Hiện nay trên thị trường, gỗ công nghiệp được biết đến là loại vật liệu sử dụng rộng rãi tại hầu hết các công trình từ nhà hàng, khách sạn, biệt thự, chung cư, nhà phố,…
Với nhiều ứng dụng có thể thay thế gỗ thiên nhiên và đa dạng về kiểu dáng, màu sắc các mẫu thiết kế nội thất gỗ công nghiệp dần chiếm ưu thế và nhận được sự yêu thích từ người tiêu dùng. Hãy cùng Nội Thất My House khám phá ngay những không gian nội thất đẹp không thể rời mắt ngay sau đây.
Nội thất gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ công nghiệp thường dùng trong thiết kế nội thất
Nội thất gỗ công nghiệp được hiểu đơn giản là những món đồ nội thất như bàn, ghế, giường, tủ…những vật dụng gần gũi, quen thuộc được làm từ gỗ công nghiệp. Ngày nay, gỗ công nghiệp đang được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong trang trí thiết kế nội thất, đặc biệt là trong thiết kế nội thất chung cư.
Nói sơ qua về gỗ công nghiệp thì đây là một loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ. Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên
Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến
• Gỗ công nghiệp MFC
Nguyên liệu làm nên Gỗ công nghiệp MFC cao cấp là gỗ rừng trồng. Các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su được khai thác rồi đưa về nhà máy với dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại.
Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.
• Gỗ công nghiệp MDF
Gần giống với dòng gỗ MFC, trong quá trình sản xuất gỗ MDF, các cây gỗ được đưa vào máy nghiền nát ra như bột rồi gia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm.
Gỗ công nghiệp cao cấp MDF và MFC chất lượng hàng đầu thế giới xuất sứ từ CHLB Đức và Malaysia, với các ưu điểm vượt trội như: khả năng chống mối mọt cao, chất lượng gỗ ổn định, khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh của gỗ tự nhiên, dùng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có của nó.
Gỗ MDF và MFC có các hình thức cao cấp hơn là gỗ MFC chống ẩm, gỗ MDF chống ẩm và HDF chịu nước. Biểu hiện bằng mắt thường dễ dàng nhận diện là lõi gỗ của các sản phẩm cao cấp này thường có màu xanh. Các dòng gỗ cao cấp này thường được sử dụng cho các vị trí ẩm ướt như tủ lavabo, tủ phòng xông hơi, vách ngăn toilet,…
• Gỗ công nghiệp HDF
Gỗ HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt. Lớp phủ bề mặt thường là Melamine kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt.
Giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt. Gỗ có khả năng cách âm, cách nhiệt và chịu lực khá tốt. Chúng được sử dụng thường xuyên trong sản xuất nội thất trong và ngoài trời đặc biệt sản xuất cửa gỗ hiện nay.
• Gỗ công nghiệp Plywood
Gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ ván ép. Chúng được tạo ra từ nhiều lớp gỗ vát mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau một cách liên tục theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Gỗ Plywood chính là loại gỗ công nghiệp có chất lượng rất tốt.
Khả năng chống ẩm và chịu lực cao hơn MDF và MFC. Vì kết cấu dẻo dai và tính thấm nước. Gỗ Plywood được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất cần đạt tính thẩm mỹ cao. Và được đặt ở mội trường có khả năng tiếp xúc nhiều với nước hoặc độ ẩm cao.
Các loại bề mặt gỗ công nghiệp thường gặp
Bề mặt không chỉ giữ vai trò tạo độ thẩm mỹ cho cốt gỗ mà còn có chức năng bảo vệ an toàn cho người dùng khi sử dụng. Để gỗ công nghiệp có được vẻ đẹp và độ bền nhất định, các nhà sản xuất sẽ phủ lên cốt gỗ một loại bề mặt phù hợp hoặc một lớp sơn. Hiện nay, có 4 loại bề mặt được ưa chuộng và sử dụng phổ biến đó là:
• Bề mặt Melamine: là lớp giấy nhúng keo nhựa Melamine. Loại keo này giúp tăng độ bền cho sản phẩm, giảm khả năng chống cháy, tăng khả năng chống ẩm mốc, chống thấm cho sản phẩm nội thất.
