Ý tưởng thiết kế nhà bếp không gian mở hiện đại, sang trọng

Thiết kế nhà bếp không gian mở là xu hướng thiết kế bếp đang được nhiều khách hàng hướng tới. Với việc lựa chọn mẫu tủ bếp mở phù hợp cùng với sự sáng tạo trong bố cục, bài trí hứa hẹn sẽ mang tới cho bạn một căn bếp đẹp như mơ mà ai nhìn cũng phải trầm trồ.

thiết kế nhà bếp không gian mở
thiết kế nhà bếp không gian mở

Bếp không gian mở là thiết kế như thế nào?

Bếp không gian mở xuất phát từ Mỹ, nó là một không gian mở rộng gắn liền với các không gian khác trong nhà như phòng khách, sân vườn để tạo nên sự rộng rãi, thông thoáng.

Không gian mở giúp bạn dễ dàng quan sát toàn cảnh ngôi nhà. Cho dù đứng ở đâu thì các không gian liên kết với không gian bếp có thể theo dõi được không gian này. Nếu đang ở trong bếp cũng có thể xem các không gian còn lại.

thiết kế nhà bếp không gian mở 1
thiết kế nhà bếp không gian mở 1

Ưu nhược điểm của thiết kế nhà bếp không gian mở

Ưu điểm

Tạo không gian rộng mở, thông thoáng

Thiết kế nhà bếp mở sẽ loại bỏ hoàn toàn các vách ngăn bí bách; tù túng trước đây giúp không gian trông có vẻ rộng và thoáng hơn rất nhiều. Do đó, với những nhà có diện tích nhỏ hẹp thường ưu tiên chọn kiểu bếp này. 

thiết kế nhà bếp không gian mở 2
thiết kế nhà bếp không gian mở 2
Có tính thẩm mỹ cao, mang tới sự mới mẻ cho căn bếp

Không gian bếp mở luôn mang tới sự mới mẻ, hiện đại; phóng khoáng mà không phải kiểu bếp nào cũng thể hiện được. Với sự khéo léo, tài hoa của các nhà thiết kế có thể biến hóa bếp theo nhiều hình dạng khác nhau tạo nên tổng thể hài hòa; mạch lạc và mang nét đặc trưng riêng của gia chủ. 

Tạo cảm hứng nấu ăn cho người nội trợ

Một căn bếp rộng rãi, thoáng mát, đẹp và tiện nghi sẽ giúp người nội trợ cảm thấy yêu và thích vào bếp hơn. Từ đó cũng giúp họ sáng tạo thêm nhiều món ngon cho các bữa cơm thường ngày.  

thiết kế nhà bếp không gian mở 3
thiết kế nhà bếp không gian mở 3

Tạo sự giao lưu giữa các không gian

Với sự liên kết như vậy, bếp mở sẽ giúp mọi người trong nhà gắn kết và gần gũi nhau hơn. Khi bạn đứng trong bếp nấu ăn vẫn không cảm thấy bị lạc lõng; mà vẫn có thể giao tiếp với các thành viên khác.

Nếu diện tích bếp rộng rãi, hãy tham khảo lắp thêm đảo bếp. Lúc này, mọi người có thể quây quần quanh đảo bếp để cùng nhau chuẩn bị đồ ăn; nấu nướng, trò chuyện, tâm sự. 

thiết kế nhà bếp không gian mở 4
thiết kế nhà bếp không gian mở 4

Nhược điểm

Tốn nhiều thời gian dọn dẹp, vệ sinh hơn

Nhà bếp chỉ bó gọn trong một không gian thì việc dọn dẹp vệ sinh sẽ nhanh chóng hơn so với một không gian rộng lớn. Vì vậy, nếu muốn tiết kiệm thời gian lau chùi; bạn hãy ưu tiên sử dụng chất liệu chống thấm nước; dễ chùi rửa như nhôm kính, inox cho đồ nội thất bếp như tủ bếp….

thiết kế nhà bếp không gian mở 5
thiết kế nhà bếp không gian mở 5
Khó khăn trong việc lựa chọn ánh sáng và màu sắc

Phải làm sao để không gian mở không bị loãng mà vẫn có sự liên kết; ấm cúng thì việc lựa chọn ánh sáng và màu sắc cho gian bếp; cũng như tổng thể ngôi nhà cũng rất quan trọng.

Tốt nhất hãy chọn một gam màu chủ đạo xuyên suốt cho các khu vực trong nhà; kết hợp một số màu nổi bật làm điểm nhấn cũng giúp ngôi nhà không bị cảm giác lạnh lẽo.

