Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng là một xu hướng thiết kế mới để đảm bảo tiện nghi sử dụng, tiết kiệm không gian sống đồng thời thuận tiện sử dụng hơn cho các thành viên trong gia đình.
Hãy cùng Nội thất My House khám phá lý do vì sao nên thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng, đồng thời, chiêm ngưỡng một số mẫu thiết kế nhà vệ sinh tách biệt phòng tắm dưới đây.
Vì sao nên thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Bên cạnh các xu hướng kết hợp thì việc tách rời các chứ năng của nhà tắm và nhà vệ sinh cũng được sử dụng trong nhiều trường hợp.
Hãy xem xét ưu nhược điểm của thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng dưới đây để ra quyết định dễ dàng hơn cho không gian nội thất nhà mình sao cho vừa đảm bảo tiện nghi sử dụng và vừa hợp phong thủy nhà ở.


Ưu điểm
Tiết kiệm thời gian
Nếu gia đình bạn đông người thì nhu cầu sử dụng nhà tắm và nhà vệ sinh cùng lúc sẽ cao hơn, thường xuyên đụng phải trường hợp “đợi ” nhau, như vậy vừa mất thời gian vừa dễ mang lại cảm xúc tiêu cực cho bạn.
Riêng tư tuyệt đối
Đi kèm với sự phân chia rạch ròi giữa phòng tắm và nhà vệ sinh chính là tính riêng tư tuyệt đối, hai người không hề làm ảnh hưởng đến khoảng thời gian riêng tư của người kia nữa.
Sạch sẽ
Tính hợp vệ sinh chính là một ưu điểm khác. Bạn sẽ không phải lo về nước xả bồn cầu và nước vòi xịt bắn tứ tung lên khăn bông hay sàn phòng tắm nữa.


Nhược điểm
Tuy nhiên, thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng cũng khiến cho người dùng gặp phải một số vấn đề sau:
Thói quen sinh hoạt
Thông thường, nhiều người đã quen sử dụng nhà tắm và vệ sinh để tiện cho việc tắm rửa, vệ sinh cá nhân cùng lúc, tiết kiệm thời gian mỗi ngày hơn. Vậy nên có thể bạn sẽ khó thích ứng với việc nhà tắm và vệ sinh riêng.
Thiết kế tốn chi phí hơn
Việc ngăn cách phòng tắm với nhà vệ sinh sẽ tạo nên hai mặt tường mớ khiến cho gia đình tốn chi phí nhiều hơn cho nguyên vật liệu, gạch ốp tường, sơn màu để hoàn thiện cả hai căn phòng.
Cần diện tích rộng
Để áp dụng thiết kế phòng tắm riêng biệt một cách tối ưu và đảm bảo tiện nghi nhất, công trình của bạn sẽ cần một diện tích đáng kể.


Yêu cầu đối với phòng tắm riêng
Theo quan niệm phương Tây du nhập vào Việt Nam, phòng tắm không chỉ là nơi dành cho những nhu cầu cấp thiết tối thiểu mà còn là nơi thư giãn.
Với nhiều gia đình, nó thậm chí còn rất đầy đủ tiện nghi với hệ thống điện, điện thoại, TV và được trang trí một cách có nghiên cứu, đôi khi nó được lồng giữa không gian sinh hoạt (phòng ngủ cá nhân) hay cảnh quan xung quanh của ngôi nhà.
Dù phòng tắm diện tích nhỏ hay lớn đều cần những thiết bị thiết yếu như bồn tắm (vòi tắm), gương, nơi để khăn mặt, dầu gội, xà phòng… và những sản phẩm cao cấp hơn như tủ chứa đồ, kệ để đồ.
Diện tích phòng tắm tối thiểu được tính toán và quy định là 2m2, đây là mức diện tích nhỏ nhất mà một căn phòng tắm có thể thiết kế. Tuy nhiên đây là con số tối thiểu nhưng ít ai sử dụng nhà tắm 3m2 trong thực tế.


Yêu cầu đối với nhà vệ sinh riêng
Khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng, nhà vệ sinh thường được đặt tại tầng 1, nơi có phòng khách và chúng phải đảm bảo được các sản phẩm, trang bị cần thiết như: Tủ lavabo, bồn rửa, bồn vệ sinh, vòi nước rửa tay, kệ để đồ vệ sinh, giá treo giấy vệ sinh.
Thậm chí nhiều không gian nhà vệ sinh còn trang bị thiết bị hút mùi, giá treo khăn,…
Trong cách sản phẩm trên, quan trong nhất là bồn cầu, chúng có các loại phổ biến sau:
Bồn cầu thông minh: Thiết kế thông minh với nhiều tính năng hiện đại, như phát sáng trong đêm, tự làm sạch, sấy khô, sưởi ấm…
Bồn cầu 1 khối: Có phần thân bồn và bình chứa nước gắn liền với nhau.
Bồn cầu 2 khối: Thiết kế nhỏ gọn hơn bồn cầu loại 1 khối với phần thân và bình chứa nước tách rời.
Bồn cầu treo tường: Loại bồn có phần két nước được thiết kế sâu bên trong tường và chỉ lộ thân cầu, nút xả ra ngoài
Chú ý, khi mua thiết bị cho nhà vệ sinh, hãy chú ý về chất lượng sản phẩm, nhà sản xuất và dịch vụ bảo hành. Thiết bị vệ sinh cần có độ bền cao, bề mặt không bị trầy xước.


Một số kiêng kị khi bố trí nhà vệ sinh
Không đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà: Khí ẩm hôi từ nhà vệ sinh có thể phát tán khắp ngôi nhà, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Kỵ đặt ở vị trí thanh long của cửa chính theo phong thủy vì sẽ khiến cho người trong gia đình bệnh tật, lời đồn thị phi, làm ăn thất bát, phá sản.
Không đặt ở cuối hành lang, đây là hướng không được may mắn.
Nhà vệ sinh không liền với nhà bếp: trong phong thuỷ học, nhà tắm (Thuỷ Kim) liền với nhà bếp (tập trung năng lượng của Thuỷ) sẽ gây hiện tượng xung đột từ trường.
Nhà vệ sinh không nên nằm phía sau phòng thờ


Một số mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Các thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng là các gợi ý của chúng tôi dành cho bạn với mong muốn giúp bạn đưa ra sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho gia đình
























Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng sẽ gặp phải các ưu nhược điểm riêng, chính vì vậy, gia đình cần cân nhắc kỳ lưỡng khi chọn thiết kế này.
Mọi thắc mắc, phản hồi về bài viết hay yêu cầu tư vấn thiết kế nội thất nhà ở, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: