Tại sao có ngày nhuận?

Tại sao lại có ngày nhuận? Ngày nhuận có ý nghĩa như thế nào? Cách tính ngày nhuận âm lịch và dương lịch ra sao? Trong bài viết này, My House sẽ giải đáp cụ thể từng thắc mắc đó của bạn, và đưa ra cách tính năm nhuận chính xác nhất để bạn đọc tham khảo!

Ngày nhuận là gì?

Theo Lịch dương, 4 năm có 1 năm nhuận, mỗi năm nhuận sẽ có thêm 1 ngày vào tháng 2, ngày đó được gọi là ngày nhuận.

Tại sao lại có ngày nhuận?

  • Ngày nhuận theo lịch dương

Theo quy ước, lịch tính thời gian theo mặt trời gọi là dương lịch. Trái đất quay trọn một vòng xung quanh mặt trời mất 365 ngày và 6 giờ. Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịch còn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại sẽ thừa 24 giờ, bằng một ngày.

Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Ngày nhuận hay nhiều nơi gọi là ngày nhuần theo dương lịch được quy ước vào tháng 2. Năm tháng 2 có 29 ngày thì ngày 29 tháng 2 được gọi là ngày nhuận. Những năm có 365 ngày thì tháng 2 có 28 ngày.

Sở dĩ có điều đó vì lịch Gregory được tạo ra để đảm bảo ngày xuân phân ở châu Âu rơi vào ngày 21 tháng 3, để đảm bảo ngày lễ Phục Sinh có thể điều chỉnh theo ngày xuân phân một cách rõ ràng hơn.

Một năm xuân phân (tính giữa hai điểm xuân phân kế tiếp nhau) là khoảng 365,242375 ngày.

Quy tắc tính năm nhuận theo lịch Gregory lấy một năm trung bình là 365,2425 ngày.

Sự sai khác rất nhỏ này (trên 0,0001 ngày) có nghĩa là sai số thời gian sẽ tích lũy đủ một ngày trong khoảng 8.000 năm. Nhưng trong thời gian của 8.000 năm thì độ dài của một năm xuân phân cũng sẽ thay đổi theo một lượng mà người ta không thể dự báo chính xác trước. Vì thế quy tắc tính năm nhuận của lịch Gregory là đủ thỏa mãn.

  • Ngày nhuận âm lịch

Lịch tính thời gian theo mặt trăng gọi là âm lịch. Theo nguyên lý hoạt động của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt trời thì mồng một âm là ngày mà Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời theo thứ tự nằm thẳng hàng, Mặt trăng quay nửa tối về phía Trái đất, thời điểm này gọi là thời điểm không trăng, hay còn gọi là thời điểm Sóc.

Tháng mặt trăng trung bình có 29,5 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày. Vậy, cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày (hơn 1 tháng). Để cân bằng năm dương lịch và âm lịch cho nên qua 3 năm phải nhuận 1 tháng. Dồn tiếp 2 năm nữa là được 25 ngày là gần được nhuận 1 tháng. Tính bình quân trong 19 năm thì có 7 tháng nhuận.

Cách tính ngày nhuận như thế nào?

Năm có ngày nhuận sẽ có những thay đổi nhất định và ảnh hưởng tới một số hoạt động của con người. Vậy cách tính ngày nhuận như thế nào? Dưới đây, My House sẽ gửi đến bạn cách tính ngày nhuận dương lịch và âm lịch chính xác nhất!

Cách tính năm nhuận và ngày nhuận dương lịch

Cách tính năm nhuận dựa theo lịch Gregory – loại lịch tiêu chuẩn hiện nay được dùng trên hầu khắp thế giới thì những năm nào chia hết cho 4 được coi là năm nhuận

Ví dụ:
2019 không chia hết cho 4 nên 2023 không phải năm nhuận.
2020 chia hết cho 4 nên năm 2023 là năm nhuận.
Ngoài ra, với những năm tròn thế kỷ (những năm có 2 số cuối là số 0) thì các bạn lấy số năm chia cho 400, nếu chia hết thì năm đó là năm có nhuận (hoặc 2 số đầu trong năm chia hết cho 4).
Ví dụ: 1600 và 2000 là các năm nhuận nhưng 1700, 1800 và 1900 không phải năm nhuận.
Tương tự như vậy, 2100, 2200, 2300, 2500, 2600, 2700, 2900 và 3000 không phải năm nhuận
nhưng 2400 và 2800 là các năm nhuận.
Theo nguyên tắc này thì trung bình một năm có 365 + 1/4 − 1/100 + 1/400 = 365,2425 ngày, tức là 365 ngày 5 giờ 49 phút và 12 giây.

Cách tính năm nhuận và tháng nhuận âm lịch

Lấy số năm dương lịch tương ứng đó chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0; 3; 6; 9 hoặc 11; 14; 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.

Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng, vừa không sai lệch nhiều với thời tiết của 4 mùa, thì cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, năm âm lịch vẫn chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng trên bằng cách là cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.

Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.

Ví dụ:
2014 là năm nhuận âm lịch (thêm một tháng) vì 2014 chia hết cho 19 số dư là 0.
2015 không phải năm nhuận âm lịch vì 2015 chia cho 19 dư 1.
2016 không phải năm nhuận âm lịch vì 2016 chia cho 19 dư 2.
2017 là năm nhuận âm lịch vì 2017 chia cho 19 dư 3.
2019 không phải năm nhuận âm lịch vì 2023 chia cho 19 dư 5.
2020 là năm nhuận âm lịch vì 2023 chia cho 19 dư 6.

Âm lịch thì năm nhuận sẽ thêm một tháng có nghĩa là sẽ có 13 tháng trong năm.

Theo quy luật thì âm lịch chỉ có 12 tháng nên năm nhuận sẽ có 2 tháng liên tiếp nhau.
Bảng năm nhuận và tháng nhuận của âm lịch:
Năm2014201720202023202520282031
Tháng nhuận9642653

Theo quan niệm dân gian, năm nhuận ảnh hưởng rất lớn tới mùa màng và thời tiết. Tuy nhiên, với những dẫn chứng khoa học, ngày nhuận và năm nhuận chỉ là chu kì hoạt động của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất. Những nhà khoa học phải điều chỉnh sao cho phù hợp với hiện tượng tự nhiên mà không làm xáo trộn cuộc sống, sinh hoạt của con người. Hy vọng qua những thông tin bài viết cung cấp bạn sẽ có những thông tin hữu ích nhất cho mình.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

Trụ sở chính & Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 1: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 2: Khu Công Nghệ Cao Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Bài viết Liên Quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.