Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng chi tiết, đầy đủ nhất cho bạn nào cần. Quy trình thực hiện theo điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết qua các phân mục sau.
Dưới đây là quy trình chi tiết các bước thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình mời bạn tham khảo qua:
I. GIAI ĐOẠN I. CHUẨN BỊ DỰ ÁN
Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có/ thuộc dự án nhóm A…); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.
1. Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư
2. Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài
3. Tìm kiếm, phát hiện khu đất để lập phương án đầu tư
4. Xin giới thiệu địa điểm (hình thức Giao đất, cho thuê đất)
5. Đề xuất dự án đầu tư bao (hình thức Giao đất, cho thuê đất): gồm các nội dung nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án (theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015)
6. Thỏa thuận thuê địa điểm; đề xuất nhu cầu sử dụng đất (hình thức Giao đất, cho thuê đất); trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư
7. Lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất (theo 1 trong 3 hình thức: đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá, đấu thầu)
8. Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư (hình thức giao đất, cho thuê đất). Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài, DA kinh doanh có điều kiện…)
9. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (gồm ba hình thức):
a) Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) nếu có;
b) Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi);
c) Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình (công trình tôn giáo; công trình có Tổng mức đầu tư < 15 tỉ không bao gồm tiền sử dụng đất).
10. Lập, thẩm định và phê duyệt QH chi tiết/ QHTMB (hình thức giao đất, cho thuê đất):
a) Cấp giấy phép QH (nếu khu vực đó chưa phê duyệt quy hoạch 1/2000 quy hoạch 1/500);
b) Cấp chứng chỉ quy hoạch (nếu đã có QH 1/500)/ hoặc Thỏa thuận Quy hoạch kiến trúc (nếu đã có QH 1/2000…)/ hoặc Thông tin QH, kiến trúc (nếu chưa có QH);
c) Xin bổ sung quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng (nếu chưa có);
d) Lập quy hoạch chi tiết 1/2000 (nếu chưa có QH);
đ) Lập quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1:500 hoặc Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc (nếu đã có QHCTXD 1/2000);
e) Thẩm định QHCTXD TL 1/500/ QH TMB và phương án thiết kế kiến trúc sơ bộ;
g) Phê duyệt QHCTXD TL 1/500/ Chấp thuận QH TMB và phương án kiến trúc sơ bộ.
11. Thông báo thu hồi đất (hình thức Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư)
12. Lấy ý kiến về thiết kế cơ sở
13. Thông tin/ thỏa thuận về cấp nước, thoát nước, cấp điện (hình thức Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư/ giao đất, cho thuê đất)
14. Thẩm duyệt thiết kế PCCC
15. Chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở/ thẩm định, quyết định cho phép đầu tư dự án khu đô thị mới (hình thức Giao đất, cho thuê đất)
16. Thẩm định; thẩm tra phục vụ công tác thẩm định (Nghị định số 59/2015/NĐ-CP Điều 10 Khoản 7 Điểm b và Điều 11 Khoản 5)
17. Điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở (nếu có)
18. Cam kết bảo vệ môi trường/ Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
19. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư/ giao đất, cho thuê đất)
20. Công khai và thực hiện phương án đền bù giải phóng mặt bằng (hình thức đấu giá quyền sử dụng đất)
21. Điều tra số liệu, lập, phê duyệt, công khai phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chi trả tiền đền bù, nhận mặt bằng; Thuê đơn vị lập hồ sơ định giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Thẩm định hồ sơ định giá, xác định đơn giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Phê duyệt đơn giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (hình thức giao đất, cho thuê đất)
22. Hồ sơ xin giao đất/ thuê đất (hình thức giao đất, cho thuê đất)
23. Trích đo bản đồ địa chính để điều chỉnh ranh khu đất, kiểm định bản đồ (hình thức giao đất, cho thuê đất)
24. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ tái định cư (hình thức giao đất, cho thuê đất)
25. Thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất là căn cứ pháp lý để Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và chủ đầu tư thực hiện khảo sát, lập dự án đầu tư (hình thức giao đất, cho thuê đất)
II. GIAI ĐOẠN II. THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.
26. Giao đất/ thuê đất: Ký hợp đồng thuê đất/ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (đóng tiền sử dụng đất, phí trước bạ, tiền thuê đất); nhận bàn giao đất trên bản đồ và thực địa
27. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
28. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); thỏa thuận san lấp kênh rạch, sông ngòi (nếu dự án có san lấp kênh rạch, sông ngòi)
29. Khảo sát xây dựng (có thể chia 2 giai đoạn: khảo sát sơ bộ phục vụ lập báo cáo đầu tư và khảo sát chi tiết phục vụ thiết kế).
a) Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng (KSXD);
b) Lựa chọn nhà thầu KSXD;
c) Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật KSXD;
d) Thực hiện khảo sát xây dựng;
đ) Giám sát công tác khảo sát xây dựng;
e) Khảo sát bổ sung (nếu có);
g) Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng;
h) Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.