• Bề mặt Laminate: Cao cấp hơn Melamine, được cấu tạo từ 3 lớp: giấy kraft, giấy trang trí và lớp phủ ngoài, được ép bằng công nghệ HPL – loại công nghệ cao cấp nhất.
• Bề mặt Acrylic: Tấm phủ bề mặt có thành phần tinh chế từ dầu mỏ. Tấm Acrylic thường có 3 lớp: nhựa ABS, lớp nhựa trong và lớp phủ ngoài.
• Bề mặt Veneer: nguồn gốc là gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra có độ dày từ 0,3-0,6mm, rồi dán lên bề mặt gỗ. Nó mang đủ đặc điểm của gỗ tự nhiên: vân gỗ đẹp, có độ đàn hồi sau khi tẩm sấy.
Ưu nhược điểm của nội thất gỗ công nghiệp
• Ưu điểm
Các sản phẩm nội thất làm từ gỗ công nghiệp được thị trường đánh giá cao bởi mẫu mã sang trọng, hiện đại và những ưu điểm vượt trội. Dưới đây là 6 ưu điểm nổi bật khi lựa chọn.
Chất liệu dẻo dai – bền đẹp – nhẹ tự nhiên: Các sản phẩm thiết kế làm từ gỗ giúp hạn chế những rủi ro bong tróc bề mặt gây mất thẩm mỹ nhờ có lõi chống ẩm đạt chuẩn cùng với độ chống nước cao.
Ngoài ra, trong các loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF chứa hàm lượng formaldehyde cực thấp để hạn chế tối đa chất độc hại và mang lại môi trường thân thiện và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe cả gia đình.
Kiểu dáng đa dạng, phong phú: Nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra vân gỗ giả với màu sắc và nước sơn mang lại vẻ tự nhiên nhất cho các sản phẩm nội thất công nghiệp để chinh phục được các khách hàng khó tính.
Ngoài ra, các thiết kế nội thất từ gỗ công nghiệp có hàng ngàn màu sắc, đa dạng mẫu mã sẽ dễ dàng tạo hình góc cạnh, vuông vức thích hợp cho mọi phong cách thiết kế nhà ở theo xu hướng hiện nay.
Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp hiện đại: Những mẫu thiết kế đa dạng mẫu mã chắc chắn sẽ mang đến sự hài hoà cho mọi không gian từ phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp cho đến phòng làm việc của bạn.
Không chỉ khơi dậy vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian với phong cách thiết kế hiện đại, tinh tế, những mẫu nội thất từ gỗ công nghiệp còn đảm bảo chất lượng và độ bền chắc theo năm tháng.
Thi công nội thất công nghiệp dễ dàng hơn nội thất gỗ tự nhiên: Các sản phẩm từ gỗ công nghiệp chỉ cần thi công trong thời gian ngắn bởi đặc điểm gọn, nhẹ và dễ kết dính. Đặc biệt, dòng nội thất này được các kiến trúc sư tin tưởng và đánh giá cao bởi khả năng kết hợp đa dạng nhiều loại sơn với nhau.
Giá thành rẻ: Đây được xem như là một ưu điểm nổi trội của gỗ công nghiệp bởi nó có thể sản xuất thi công nhanh chóng và dễ dàng, không phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất phức tạp như gỗ tự nhiên. Và mức chênh lệch giá cả tùy thuộc từng loại gỗ công nghiệp khác nhau.
Phù hợp với nhiều loại sơn: Nhiều kiến trúc sư hay dân công trình đánh giá cao dòng nội thất làm từ gỗ công nghiệp nhờ vào khả năng tác động lên bề mặt của sản phẩm. Bạn có thể dễ dàng quét sơn hay dán các chi tiết, chất liệu khác nhau trên bề mặt của gỗ để tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm của mình.
