa sĩ, nhà điêu khắc, chúng ta đều phải trở về làm thợ thủ công! Ở đó không có gì là “Art Professional – nghệ thuật chuyên nghiệp”. Không có sự khác biệt cơ bản giữa nghệ sĩ và thợ thủ công.

Nghệ sĩ là một nghệ nhân cao quý…Một tền tảng của sự thủ công là cần thiết cho mọi nghệ sĩ. Nó là nguồn gốc là của sự sáng tạo.”

Ảnh hưởng của phong cách Bauhaus

Sự đóng góp lớn nhất của bauhaus style cho thế giới hiện đại là giải phóng nghệ thuật khỏi sự độc quyền chiếm giữ của một số quốc gia, dân tộc, giai cấp, và đưa nó trả lại cho công chúng. Nó làm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất nghệ thuật.

Ảnh hưởng của phong cách Bauhaus
Ảnh hưởng của phong cách Bauhaus

Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với những tác phẩm, vật phẩm nghệ thuật của các ngành công nghiệp hiện đại, cho dù là sách báo, phim ảnh, thời trang, đồ gia dụng, nội thất hay kiến trúc đô thị…. đều có thể nhìn thấy sự ảnh hưởng của phong cách Bauhaus.

Trong xã hội tối giản và theo đuổi mục tiêu bảo vệ môi trường, thì quan điểm, phong cách Bauhaus không chỉ không lỗi thời, mà nó còn tiếp tục phát huy, mang lại lợi ích cho nhân loại.

Phong trào Bauhaus mang lại giá trị to lớn trong nghệ thuật

  • Nhấn mạnh phong cách làm việc nhóm, tập thể để đánh bại rào cản cá nhận của giáo dục nghệ thuật, đặt nền tảng phát triển doanh nghiệp
  • Nhấn mạnh tiêu chuẩn để phá vỡ sự tự do hóa hời hợt và phi tiêu chuẩn của việc giáo dục nghệ thuật thời kỳ đầu.
  • Thiết lập một hệ thống giáo dục mới có nền tảng khoa học, nhấn mạnh sự kết hợp giữa phương pháp làm việc logic, khoa học với biểu hiện nghệ thuật. Đưa hệ thống giáo dục từ nghệ thuật cá nhân chuyển thành nghệ thuật dựa trên khoa học.
  • Đưa trọng tâm thiết kế từ sáng tạo ngoại hình chuyển thành giải quyết vấn đề sáng tạo. Bởi vậy, thiết kế đầu tiên đã loại bỏ những sai lầm về hình thức, đạt được yêu cầu mỹ quan, kinh tế, tiện lợi và nhu cầu thực tế sử dụng. Đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thiết kế hiện đại
  • Dựa trên thí nghiệm của nhà thiết kế người Bỉ Henry Van Der Weld, Bauhaus đã sáng tạo ra các loại văn phòng làm việc bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, gỗ, gốm sứ, dệt may, nhiếp ảnh…
  • Phá vỡ khuôn khổ giáo dục nghệ thuật theo phong cách cũ, sáng tạo nên phương thức kết hợp sản xuất đại công nghiệp, đặt nền móng cho giáo dục thiết kế hiện đại.
  • Bồi dưỡng nhiều tài năng có chuyên môn thành thục nghệ thuật truyền thống lại am hiểu phương thức sản xuất công nghiệp hiện đại kết hợp với quy luật thiết kế mới.
  • Hình thành nên một phong cách mỹ thuật mới, đẹp mắt và tối giản, nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp hiện đại.

Tìm hiểu về phong trào Bauhaus hiện đại

Trường Bauhaus chính là nơi thúc đẩy tạo nên trào lưu chủ nghĩa Bauhaus hiện đại.

Bauhaus có đóng góp lớn cho ngành thiết kế công nghiệp hiện đại, đặc biệt ảnh hưởng sâu rộng đến giáo dục thiết kế. Phương pháp giảng dạy của nó đã trở thành nền tảng của giáo dục nghệ thuật ở nhiều trường học trên thế giới và đào tạo ra các kiến trúc sư, nhà thiết kế xuất sắc cho kiến trúc hiện đại, đưa thiết kế lên một tầm cao mới.

Thế nhưng, các sản phẩm công nghiệp được sản xuất và thiết kế theo phong cách Bauhaus lại không rõ về số lượng và phạm vi. Thậm chí sản phẩm của Bauhaus lại không hề có mặt ở Đức- một trong những nước công nghiệp lớn của thế giới hay nói cách khác ở đây, Bauhaus không phát huy được sức ảnh hưởng.

Tìm hiểu về phong trào Bauhaus hiện đại
Tìm hiểu về phong trào Bauhaus hiện đại

Ảnh hưởng của Bauhaus không nằm ở thành tựu mà ở tinh thần. Tư tưởng Bauhaus trong một thời gian đã từng được coi là kinh điển của chủ nghĩa hiện đại. Tuy nhiên những hạn chế của nó cũng dần được nhìn nhận, những ảnh hưởng không tốt của nó đến thiết kế công nghiệp cũng bị phê bình.