30. Thiết kế các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng: thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở (được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng), thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có).
Người quyết định đầu tư quyết định thực hiện thiết kế theo các bước sau:
a) Thiết kế một bước: ba bước thiết kế được gộp thành một bước gọi là thiết kế bản vẽ thi công (công trình chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật);
b) Thiết kế hai bước: bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công (công trình phải lập dự án);
c) Thiết kế ba bước: Bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công (dành cho dự án có quy mô lớn, phức tạp).
31. Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình:
a) Lập nhiệm vụ thiết kế thiết kế xây dựng công trình;
b) Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (nếu có);
c) Lựa chọn nhà thầu thiết kế thiết kế xây dựng công trình;
d) Thiết kế xây dựng công trình;
đ) Thẩm định thiết kế cơ sở (được thực hiện cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư); Thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật;
e) Thẩm định thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng; thực hiện thẩm tra thiết kế để phục vụ công tác thẩm định;
g) Phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng;
h) Thẩm định; phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng;
i) Thay đổi thiết kế (nếu có);
k) Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình;
l) Giám sát tác giả.
32. Giấy phép xây dựng
33. Đấu thầu xây dựng:
a) Lựa chọn nhà thầu tư vấn QLDA (trường hợp thuê tư vấn QLDA);
b) Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.
34. Thi công xây dựng công trình:
a) Chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình;
b) Chọn nhà thầu giám sát thi công;
c) Lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
35. Thông báo khởi công xây dựng (chủ đầu tư)
36. Thực hiện thi công xây dựng công trình:
a) Thực hiện quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng, an toàn lao động trên công trường xây dựng, môi trường xây dựng…;
b) Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình;
c) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (theo yêu cầu);
d) Nghiệm thu công việc, giai đoạn và công trình hoàn thành;
đ) Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.
37. Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành để đưa công trình vào sử dụng
38. Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án
III. GIAI ĐOẠN III. KẾT THÚC XÂY DỰNG ĐƯA CÔNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN VÀO KHAI THÁC SỬ DỤNG
39. Bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử
40. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
41. Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
42. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn)
43. Cấp giấy phép hoạt động/ Mở ngành/ Cho phép hoạt động/ Chứng nhận đủ điều kiện (Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)
44. Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ở
45. Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
46. Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có)
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các quy định về trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo các hình thức chủ đầu tư sau đây:
A/ CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ THỰCHIỆN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
I. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015, Điều6. Trình tự đầu tư xây dựng
II.Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư số 67/2014, Điều 22. Trình tự thực hiện dự án đầu tư
B/ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐTXD THEO CÁC HÌNH THỨC LỰA CHỌN CHỦ ĐẦU TƯ
Các hình thức lựa chọn nhà đầu tư:
a) Đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư (Theo quy định tại Điều 118, Điều 119, Luật Đất đai năm 2013);
Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan thẩm quyền giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất,không phải làm các thủ tục về đất đai, chỉ thực hiện đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư (nếu có nhu cầu cấp GCNĐKĐT) và làm các thủ tục về xây dựng, bảo vệ môi trường theo quy định để thực hiện dự án;
b) Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án (Theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư);
Sau khi cókết quả phê duyệt trúng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, nhà đầu tư trúng thầu không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư mà được thực hiện các thủ tục tiếp theo đúng trình tự tại Quy định này.
c) Quyết định chủ trương đầu tư(Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đất đai năm 2013).
– Trường hợp nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất hợp pháp (đã được cơ quan có thẩm quyền giao đất/cho thuê đất, cấp GCNQSD đất hoặc đất tổ chức đang sử dụng hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai) nhưng có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất (thuộc trường hợp quy định tại Điều 57, Luật Đất đai) thì phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và các thủ tục tiếp theo theo quy định của pháp luật và Quy định cụ thể của từng địa phương;
– Trường hợp nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất hợp pháp (đã được cơ quan có thẩm quyền cho giao đất/cho thuê đất, cấp GCNQSD đất hoặc đất tổ chức đang sử dụng hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai) và có nhu cầu đầu tư mới hoặc bổ sung, thay đổi công năng sử dụng của công trình, nhưng không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (không thuộc trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 57, Luật Đất đai), Nhà đầu tư tiến hành lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng và thực hiện các thủ tục về xây dựng mà không phải thực hiện thủ tục về chủ trương đầu tư và các thủ tục về đất đai.
