Resin là gì

Resin là gì? Ứng dụng của resin trong thực tế là gì? Đã từ lâu resin là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong chế tạo, thiết kế ở các nước trên thế giới. Trong bài viết hôm nay hãy cùng Nội Thất My House chúng tôi tìm hiểu kỹ về resin cũng như những ứng dụng to lớn của nó trong đời sống nhé.

Khái niệm resin là gì

Resin là một loại nhựa nhân tạo tổng hợp được ứng dụng nhiều trong nền công nghiệp và dân dụng. Resin được chia làm nhiều loại tùy theo từng thành phần và tính chất khác nhau. Resin còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như keo resin, nhựa resin, resin Thái,…

Resin có ba dạng chủ yếu là dạng cứng, dạng bột và dạng lỏng. Trong đó dạng lỏng có ứng dụng nhiều trong thực tế và được sử dụng trong xây dựng, nghệ thuật, y học…

Nhựa resin có độc không

Dùng cho người sử dụng thành phẩm được làm từ resin: Cần nói rõ là sau khi đóng rắn xong, sản phẩm từ resin hoàn toàn không gây độc trong điều kiện bình thường.

resin là gì
resin là gì

Tuy nhiên chất lượng sản phẩm có thể dễ dàng quan sát được. Resin chất lượng kém thường có xuất xứ Trung quốc, số nhóm epoxy trong đoạn mạch ít, nên khi tạo màng cho chất lượng kém.

Dễ nhận thấy thành phẩm dễ dàng hóa vàng sau khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời ( hóa vàng sau vài tuần, vài tháng hay 1 năm là tùy vào chất lượng của từng nhà sản xuất). Khả năng tự lành ( bấm thử móng tay hay vật cứng vào) vừa phải và có thể bị trầy không lành lại được.

Resin cao cấp sẽ không bí hóa vàng khi gặp ánh nắng mặt trời đồng thời khả năng tự lành cao nên khó trầy xước.

Các ứng dụng của resin

Resin là chất gì? có ứng dụng vô cùng to lớn, chúng được dùng làm sơn chống thấm trong công trình xây dựng, làm răng trong nha khoa, keo dán, chế tạo sơn, làm sàn 3D, đúc tượng, sơn phủ xe, chế tạo cao su, nhựa,…

Ngoài ra, ốp điện thoại, đồ nội thất… cũng có thành phần từ resin đã và đang là những vật dụng được rất nhiều người ưa chuộng.

Resin có những loại cơ bản nào

Resin có khá nhiều loại, tuy nhiên chúng được chia ra làm 4 loại chính và có những ứng dụng khác nhau trong đời sống con người, bao gồm:

  1. Epoxy resin,
  2. Polyester resin,
  3. Polyurethane resin
  4. Acrylic resin.

Cụ thể về từng loại resin như sau:

Epoxy resin là gì

– Epoxy resin (nhựa epoxy hoặc keo epoxy) hay keo AB (A: Epoxy, B: Chất đóng rắn) là một hóa chất lỏng màu nâu hoặc màu vàng trong, không mùi, không chứa chất pha loãng, có tính kháng nước tốt, mềm, dai và chịu lực tốt nên được dùng để đúc mẫu hay tạo lớp phủ bề mặt bảo vệ. Keo này được pha trộn từ 2 loại dung dịch với tỉ lệ nhất định để tạo thành thành phẩm.

– Epoxy resin sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như tạo lớp lót hoặc lớp phủ vỏ tàu, … cũng như trong dân dụng như xử lý bề mặt, sơn phủ, keo dán, … Với đặc tính không bị co khi khô nên rất hiệu quả trong việc kết dính các vật liệu như gỗ, kim loại, kính, nhựa, …

– Keo epoxy resin là loại phổ biến nhất trong lĩnh vực handmade và phù hợp cho những bạn mới làm quen với lĩnh vực này. Ngoài tính dễ pha trộn (thông thường là 1:1 hoặc 2:1), dễ tìm kiếm thì POT time khá phù hợp (~15-20p) giúp bạn có nhiều thời gian pha trộn & xử lý.