Cụ thể, để theo đuổi những hình thức thiết kế mới, Bauhaus nhấn mạnh quá nhiều vào các hình học lập thể trừu tượng trong thiết kế. Quan điểm “hình lập thể là thượng đế” bất cứ sản phẩm nào, vật liệu nào cũng sử dụng tạo hình lập thể có thể phá hỏng chức năng sử dụng của sản phẩm đó. Hơn nữa, việc áp dụng tạo hình hình lập thể khiến ta có cảm giác lạnh lẽo, thiếu tính nhân văn đối với các vật liệu, sản phẩm.

Bauhaus nhấn mạnh quá nhiều vào các hình học lập thể trừu tượng trong thiết kế.
Bauhaus nhấn mạnh quá nhiều vào các hình học lập thể trừu tượng trong thiết kế.

Bauhaus tích cực truyền bá nghệ thuật đến công chúng, nhưng thiết kế của nó có tính trừu tượng và sâu sắc, chỉ có số ít bộ phận trí thức hoặc người giàu có mới thưởng thức được. Đến nay, không ít các tác phẩm theo phong cách Bauhaus có giá trị rất cao, đắt đỏ, nhưng chỉ được xem như tượng trưng cho cái đẹp thẩm mỹ và địa vị xã hội. Một ví dụ điển hình là chiếc ghế Mise của Barcelona, với giá bán hàng trăm đô la.

Top 10 sản phẩm biểu tượng nổi bật cho phong trào Bauhaus

WASSILY CHAIR

Ghế Wassily Chair nổi tiếng trong phong trào Bauhaus hay còn được biết với tên gọi Model B3 do KTS Breuer người Hungary thiết kế trong những năm 1925-1926. Breuer đã nhận được nguồn cảm hứng trong lúc ông… đạp xe với ý tưởng lấy thép ống làm thành phần kiến tạo nên sản phẩm nội thất.

Sau quá trình đơn giản hóa các cấu kiện chỉ còn các mặt vải ở vị trí ngồi, lưng, cánh tay; vị KTS đã tạo nên được chiếc ghế Wassily với tên gọi được lấy từ tên của họa sĩ nổi tiếng người Nga Wassily Kandinsky – một người bạn của Breuer và cũng là bậc thầy trong phong trào Bauhaus.

Ghế Wassily Chair nổi tiếng trong phong trào Bauhaus
Ghế Wassily Chair nổi tiếng trong phong trào Bauhaus

BABY CRADLE

Keler đã tận dụng nguồn cảm hứng trực tiếp từ cuốn sách của Kandinsky về lý thuyết màu sắc từ những năm 1911. Điều này đã quyết định đến phần lớn cảm xúc của Keler về cách dùng màu sắc để tác động đến tâm lý con người. Chiếc nôi do ông thiết kế bao gồm các phom dáng hình học như hình tam giác, hình chữ nhật mà một số màu sắc cơ bản bậc 1 như xanh dương, đỏ, vàng đặc trưng cho phong trào Bauhaus.

Chiếc nôi do ông thiết kế bao gồm các phom dáng hình học như hình tam giác, hình chữ nhật mà một số màu sắc cơ bản
Chiếc nôi do ông thiết kế bao gồm các phom dáng hình học như hình tam giác, hình chữ nhật mà một số màu sắc cơ bản

BAUHAUS CHESS SET BY JOSEF HARTWIG

Josef Hartwig – một nghệ sĩ tại Munich lúc bấy giờ đã thiết kế nên bộ cờ vua ngay lúc phong trào Bauhaus đang phát triển rực rỡ vào năm 1923-1924. Ông đã sử dụng những mảnh hình khối đơn giản như đường kẻ, hình tròn và hình vuông nhằm giảm thiểu cảm giác chuyển động trong phom dáng.

Bằng cách loại bỏ đi nhiều biểu tượng mang tính tôn giáo thường được sử dụng trong cờ vua, nhà thiết kế người Đức đã mang lại một cảm giác hiện đại cho trò chơi truyền thống này.

BAUHAUS CHESS SET BY JOSEF HARTWIG
BAUHAUS CHESS SET BY JOSEF HARTWIG

BRNO CHAIR

Ghế Brno do KTS Ludwig Mies van der Rohe thiết kế trong những năm 1929-1930 như một minh hoa cho nguyên lý đưa mọi vật thể trở về với bản chất cơ bản của chúng. Với quan điểm một chiếc ghế không hẳn phải là 4 chân của mình, vị KTS đại tài đã biến tấu các hình thức cơ bản để cho ra một sản phẩm nổi tiếng đến ngày nay.

Ghế Brno do KTS Ludwig Mies van der Rohe thiết kế
Ghế Brno do KTS Ludwig Mies van der Rohe thiết kế

TEA INFUSER

Năm 1924, nghệ sĩ người Đức Marianne Brandt đã sử dụng thiết kế của một ấm trà thông thường, loại bỏ mọi hình thức trang trí để tạo ra một khối kim loại thuần khiết về phom dáng. Đơn giản về hình dáng lẫn màu sắc, sản phẩm ấm trà này thật không khó khi được lựa chọn là một trong các hình mẫu tiêu biểu cho phong trào Bauhaus.