HÌNH THỨC I – “Đấu giá quyền sử dụng đất”
Đối với khu vực đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở. Đã có danh mục dự án (với các nội dung cơ bản: Tên dự án; địa điểm xây dựng; quy mô dự án; diện tích sử dụng đất; ranh giới sử dụng đất; các chỉ tiêu về quy hoạch, kiến trúc; hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng; tổng mức đầu tư dự kiến của dự án…).
Các bước thực hiện: (chữ thẳng thuộc thủ tục hành chính, chữ nghiêng là do CĐT tự thực hiện)
1.Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất (QĐ phê duyệt kq trúng đấu giá; Giấy chứng nhận QSD đất)
2.Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (với DA có nhà đầu tư nước ngoài)
3. Lập quy hoạch chi tiết xây dựng (nếu có)
4. Lập và phê duyệt dự án đầu tư
5.Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM (nếu có) (xem Tham chiếu III.03)
6. Thẩm tra thiết kế cơ sở (nếu được yêu cầu hoặc do CĐT thấy cần thiết)
7.Thẩm định dự án và thiết kế cơ sở
8.Thông tin/ thỏa thuận về cấp nước, thoát nước, cấp điện
9.Thẩm duyệt thiết kế PCCC
10. Khảo sát xây dựng (phục vụ thiết kế)
11. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (xem Tham chiếu III.07)
12. Thẩm tra thiết kế (nếu được yêu cầu hoặc do CĐT thấy cần thiết)
13.Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (đối với CT chung cư từ cấp III, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng; CTCC từ cấp III; CTHT từ cấp III (vốn NSNN), từ cấp II (vốn khác), xử lý chất thải độc hại…)
14.Cấp Giấy phép xây dựng (nếu có)
15.Thông báo khởi công xây dựng
16. Thi công xây dựng (xem Tham chiếu III.09)
17. Nghiệm thu và bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử
18. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (đánh giá kết thúc và đánh giá tác động) (xem Tham chiếu 10)
19. Quyết toán, thanh lý các hợp đồng xây dựng (xem Tham chiếu III.11)
20. Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
21.Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng (CT chung cư từ cấpIII, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng; CTCC từ cấp III, CTHT từ cấp III (vốn NSNN) từ cấp II (vốn khác), xử lý chất thải độc hại…)
22.Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án
23.Cấp giấy phép hoạt động/ Mở ngành/ Cho phép hoạt động
24. Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ở
25. Bảo hiểm công trình hoàn thành (nếu có), bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
26. Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có)
27.Lưu trữ hồ sơ (xem Tham chiếu III.12)./.
HÌNH THỨC II – “Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án”
Phạm vi áp dụng: Dự án đầu tư sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao, cần lựa chọn nhà đầu tư thuộc danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để xây dựng công trình thuộc đô thị, khu đô thị mới; nhà ở thương mại;công trình thương mại và dịch vụ; tổ hợp đa năng; các khu đất mà Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định triển khai theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
Khu đất đã có quy hoạch phân khu xây dựng, tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Đã có Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (NĐ 30/2015 hướng dẫn Luật Đấu thầu,Điều 26), hồ sơ dự án và các tài liệu liên quan. Khi chưa thực hiện đền bù,GPMB đối với dự án xây dựng nhà ở (NĐ 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở).
Các bước thực hiện: (chữ thẳng thuộc thủ tục hành chính,chữ nghiêng là do CĐT tự thực hiện)
1.Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất (văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư; Hợp đồng thực hiện đầu tư DA)
2.Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (với DA có nhà đầu tư nước ngoài)
3.Thông báo thu hồi đất
4.Thông tin/ thỏa thuận về cấp nước, thoát nước, cấp điện
5.Thẩm duyệt thiết kế PCCC
6. Khảo sát xây dựng(phục vụ thiết kế bản vẽ thi công)
7. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (xem Tham chiếu III.07)
8. Thẩm tra thiết kế (nếu được yêu cầu hoặc do CĐT thấy cần thiết)
9.Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM (nếu có)(xem Tham chiếu III.03)
10.Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (đối với CT chung cư từ cấp III, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng; CTCC từ cấp III; CTHT từ cấp III (vốn NSNN), từ cấp II (vốn khác), xử lý chất thải độc hại…)
11.Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (xem Tham chiếu III.06)
12.Công khai và thực hiện phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chi trả tiền đền bù, nhận mặt bằng
13.Ký hợp đồng thuê đất/ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước
14.Nhận bàn giao đất trên bản đồ và thực địa
15.Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
16. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); thỏa thuận san lấp kênh rạch, sông ngòi (nếu dự án có san lấp kênh rạch, sông ngòi)
17.Cấp Giấy phép xây dựng
18.Thông báo khởi công xây dựng
19. Thi công xây dựng (xem Tham chiếu III.09)
20. Nghiệm thu và bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử
21. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (đánh giá kết thúc và đánh giá tác động) (xem Tham chiếu III.10)
22. Quyết toán, thanh lý các hợp đồng xây dựng (xem Tham chiếu III.11)
23. Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
24.Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng (CT chung cư từ cấp III, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng; CTCC từ cấp III, CTHT từ cấp III (vốn NSNN) từ cấp II (vốn khác), xử lý chất thải độc hại…)
25.Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án
26.Cấp giấy phép hoạt động/ Mở ngành/ Cho phép hoạt động
27. Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ở
28. Bảo hiểm công trình hoàn thành (nếu có), bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
29. Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có)
30.Lưu trữ hồ sơ (xem Tham chiếu III.12)./.