– Ứng dụng của nhựa Epoxy Resin rất đa dạng: Vẽ tranh cá 3D, đổ mặt tranh, đổ mặt bàn, đổ khuôn sản phẩm trang trí, trang sức, …

– Thời gian gần đây xuất hiện một số loại Epoxy resin chất lượng cao có ưu điểm vượt trội về độ cứng, trong suốt, kháng UV (chống ngả màu) và chống bào mòn. Những loại này khắc phục được tính mềm của Epoxy Resin (loại gốc không cứng như Resin Polyester hay Resin Polyurethane). Do đó rất phù hợp để chế tác đồ trang sức (dây chuyền, nhẫn, vòng tay, bông tai), trang trí, tranh 3D, … Tuy nhiên giá thành khá cao và tùy thuộc vào độ trong, ít bọt, …

Epoxy Resin trong suốt (Clear type): Dùng tạo ra các thành phẩm có độ trong suốt như kính hay pha lê. Nếu bạn muốn pha màu thì cứ dùng loại Epoxy resin thông thường có màu gốc vàng đục cho tiết kiệm.

Epoxy Resin Ultra Clear DTAB vượt trội về độ trong suốt, ít bọt, kháng UV (không bị ngả vàng theo thời gian).

Epoxy Resin cứng (Hard type): Khắc phục tính mềm trong epoxy resin gốc.

Polyester Resin

– Polyester Resin là loại nhựa polyester dạng lỏng, có tính nhớt, màu nhạt và mùi đặc trưng. Polyester resin được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nhựa thường và composite.

– Do Polyester resin có giá thành rẻ nên được dùng để đúc các sản phẩm có độ dày và tốn nhiều keo. Tuy nhiên loại này không có tính kháng UV nên sẽ bị ngả vàng sau một thời gian.

resin là gì 1
resin là gì 1

Polyurethane Resin

– Polyurethane resin (nhựa PU hay PU Resin) có ưu điểm vượt trội như kháng nước, bền dẻo, độ kết dính cao, chống bào mòn, chịu nhiệt tốt, …

– PU resin sử dụng trong chế tạo cao su tổng hợp, làm nệm, ứng dụng trong ngành chế tạo tàu biển, ô tô, làm sơn phủ, chống thấm, …

– Tuy nhiên Polyurethane resin gốc rất háo nước, POT time ngắn và nhiều bọt nên không thích hợp như Epoxy resin trong việc tạo các thành phẩm 3D trong suốt.

Acrylic Resin

– Acrylic Resin hay nhựa Acrylic (tên khoa học PMMA – poly (methyl)-methacrylate) là loại nhựa tồn tại ở dạng trong suốt hoặc các màu sắc khác.

Acrylic có thể hòa tan trong nước được ứng dụng làm màu nước dạng keo để pha trộn với Epoxy Resin, polyurethane resin hoặc Polyester Resin.

– Với các tính chất vật lý khác nhau có 3 loại Acrylic

  • Nhựa Acrylic nhiệt dẻo: Có màng nhựa trong suốt, không màu, kém phản ứng với bột màu. Acrylic nhiệt dẻo được sử dụng rộng rãi trong sơn như làm sơn PU cho kim loại, nhôm và plastic hay sơn tân trang xe hơi.
  • Nhựa Acrylic dẻo: Màu sắc phong phú, đẹp mắt, dễ gia công, tính vật lý bền. Được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế nội thất, tạo keo màu nước, …
  • Nhựa Acrylic nhiệt rắn: Có độ rắn và độ bền cao ngay cả khi có tác dụng của hóa chất hay dung môi axit hoặc kiềm, kinh tế hơn trong việc sử dụng dung môi, màng sơn bóng và đẹp hơn sau khi khô. Loại này được dùng phổ biến trong các loại sơn công nghiệp.

Nhựa resin là gì?

Nhựa epoxy resin là một dạng chất lỏng màu nâu hoặc màu vàng trong, không mùi, có tính kháng nước tốt, cứng và dai, được dùng để đúc mẫu!

Có rất nhiều loại resin với phạm vi ứng dụng khác nhau: Resin in 3D, Resin đúc tượng, Resin đúc mẫu sáp chảy, Resin đúc răng hàm trong nha khoa…

Ưu và khuyết điểm của resin

Nội Thất My House xin gửi đến các bạn ưu và nhược điểm cơ bản của Resin được tóm tắt dễ hiểu nhất sau đây.

Epoxy resin

Ưu điểm:
  • Trong suốt và kháng được tia UV
  • Có khả năng đóng rắn trong môi trường nước
  • Nhựa Epoxy còn có một số ưu điểm khác như: có kết cấu cho hút chân không, gắn liên kết các vật liệu khác nhau.
Khuyết điểm:
  • Khá mềm nên dễ bị trầy sau khi khô nếu có sự tác động.
  • Không chịu được nhiệt nên sẽ mờ bề mặt khi đánh bóng.
  • Trang sức nữ tinh tế từ Epoxy Resin
  • Polyester resin và polyurethane resin:
Ưu điểm:

– Khi khô đều rất cứng gần như độ cứng và độ trong của kính. Có thể đánh bóng để tăng độ sáng.

– Giá rẻ nên có thể dùng số lượng lớn để đổ khuôn sâu.

Khuyết điểm:

– Phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe, cần đeo khẩu trang hay mặt nạ khi sử dụng. Nên làm nơi có không gian rộng rãi thoáng đãng.

– Polyester có thời gian đông cứng quá nhanh (từ 8-10p)

– Ngả vàng sau một thời gian

– Polyurethane resin khá ổn hơn Polyester resin nhưng lại không hợp môi trường ẩm ướt.

Cách làm keo Resin

Bạn có thể xem chi tiết qua video chi tiết dưới đây nhé.

Cách sử dụng keo resin

Resin trong suốt pha theo tỉ lệ 3:1 theo trọng lượng nên dùng cân cho chính xác. Dùng chất chống dính khuôn bôi lên bề mặt khuôn. Khuấy đều chai A, đong 1 phần chất A vào cốc/ly nhựa trong hoặc bất cứ vật đựng nào, không đựng trong dụng cụ ăn uống.

Đong tiếp 1 phần chất B theo tỷ lệ 3A:1B đã cân. Khuấy nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ 3 đến 5 phút đến khi hỗn hợp trong lại (Đầu tiên khi trộn lại thì dung dịch có màu trắng đục, khuấy đều cho đến khi trong lại mới đổ)

Để yên hỗn hợp trong 2 đến 4 phút đến khi bọt khí nổ dầu.

Lưu ý

Không pha một lần quá nhiều – tốt nhất từ 2kg trở lại

Đổ vào khuôn hay các vật dụng cần thực hiện. Để yên trong 12 tiếng rồi tách khuôn.

Lưu ý khi pha Acrylic Resin

  • Sử dụng cân tiểu ly để đong đúng tỉ lệ
  • Khi pha màu vào nhựa phải pha trước khi cho xúc tác vào
  • Khuấy nhẹ đế khi hỗn hợp trong vắt như nước, khi rót nhựa ra không vét thành cốc vì thành cốc có nhiều nhựa chưa tan hết
  • Có thể trộn nhựa cứng và nhựa dẻo để ra thành phẩm trong hơn và có độ cứng và dẻo vừa ý.
  • Sử dụng găng tay và khẩu trang

Một số lỗi thường gặp khi pha Acrylic resin loại cứng

  • Khuấy chưa tan hết nhựa: khuấy chưa tan hết nhựa vào dung môi dẫn đến hỗn hợp sinh nhiệt nhiều, khi đông bề mặt không láng hoặc khó đông
  • Cho quá ít xúc tác: Nhựa không đông hoặc mất hơn 24h mới có thể đông được, thời gian nhựa đông nếu pha đúng tỉ lệ là từ 6-8h
  • Cho quá nhiều xúc tác: Nhựa sinh khí nhiều do xúc tác nóng lên.

Kinh nghiệm hay:

  • Có thể dùng vaseline dạng sệt để bôi chống bám dính khuôn silicone hay khuôn kim loại để đổ keo Resin
  • Bôi một lớp mỏng vaseline hoặc dùng cọ quét lên các bề mặt khuôn silicon, khuôn kim loại giúp việc tháo lắp gỡ khuôn dễ dàng hơn.
  • Vaseline được dùng để đánh bóng các vật dụng bằng da (giày, túi xách, …) và các vật dụng bằng kim loại, xóa vết nước đọng trên bề mặt kính và gỗ, bảo vệ gỗ, chống gỉ sét, bôi trơn bản lề, ổ khóa,…..
  • Vaseline không tan trong nước và không bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí. Sản phẩm không bao giờ hết hạn sủ dụng.