• Nhược điểm
Độ bền: Nếu so sánh về độ bền giữa đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp thì dĩ nhiên là không được bền bằng gỗ tự nhiên . Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn đúng đơn vị thi công nội thất chất lượng thì sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp sẽ có thời hạn sử dụng lên đến hàng chục năm.
Họa tiết, đường soi: Do đặc điểm vật lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ mà ta không thể sản xuất được những chi tiết đường soi, hoa văn phức tạp như gỗ tự nhiên.
Mẫu thiết kế nội thất gỗ công nghiệp đẹp – hợp xu hướng
Nội thất gỗ công nghiệp ngày nay được ứng dụng nhiều trong thiết kế và thi công biệt thự, nhà phố, chung cư, văn phòng. Cùng tham khảo “cận cảnh” các bộ thiết kế nội thất gỗ công nghiệp dưới đây.
Thiết kế nội thất gỗ công nghiệp phòng khách
Không gian phòng khách trong mỗi ngôi nhà luôn được gia chủ chăm chút và trang trí để có thể toát lên được phong cách nội thất tổng thể nhất. Với thiết kế bề mặt đẹp mắt cùng với giá thành hợp lý, gỗ công nghiệp luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho đồ nội thất gia đình, giúp không gian phòng khách của bạn trở nên hiện đại và tinh tế hơn.
Phòng khách gỗ công nghiệp thường có: Bộ sofa, bàn trà, kệ tivi và những kệ trang trí. Nếu căn hộ của bạn ở tầng thấp thì nên để ý tới vấn đề độ ẩm. Vật liệu gỗ công nghiệp chống ẩm tốt hiện nay là: MFC lõi xanh chống ẩm, MDF chống ẩm.
Đây là những vật liệu có khả năng chống ẩm cực cao nhờ sử dụng keo đặc biệt. Nếu có thể bạn cân nhắc việc lựa chọn các kệ trang trí bằng bề mặt acrylic chắc chắn sẽ làm phòng khách của bạn tăng thêm sự sang trọng.
Thiết kế nội thất gỗ công nghiệp phòng bếp
Phòng bếp là nơi ẩm ướt, đặc biệt chậu rửa và khoang hút mùi là hai vị trí có độ ẩm cao nhất nên sử dụng gỗ nhựa vì tính chống nước 100%. Để tăng phần sang trọng, khách hàng nên sử dụng bề mặt acrylic. Với bề mặt nhẵn, độ chống xước cao nên việc lau chùi vệ sinh rất dễ dàng.
Mách nhỏ: Code gỗ cho tủ bếp nên là gỗ nhựa, HDF và MDF lõi xanh chống ẩm và MFC lõi xanh chống ẩm.
Thiết kế nội thất gỗ công nghiệp phòng ngủ
Vật liệu sử dụng cho phòng ngủ có thể đa dạng hơn do môi trường này không tiếp xúc trực tiếp với môi trường ẩm ướt. Muốn phòng ngủ ấm cúng hơn bạn có thể chọn vật liệu phủ melamin hoặc laminate màu vân gỗ. Còn nếu thích phong cách hiện đại bạn nên chọn các màu đơn sắc, trơn và sáng.
Mách nhỏ: Quý vị có thể chọn MFC thường, MDF thường để tiết kiệm chi phí. Nếu muốn đồ bền cao thì hãy chọn MDF chống ẩm, HDF. Cao cấp hơn là Plywood, gỗ ghép thanh.
Dịch vụ thiết kế nội thất gỗ công nghiệp của Nội Thất My House luôn đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng với chi phí hợp lý. Với mong muốn tạo ra được những công trình tiêu biểu, My House đưa ra những loại gỗ phù hợp với từng không gian khi thi công nội thất gỗ công nghiệp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.