HÌNH THỨC III – “Quyết định chủ trương đầu tư”(chỉ định Chủ đầu tư)
Trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu theo quy định tại Luật Đất đai và không thuộc trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trên đất thuộc quyền sử dụng của nhà đầu tư.
Các bước thực hiện: (chữ thẳng thuộc thủ tục hành chính,chữ nghiêng là do CĐT tự thực hiện)
1.Chấp thuận chủ trương đầu tư (Quyết định chủ trương đầu tư (bao gồm giới thiệu địa điểm xây dựng)/ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi có DN nước ngoài tham gia) (Xem tham chiếu 01)
2.Lập, thẩm định và phê duyệt QH chi tiết/ QH Tổng mặt bằng (Xem tham chiếu 02)
3. Lập dự án đầu tư XD theo một trong ba hình thức dưới đây: (a)Báo cáo đầu tư xây dựng công trình nếu là công trình có quy mô lớn, đặc biệt(Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm phương án thiết kế sơ bộ); (b) Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi gồm thiết kế cơ sở); (c) Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình (đối với công trình tôn giáo; công trình có tổng mức đầu tư < 15 tỉ không bao gồm tiền sử dụng đất).
4.Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM (nếu có)(xem Tham chiếu 03)
5.Thẩm định dự án và thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư trong đô thị (xem Tham chiếu 04)
6.Thông tin/ thỏa thuận về cấp nước, thoát nước, cấp điện
7.Thẩm duyệt thiết kế PCCC
8. Chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở/ thẩm định, quyết định cho phép đầu tư dự án khu đô thị mới (xem Tham chiếu 05)
9.Thông báo thu hồi đất
10. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. (xem Tham chiếu 06)
11.Điều tra số liệu, lập, phê duyệt, công khai phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chi trả tiền đền bù, nhận mặt bằng.
12.Thuê đơn vị lập hồ sơ định giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
13.Thẩm định hồ sơ định giá, xác định đơn giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
14.Phê duyệt đơn giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
15.Ký hợp đồng thuê đất/ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước
16.Nhận bàn giao đất trên bản đồ và thực địa
17.Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
18. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); thỏa thuận san lấp kênh rạch, sông ngòi (nếu dự án có san lấp kênh rạch, sông ngòi)
19. Khảo sát xây dựng (phục vụ thiết kế)
20. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (xem Tham chiếu 07)
21. Thẩm tra thiết kế (nếu được yêu cầu hoặc do CĐT thấy cần thiết)
22.Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (đối với CT chung cư từ cấp III, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng; CTCC từ cấp III; CTHT từ cấp III (vốn NSNN), từ cấp II (vốn khác), xử lý chất thải độc hại…). (Được phép thực hiện song song, đồng thời với các thủ tục hành chính về đất đai)
23. Cấp Giấy phép xây dựng (xem Tham chiếu 08)
24. Chuẩn bị thi công xây dựng (xem Tham chiếu 09)
25.Thông báo khởi công xây dựng
26. Thi công xây dựng (xem Tham chiếu 09)
27. Nghiệm thu và bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử
28. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (đánh giá kết thúc và đánh giá tác động) (xem Tham chiếu 10)
29. Quyết toán, thanh lý các hợp đồng xây dựng (xem Tham chiếu 11)
30. Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
31.Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
32.Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án
33.Cấp giấy phép hoạt động/ Mở ngành/ Cho phép hoạt động.
34. Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ở
35. Bảo hiểm công trình hoàn thành (nếu có), bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
36. Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có)
37. Lưu trữ hồ sơ (xem Tham chiếu III.12)./.