Với nhà bếp nên cố gắng tận dụng ánh sáng tự nhiên tốt; cùng với hệ thống đèn chiếu sáng âm tường phù hợp để phục vụ cho quá trình nấu nướng được thuận lợi hơn. 

thiết kế nhà bếp không gian mở 6
thiết kế nhà bếp không gian mở 6

Những lưu ý khi thiết kế nhà bếp không gian mở

Chú ý tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên

Hãy cố gắng tận dụng thiết kế một chiếc cửa sổ hoặc Hãy lựa chọn các cửa kính trong thay cho cửa gỗ hoặc những bức tường cản sáng. Điều này không những giúp ngôi nhà bạn có được ánh sáng tự nhiên tốt mà còn giúp bạn dễ dàng ngắm cảnh, tận hưởng thiên nhiên.

thiết kế nhà bếp không gian mở 7
thiết kế nhà bếp không gian mở 7

Tính nghệ thuật trong việc bài trí sắp đặt nội thất các không gian khác 

Một căn bếp được thiết kế theo phong cách mở sẽ loại bỏ những bức tường nhàm chán phân chia các khu vực với nhau,  vì vậy các khu vực vốn được mặc định là nơi treo và trưng bày các bức ảnh gia đình hoặc các tác phẩm nghệ thuật sẽ bị hạn chế đi nhiều.

Không những thế tất cả những đồ dùng trong các không gian mở cũng được “để mở”, vì vậy việc lựa chọn và sắp xếp đồ dùng nội thất đảm bảo tính thẩm mỹ là một phần vô cùng quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp và tính tiện nghi của ngôi nhà.

thiết kế nhà bếp không gian mở 8
thiết kế nhà bếp không gian mở 8

Sử dụng vách ngăn hở hoặc quầy bar bàn đảo để đảm bảo sự riêng tư cần thiết

Giải pháp hợp lý thường được sử dụng cho không gian mở là vách ngăn kính ngăn cách giữa phòng bếp và không gian phòng khách/ phòng ăn.

Không gian bếp và phòng khách liên thông với nhau giúp gia tăng khoảng trống, tạo sự tiện nghi, mang đến sự thống nhất trong thiết kế nội thất nhà cửa.

Đảm bảo sự tương đồng trong phong cách bài trí nội thất

Trong thiết kế không gian mở, sự hài hòa và đồng bộ đóng vai trò quan trọng giúp quyết định chất lượng không gian. Điều này giúp không gian theo một thể thống nhất, không tạo cảm giác khó chịu.

thiết kế nhà bếp không gian mở 9
thiết kế nhà bếp không gian mở 9

Đặc biệt với không gian nhỏ hẹp, các kiến trúc sư thường ưu tiên lựa chọn những gam màu sáng giúp không gian trông rộng rãi và thoáng đãng hơn. Các đồ vật được lựa chọn thường có kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng và không gian.

Sử dụng những đồ trang trí nội thất đơn giản

Một không gian bếp được thiết kế mở không nên có quá nhiều chi tiết trang trí rườm rà, không cần thiết. Thay vào đó nên lựa chọn các vật dụng đơn giản và tạo điểm nhấn vào một khu vực nhất định, ví dụ như kính ốp bếp hoặc phần vách ngăn. 

thiết kế nhà bếp không gian mở 10
thiết kế nhà bếp không gian mở 10

Lựa chọn kiểu dáng tủ bếp thích hợp

Tủ bếp chắc chắn là một trong những mẫu nội thất không thể thiếu trong không gian phòng bếp. Lựa chọn mẫu tủ phù hợp có nhiều ý nghĩa đối với thẩm mỹ và bố cục căn bếp.

Đồng thời nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiết kiệm diện tích bếp hay không. Thị trường tủ bếp hiện nay vô cùng đa dạng cả về kiểu dáng lẫn mẫu mã. Hãy căn cứ theo hình dáng và không gian nhà bếp mở để tìm được mẫu tủ ưng ý:

thiết kế nhà bếp không gian mở 11
thiết kế nhà bếp không gian mở 11

Mẫu tủ chữ L: Với kết cấu 2 phần tủ bếp tạo thành một góc vuông, kiểu bếp này giúp triệt tiêu những góc chết hiệu quả. Nó có thể kê sát vách tường, mở rộng không gian hoạt động trong căn bếp.

Mẫu tủ chữ I: Thiết kế của mẫu tủ này khá đơn giản nhưng có tính ứng dụng cao. Nó được ưa chuộng trong nhiều loại hình bếp. Đặc biệt là ở những nơi có diện tích khiêm tốn bởi nó có khả năng tối ưu diện tích hiệu quả. 

Mẫu tủ chữ U: Mẫu tủ này thường có kích cỡ khá lớn. Vì vậy nó phù hợp với những căn bếp mở có diện tích rộng rãi.

thiết kế nhà bếp không gian mở 12
thiết kế nhà bếp không gian mở 12

Ngoài ra cần lưu ý đến tiêu chuẩn kích thước để chọn được tủ bếp đảm bảo an toàn. Thông thường, khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới là 35 – 60cm. Tổng chiều cao của cả 2 phần tủ chỉ nên từ 2,4m đổ xuống dù trần nhà bạn có cao hay thấp. 

