May mặc được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của nước ta. Với nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, những xưởng may công nghiệp ngày càng được xây dựng nhiều, và chú trọng từ tính thẩm mỹ đến công năng.
Để góp phần giúp bạn đọc hiểu thêm về xưởng may công nghiệp, My House xin gửi đến bạn những tiêu chuẩn cụ thể cần được áp dụng trong thiết kế xây dựng nhà xưởng may công nghiệp và những mẫu xưởng may đẹp nhất hiện nay.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng may công nghiệp
Nhà xưởng may công nghiệp hiện nay thường được yêu cầu về tính mỹ thuật rất cao nhưng vẫn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật nghiêm ngặt giúp đạt hiệu quả cao cho việc kinh doanh của chủ đầu tư.
Nhà xưởng may công nghiệp phải đảm bảo được những yêu cầu kĩ thuật nhất định để hoạt động sản xuất diễn ra trơn tru, không ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh.
Theo đó, nhà xưởng may công nghiệp cần đảm bảo những tiêu chí sau:
– Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng may phải phù hợp với sơ đồ công nghệ và kế họach mở rộng của chủ đầu tư hay phân kỳ đầu tư của dự án. Cố gắng để đảm bảo rằng sẽ không đập bỏ 1 phần khi có sự thay đổi về sau.
– Am hiểu về vật tư và lựa chọn phù với từng đặc điểm của từng nhà xưởng khác nhau để sản xuất, đặc biệt là nhà xưởng may mặc.
– Luôn thực hiện tính toán nhiều sơ đồ tính, chọn ra những phương án hợp lý nhất về tiết kiệm và phù hợp nhu cầu sử dụng.
Các tiêu chuẩn trong thiết kế cần được tuân thủ chặt chẽ, nghiêm ngặt, cụ thể:
Tiêu chuẩn thiết kế quốc tế:
– AWS D1.1 Edition 2006
– AISC. 2005 – American Institute of Steel Constructions
– MBMA. 2002. – Metal Building System Manu
– Quality Manual
Tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam:
– TCXD VN 338:2005. Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 3223:1994. Que hàn điện dùng cho thép các bon và thép hợp kim thấp;
– TCVN 1916:1995. Bu lông, vít, vít cấy và đai ốc. Yêu cầu kỹ thuật.
Thí nghiệm kiểm tra:
– TPI: Third Party Inspection
– NDT: Non-Destructive Testing
– MPI: Magnetic Particle Inspection
Cách bố trí xưởng may
Bố trí mặt bằng xưởng may là cách lắp đặt thiết bị, các phương tiện sản xuất vào một mặt bằng chuyền may hay xưởng may hợp lý để sản xuất tốt, năng suất cao và an toàn lao động.
Nguyên tắc bố trí mặt bằng xưởng may
– Đường đi bán thành phẩm ngắn nhất, để thời gian sản phẩm ra chuyền nhanh nhất
– Tốn ít diện tích, tiết kiệm máy móc và công nhân.
– Người thiết kế hiểu rõ kích thước và cấu tạo nhà xưởng
– Thiết kế mặt bằng dựa theo qui trình công nghệ, các vị trí làm việc được bố trí hợp lý, đảm bảo tổ chức sản xuất tốt nhất
– Chú ý xưởng may phải rộng, thoáng đạt, chiếu sáng tốt, vận chuyển thuận lợi
– Các vị trí sản xuất không quá xa nhau. Bố trí thêm các bàn để bán thành phẩm, bàn để sản phẩm, bàn kiểm tra…trong sơ đồ mặt bằng dây chuyền.
– Mỗi vị trí có ký hiệu riêng và được đánh số thứ tự theo bảng qui trình may. Có ghi chú ký hiệu ở cuối góc bảng vẽ, có số lượng máy, số công nhân
– Mặt bằng thiết kế cần bố trí thêm diện tích để máy dự trữ khi thay đổi mã hàng mới
– Từ bản vẽ thiết kế mặt bằng mới cần kiểm tra kỹ rồi mới triển khai lắp đặt thiết bị máy móc.
Các điều kiện cần chú ý để bố trí mặt bằng:
– Số lượng công nhân, nhân viên (nam, nữ)
– Máy móc (kích thước, số lượng, trọng lượng)
– Cửa vào, cửa ra (kích thước, chiều rộng, vị trí, số lượng)
– Văn phòng điều hành, quản lý (chỗ đặt)
– Nhà kho (vị trí, diện tích)
– Diện tích mỗi vị trí sản xuất: 4,96 – 6,6 m2
– Nhà vệ sinh, phòng thay quần áo, nhà ăn tập thể, chỗ để giỏ xách…
Mẫu xưởng may công nghiệp đẹp
Mẫu xưởng may công nghiệp luôn là yếu tố được chủ đầu tư quan tâm. Tìm hiểu trước những mẫu xưởng may đẹp, giúp nhà thầu có thêm những ý tưởng cho việc thiết kế, từ đó lựa chọn được mẫu xưởng may phù hợp nhất cho mình.
Với những thông tin cụ thể My House chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích trước khi thiết kế xưởng may cho mình.