Một số lưu ý khi làm việc cùng Resin

An toàn lao động

Đây là hợp chất hóa học nên bạn cần chú ý tuân theo những điểm sau:

  • Tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Đeo khẩu trang hoặc mặt nạ chống độc để tránh hít khí sản phẩm.
  • Tránh để tiếp xúc với da bằng cách sử dụng bao tay. Nếu xảy ra tiếp xúc hãy rửa sạch bằng nước với xà phòng.
  • Tránh tiến hành trong phòng kín hoặc địa điểm có nhiều người (đặc biệt là trẻ em & phụ nữ mang thai).
  • Tránh ăn uống trong lúc tiếp xúc với Resin.
  • Nhớ rửa tay và vệ sinh dụng cụ sau khi hoàn tất.

Bảo quản resin

  • Bảo quản nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc ánh sáng.
  • Pha đúng tỉ lệ A & B theo hướng dẫn để Resin cứng như mong muốn.

Một số lỗi thường gặp đối với Epoxy Resin

  • Khuấy chưa tan hỗn hợp gây ra bề mặt không láng thậm chí khó đông.
  • Thiếu xúc tác: Khi bạn cho quá ít chất xúc tác thì thời gian đông sẽ tăng lên thậm chí không đông
  • Dư quá nhiều xúc tác: Gây sinh khí nhiều.
  • Thành phẩm không cứng do pha không đúng tỉ lệ

Ứng dụng nhựa Resin hiện nay

Nhẫn gỗ resin

Kết hợp giữa gỗ tự nhiên với Epoxy Resin, có thể pha thêm màu Acrylic Resin.

Các bước cơ bản làm nhẫn gỗ từ Resin
  • Tìm thanh gỗ hoặc ván gỗ rồi bẻ gãy để tạo vết gãy như tự nhiên
  • Cố định miếng gỗ gãy này vào khuôn đổ resin
  • Sử dụng Epoxy Resin pha đúng tỉ lệ.
  • Pha màu cho hỗn hợp trên bằng màu Acrylic
  • Đổ hỗn hợp này vào khuôn có thanh gỗ gãy
  • Đợi lớp nhựa này khô và lần lượt đổ tiếp tục các lớp nhựa khác với hiệu ứng màu sắc khác nhau.
  • Tạo lỗ nhẫn bằng khoan sau đó cắt lấy phần cần thiết
  • Mài và đánh bóng tới mức tốt nhất
  • Cuối cùng dùng dầu bóng tạo độ sáng bóng

Bàn gỗ kết hợp Epoxy Resin độc đáo

  • Tìm mua các thân gỗ có vân đẹp
  • Tạo các vết nứt (khe rãnh) hoặc dùng cách mảnh rời sẵn có để kết hợp
  • Tiến hành làm sạch bề mặt gỗ
  • Phủ lớp nền Resin
  • Trang trí hoặc vẽ 3D
  • Đổ các lớp kế tiếp.
  • Khử bọt bằng máy hoặc bằng thủ công
  • Sau khi toàn bộ Resin đã khô thì chà nhám và đánh bóng.
resin là gì 2
resin là gì 2

Vẽ 3D trên chất liệu resin

Nghệ thuật vẽ 3D này có nguồn gốc từ Nhật Bản do nghệ sĩ người Nhật Riusuke Fukahori sáng tạo và phát triển.
Vẽ trên các lớp keo khác nhau để tạo nên hiệu ứng 3D sống động như thật.

  • Các bước cơ bản vẽ Tranh Cá 3D
  • Phác thảo nét vẽ theo trình tự
  • Chuẩn bị cọ vẽ, màu Acrylic, keo Epoxy Resin, sử dụng vật để đổ keo & vẽ (nên chọn chất liệu nhám để resin bám tốt như tre hoặc gỗ)
  • Trộn Epoxy resin theo tỉ lệ 3A:1B.
  • Sau khi đổ lớp đầu tiên thì đợi khô và vẽ lớp cá đầu tiên.
  • Đổ các lớp tiếp theo với thao tác tương tự. Với sản phẩm nhỏ thì nên đổ lớp mỏng khoảng 2mm cho mỗi lớp.
  • Để hoàn tất thành phẩm thì thường cần từ 5 đến 9 lớp epoxy resin với thời gian chế tác từ vài ngày đến vài tháng tùy độ phức tạp.

Với bài viết Resin là gì? Tìm hiểu Phân loại và ứng dụng của Resin, hy vọng những chia sẽ ở trên, các bạn đã nắm vững được những thông tin hữu ích để bổ sung vào kho kiến thức của mình.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

VPGD: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Website: https://noithatmyhouse.com/

MSDN: 0109103109

Bài viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.