Chú ý đến hệ thống hút mùi khi thiết kế bếp ăn không gian mở

Hệ thống hút mùi và thông gió có thể coi là điều kiện cần phải có khi thiết kế bếp ăn không gian mở. Bởi trong khi nấu ăn, mùi dầu mỡ và khói có thể gây ảnh hưởng đến cả phòng bếp và không gian liên thông.

thiết kế nhà bếp không gian mở 13
thiết kế nhà bếp không gian mở 13

Tận dụng cửa sổ như một máy thông gió tự nhiên, lưu thông thoáng khí tại nhà bếp là ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên bạn vẫn cần lắp đặt hệ thống hút mùi để ngăn mùi thức ăn bám trên bộ bàn ghế hay rèm cửa. Từ đó góp phần đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và vệ sinh. 

Khi bố trí máy hút mùi thì thì cần chú ý khoảng cách giữa máy và mặt bàn bếp nên rơi vào 60 – 80cm. Ở đây nhiều gia đình lựa chọn khoảng cách là 75cm khá hợp lý. Ngoài ra bạn cũng có thể thiết kế đặt cây xanh ở khu bếp hoặc nơi liên thông.

Hãy chọn những cây có tác dụng khử mùi tốt như cây hương thảo, cây bạc hà, cây lưỡi hổ,…Chúng còn giúp không gian có thêm màu xanh tươi mát, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái.

thiết kế nhà bếp không gian mở 14
thiết kế nhà bếp không gian mở 14

Những ý tưởng thiết kế nhà bếp không gian mở hiện đại, sang trọng

Thiết kế nhà bếp không gian mở với cửa sổ kính lớn

Bếp có cửa sổ giúp cho không gian bếp trở nên thoáng mát và bay đi mùi thức ăn trong quá trình nấu. Ngoài ra thiết kế nhà bếp không gian mở với cửa sổ lớn sẽ tận dụng được ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài cửa tràn vào, giúp bạn tiết kiệm chi phí đèn điện mà còn tốt cho sức khỏe. 

thiết kế nhà bếp không gian mở 15
thiết kế nhà bếp không gian mở 15

Thiết kế theo không gian mở sử dụng vách ngăn trang trí

Việc phân vùng không gian bếp bằng vách ngăn trang trí sẽ là giải pháp tốt nhất để tạo nên sự riêng tư giữa các không gian, mà lại không làm cho căn nhà trở nên chật chội và bí bách. Đây là phong cách nhà bếp không gian mở khá phổ biến để thiết kế cho chung cư, căn hộ có diện tích 90m2.

thiết kế nhà bếp không gian mở 16
thiết kế nhà bếp không gian mở 16

Thiết kế phòng bếp không gian mở quanh một bàn đảo

Những mẫu thiết kế phòng bếp mở quanh bàn đảo được xem là một trong những cách phổ biến nhất để phân chia không gian mở căn nhà. Đây là lựa chọn phù hợp cho căn nhà có diện tích rộng, vừa. Đối với diện tích nhỏ hơn thì bạn có thể ứng dụng quầy bar mini để tạo điểm nhấn độc đáo.

thiết kế nhà bếp không gian mở 17
thiết kế nhà bếp không gian mở 17

Thiết kế bếp mở với những gam màu tối

Mặc dù tông màu tối có nhược điểm tạo sự bí bách, nặng nề cho không gian nhỏ hẹp. Nhưng với diện tích lớn hơn thì gam màu này luôn thu hút sự chú ý và làm nổi bật vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho nhà bếp mở hiện đại. 

thiết kế nhà bếp không gian mở 18
thiết kế nhà bếp không gian mở 18

Thiết kế bếp mở theo phong cách Galley

Kiểu thiết kế nhà bếp không gian mở theo phong cách Galley sẽ giúp tối ưu trải nghiệm nấu nướng nhờ việc dễ dàng bố trí theo quy tắc tam giác. Đây cũng là cách bố trí bếp vừa hiện đại, sang trọng mà còn tiết tiết kiệm diện tích, nâng cao hiệu quả sử dụng bếp của gia chủ. 

thiết kế nhà bếp không gian mở 19
thiết kế nhà bếp không gian mở 19

Thiết kế bếp mở kết hợp với quầy bar mini

Phòng ăn là nơi tổ chức sinh hoạt ăn uống, tổ chức tiệc tại nhà. Do vậy, nơi đây có vai trò quan trọng đối với căn nhà của bạn.

Để tạo điểm nhấn cho phòng bếp đồng thời tạo không gian ăn uống riêng biệt, không ảnh hưởng phòng khác thì bạn có thể thiết kế quầy bar bên cạnh không gian bếp mở để tăng vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho không gian sinh hoạt.

Trên đây là những ý tưởng về thiết kế nhà bếp không gian mở giúp không gian nấu nướng thêm rộng rãi, thoáng đãng.  Hy vọng với những gợi ý trên, bạn hoàn toàn có cách để xây dựng không gian bếp đẹp ngay chính ngôi nhà của mình.

Nếu quý khách đang tìm kiếm đơn vị thiết kế – thi công nội thất uy tín, hãy liên hệ ngay với Nội Thất My House để được tư vấn chi tiết.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

Trụ sở chính & Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 1: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 2: Khu Công Nghệ Cao Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Bài viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.