Thức cột cổ điển

Nói đến kiến trúc cổ điển, chúng ta không thể không nhắc đến yếu tố đã tạo nên sự kiên cố và vững chắc, bề thế cho những công trình này, đó chính là các thức cột cổ điển. Vậy như thế nào là thức cột cổ điển? Có mấy loại thức cột phổ biến? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nội thất My House để làm rõ trong nội dung này nhé.

Thức cột cổ điển là gì?

Thức cột chính là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, đồng thời đây cũng được xem là cách mà người Hi Lạp cổ đại xưa kia tìm đến với cái đẹp lý tưởng.

Nguồn gốc ra đời của các thức cột cổ điển

Như chúng ta đã biết đất nước Hy Lạp cổ đại luôn nổi tiếng với những thành tựu tuyệt vời trong nền văn hóa, nghệ thuật của cả nhân loại. Vào khoảng thế kỉ thứ VI trước công nguyên, các kiến trúc sư và các thợ đá tài hoa ở đây đã phát triển một hệ thống quy tắc thiết kế và hướng dẫn mới.

Với phát minh này, họ có thể sử dụng chúng để xây dựng trong bất cứ một tòa nhà, hay công trình kiến trúc nào đó dựa trên các cột và khối trụ, đó chính là nguồn gốc cho sự ra đời của các thức cột cổ điển.

Sau này, khi những hướng dẫn về quy tắc xây dựng, thiết kế các thức cột được hình thành ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, chúng cũng tạo nên một tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác  trên toàn thế giới, đặc biệt là những khu vực châu Âu, châu Mỹ,.. Chính vì vậy thức cột nhanh chóng trở thành một biểu tượng quan trọng trong các công trình mang phong cách cổ điển.

Ý nghĩa của thức cột cổ điển như thế nào?

Trước tiên, phải kể đến vai trò về cấu trúc khi những thức cột này mang đến cho các công trình một hình thức, một sức sống, chịu đựng thử thách của thời gian một cách kiên cường.

Thức cột cổ điển còn mang ý nghĩa biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe khoắn và tinh tế của nền văn hóa, kiến trúc cổ đại xưa.

Đặc biệt hơn, trong thực tế các thức cột cổ điển còn được sử dụng để khắc họa về con người và sức mạnh của loài người với khả năng “chống trời” kiên cố, để mang đến cho những công trình kiến trúc với sức sống, sức chịu đựng và sự bền bỉ, được thử thách qua thời gian.

Những loại thức cột cổ điển cơ bản

Dựa trên những đặc trưng, kiểu dáng khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng gia đình, mà người ta chia thức cột ra làm 3 loại chính đó là: cột Doric, cột Lonic và cột Corinth.

Thức cột Doric

Đây là mẫu thức cột có hậu thân là một thức cột cổ nhất Toscan, ra đời vào khoảng thế kỷ VII TCN và hoàn thiện vào thế kỷ V TCN, đây là thức cột đơn giản nhất trong hệ thống kiến trúc cổ điển.

Thức cột Doric là sản phẩm do người Dorian sáng tạo ra, sau đó chúng phát triển mạnh ở vùng Peloponnesus, miền Nam nước Ý.

Cấu trúc của thức cột  cổ điển này là hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy, không có phần đế cột lẫn đầu cột.

Cột Doric có khả năng chịu lực cao nhất. Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột khoảng 1:4, tuy nhiên nửa sau thế kỷ 6 TCN, người Hy Lạp dùng thức cột này với tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:5 hay 1:6.

Thức cột Doric được ứng dụng ở đền Parthenon và Propylaea ở Athena. Trong kiến trúc La Mã, loại thức cột này ít được sử dụng trong các công trình công cộng giống như kiến trúc Hy Lạp.

Thức cột Ionic

Thức cột Ionic là biểu tượng cho vẻ đẹp nữ tính, mảnh mai và giàu tính trang trí hơn cột Doric.

Nguồn gốc của chúng là xuất phát từ Ionia – thuộc địa của Hy Lạp và từ giữa thế kỷ 6 TCN. Thức cột Ionic này được bắt đầu sử dụng nhiều ở Hy Lạp từ thế kỷ 5 TCN.

Cấu trúc của cột Ionic là chúng được đặt trên phần đế và có phần bệ đỡ nằm giữa thân cột và đế cột. Đầu cột gồm có 2 vòng xoắn ốc được gắn trên đầu được trang trí gờ chỉ và các họa tiết khắc chìm.

Cột Ionic này có tới 24 gờ sống trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ.

Các dầm ngang của mẫy thức cột này được phân vị theo chiều ngang thành 3 dải và tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao là 1:9.

Thức cột Ionic được ứng dụng tại các công trình nổi tiếng như: đền thờ Hera ở Samos, đền Artemis ở Ephesus, đền Apollo ở Bassae, đền Erecteyon ở Athena.

Thức cột Corinth

Thức cột Corinth là mẫu ra đời muộn nhất vào khoảng thế kỷ thứ V TCN, sau 2 thức cột trên.

Loại thức cột này có tên xuất phát từ một thành phố của Hy Lạp, tuy nhiên chúng lại được xuất hiện và sử dụng rộng rãi ở Athens.

Thức cột Corinth có đặc điểm cấu trúc với đường nét mảnh mai, giàu trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết đẹp, giống như một lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp.

Loại thức cột này do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra và có ưu điểm hơn so với 2 thức cột trên đó là: đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được không gian.

Cột Corinth được ứng dụng trong kết cấu tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae, đền Mars Ultor trong hệ thống tòa án Augustus, đền bậc đài vòng ở Vienne.

Ngoài ra thức cột Corinth được chia thành 2 loại là: Corinth La Mã và Corinth Renaissance.

Ứng dụng của các thức cột cổ điển trong thiết kế – kiến trúc hiện nay

Ngày nay, các thức cột cổ điển vẫn được vận dụng một cách đa dạng và linh hoạt trong các công trình kiến trúc, đặc biệt là trong các thiết kế lâu đài đẹp, dinh thự, hay biệt thự cổ điển.

Tại Việt Nam,các mẫu thức cột này được ứng dụng khá nhiều, nhưng để phù hợp với kiến trúc, văn hóa và đặc trưng của người Việt, mà những chi tiết đã được giản lược đi rất nhiều.

Thậm chí các thức cột cơ bản cũng hiện diện không chỉ ở ngoại thất mà còn cả nội thất, với những kiểu biến tấu độc đáo cho phù hợp với văn hóa riêng của quốc gia, vùng miền.

Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các thức cột cổ điển để ứng dụng vào các công trình của gia đình nếu như phù hợp.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

VPGD: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Website: https://noithatmyhouse.com/

MSDN: 0109103109

Bài viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.