Đơn giản về hình dáng lẫn màu sắc, sản phẩm ấm trà này thật không khó khi được lựa chọn
Đơn giản về hình dáng lẫn màu sắc, sản phẩm ấm trà này thật không khó khi được lựa chọn

WARDROBE ON ROLLERS

Sản phẩm tủ quần áo do Josef Pohl thiết kế năm 1929 nhìn qua có vẻ đơn giản nhưng xét về công năng sử dụng lại vô cùng đặc biệt. Tính năng nổi bật nhất vào thời điểm bấy giờ của sản phẩm chính là khả năng tiết kiệm không gian thông qua các hệ cửa mở được bố trí tinh tế giúp chiếc tủ có thể vận hành trên nhiều tiết diện khác nhau – một ý tưởng khá thịnh hành ngày nay nhưng lại là điều cấp tiến trong những ngày cũ của quá khứ.

Sản phẩm tủ quần áo do Josef Pohl thiết kế năm 1929 nhìn qua có vẻ đơn giản nhưng xét về công năng sử dụng lại vô cùng đặc biệt.
Sản phẩm tủ quần áo do Josef Pohl thiết kế năm 1929 nhìn qua có vẻ đơn giản nhưng xét về công năng sử dụng lại vô cùng đặc biệt.

BARCELONA CHAIR

Trong những năm tháng phát triển của phong trào Bauhaus, nhà thiết kế Mies van der Rohe đã thiết kế nên chiếc ghế Barcelona vào năm 1929 tại triển lãm quốc tế Barcelona International Exposition với hai đệm hình chữ nhật mỏng gác lên khung thép bóng thanh mảnh.

Ban đầu phần khung thép được ghép nối bởi hai phần tách biệt nhưng đến năm 1950, chúng đã được thay bằng kim loại không rỉ và trở thành khối kim loại liền mạch.

BARCELONA CHAIR
BARCELONA CHAIR

MT8 LAMP

Được thiết kế bởi Wilhelm Wagenfeld người Đức và Carl Jakob Jucker người Thụy Sĩ, chiếc đèn bàn MT8 Lamp được biết đến như biểu tượng nổi bật cho phong trào Bauhaus khi chính tên gọi thứ hai của sản phẩm này là “Bauhaus Lamp” – một mẫu thiết kế chú trọng hoàn toàn vào công năng, quan điểm này cũng được thể hiện rõ ràng trong thiết kế phom dáng sản phẩm.

MT8 Lamp mang nhiều ưu điểm về hình khối khi tiết kiệm được một lượng lớn diện tích và từng đường nét được cắt gọt chính xác nhằm cho ra công năng sử dụng tuyệt đối.

Chiếc đèn bàn MT8 Lamp được biết đến như biểu tượng nổi bật cho phong trào Bauhaus
Chiếc đèn bàn MT8 Lamp được biết đến như biểu tượng nổi bật cho phong trào Bauhaus

DOOR KNOB

Dù chỉ là một sản phẩm tay nắm cửa nhưng KTS Walter Gropius đã nâng tầm chúng trở nên vị trí biểu tượng cho phong trào Bauhaus vào năm 1923 thông qua bản thiết kế cho nhà máy Fagus tại Alfeld, Đức. Được làm bằng đồng thau mạ niken do nhà máy sản xuất sắt Izé thực hiện, tay nắm cửa chỉ bao gồm một thân vuông cùng phần tay nắm hình trụ giản đơn tôn vinh hết mực ưu điểm công năng.

Được làm bằng đồng thau mạ niken do nhà máy sản xuất sắt Izé thực hiện
Được làm bằng đồng thau mạ niken do nhà máy sản xuất sắt Izé thực hiện

Đây cũng là sản phẩm được đánh giá thành công nhất trong lĩnh vực thương mại vào thời điểm diễn ra phong trào Bauhaus.

NESTING TABLES

Nghệ sĩ người Đức Josef Albers đã thiết kế nên bộ bàn nổi tiếng Nesting Tables được lồng ghép vào nhau với tư cách là giám đốc nghệ thuật của một xưởng sản xuất nội thất trong phong trào Bauhaus từ năm 1926 đến 1927.

Mỗi sản phẩm bàn được làm hoàn toàn từ gỗ sồi cứng và kính acrylic sơn mài. Được biết đến với nhiều tác phẩm sắp đặt mang tính hình học của mình, Albers đã áp dụng cùng một thiết kế nhưng thay đổi về kích thước để từng sản phẩm riêng biệt trong Nesting Tables đều có thể lồng ghép lẫn vào nhau như thể thống nhất.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến phong trào bauhaus mà Nội Thất My House muốn chia sẻ tới bạn đọc. Ngoài ra, để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline để được tư vấn chi tiết nhất.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

Trụ sở chính & Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 1: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 2: Khu Công Nghệ Cao Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Bài viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.