Hiện nay trần thạch cao đang trở thành một loại vật liệu được ứng dụng phổ biến trong nhiều công trình xây dựng khác nhau. Sử dụng mẫu trần này không những mang lại tính thẩm mỹ, khả năng dễ dàng tạo hình để trang trí cho ngôi nhà mà còn giúp gia chủ tiết kiệm mức chi phí khá nhiều. Chính vì vậy, tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao như thế nào? là điều mà chúng ta cần nắm được. Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để tìm ra câu trả lời nhé.
Các yêu cầu kỹ thuật khi nghiệm thu trần thạch cao
Trên thị trường hiện nay, trần thạch cao được chia làm nhiều loại khác nhau như: tấm thạch cao tường, thạch cao trang trí; tấm nền thạch cao, tấm nền thạch cao chịu ẩm, tấm thạch cao trang trí vòm ngoài trời và tấm thạch cao ốp ngoài.
Đặc biệt mỗi loại trần thạch cao thì lại cần đáp ứng những tiêu chuẩn tấm trần thạch cao nghiệm thu khác nhau. Các yêu cầu kỹ thuật tương ứng với từng loại trần thạch cao phổ biến như:
- Yêu cầu kỹ thuật của tấm thạch cao tường và tấm thạch cao trang trí
- Yêu cầu kỹ thuật của tấm nền thạch cao
- Yêu cầu kỹ thuật của tấm nền thạch cao chịu ẩm
- Yêu cầu kỹ thuật của tấm thạch cao trang trí vòm ngoài trời
- Yêu cầu kỹ thuật của tấm thạch cao ốp ngoài
Mỗi loại tấm thạch cao khác nhau sẽ lại được đánh giá bằng một nhóm các chỉ tiêu kỹ thuật khác nhau cũng như được quy định với các thông số khác nhau. Trong đó, có những chỉ tiêu đánh giá chung cũng có những chỉ tiêu riêng cho các loại tấm thạch cao.
Các chỉ tiêu đánh giá trần thạch cao đạt tiêu chuẩn nghiệm thu
Các chỉ tiêu đánh giá chung cho các loại tấm thạch cao gồm
- Sai lệch so với kích thước danh nghĩa về chiều dài, chiều rộng và chiều dày tính bằng đơn vị mm
- Độ sâu của gờ vuốt thon tính bằng đơn vị mm
- Độ vuông góc của cạnh tính bằng đơn vị mm
- Độ cứng của cạnh, gờ và lõi tính theo đơn vị Niutơn (N)
- Cường độ chịu uốn tính theo đơn vị Niutơn (N)
- Độ biến dạng ẩm
- Độ kháng nhổ đinh
- Độ bền vững, ổn định của hệ thống dây treo và nẹp: có thể sử dụng 1 bao tải cát 50kg và treo vào giữa trần để đảm bảo xem trần có chịu được đủ lực không
- Cao trình (< 10mm)
- Độ bằng phẳng ngang khi dùng thước 2m kiểm tra (≤2mm)
- Độ kín của mép tấm trần thạch cao(< 1mm)
- Chất lượng tấm trần thạch cao tốt nhất
- Chất lượng, độ khít của nẹp và tấm trần thạch cao tại ô đèn (< 1mm)
- Độ sít chỗ nối các nẹp (< 1mm)
- Độ khít giữa nẹp với tường phải đạt thông số cần thiết
- Vệ sinh tấm trần thạch cao sạch sẽ, không dính bụi bẩn, màu sắc khác lạ, đảm bảo tính thẩm mỹ
Như vậy tất cả các loại tấm trần thạch cao hiện nay đều phải được đánh giá theo những chỉ tiêu chung này. Chỉ số và sai số trong mức cho phép sẽ khác nhau với mỗi loại tấm trần thạch cao.
Các chỉ tiêu đánh giá riêng cho các loại tấm thạch cao
Ngoài những chỉ tiêu đánh giá chung mà chúng tôi vừa kể trên, các loại tấm trần thạch cao khác nhau cũng có những tiêu chuẩn nghiệm thu khác nhau, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn nghiệm thu và yêu cầu kỹ thuật của tấm thạch cao tường và thạch cao trang trí
- Độ thẩm thấu hơi nước theo phương pháp khô. Chỉ tiêu độ thẩm thấu hơi nước này chỉ áp dụng cho tấm thạch cao có mặt sau tráng lớp kim loại với độ ẩm ở mặt không tráng là 50% và ở mặt tráng kim loại là 0%.
- Đồng thời chỉ tiêu nghiệm thu trần thạch cao này chỉ thực hiện khi có yêu cầu của khách hàng.
Tiêu chuẩn nghiệm thu và yêu cầu kỹ thuật của tấm nền thạch cao
- Độ thẩm thấu hơi nước theo phương pháp khô. Chỉ tiêu độ thẩm thấu hơi nước này chỉ áp dụng cho tấm thạch cao có mặt sau tráng lớp kim loại với độ ẩm ở mặt không tráng là 50% và ở mặt tráng kim loại là 0%. Đồng thời cũng như trên chỉ tiêu này chỉ thực hiện khi có yêu cầu của khách hàng
Tiêu chuẩn nghiệm thu và yêu cầu kỹ thuật của tấm nền thạch cao chịu ẩm
- Độ hút nước sau 2 giờ ngâm
- Độ hấp thụ nước bề mặt
Tiêu chuẩn nghiệm thu và yêu cầu kỹ thuật của tấm thạch cao ốp ngoài
- Độ hút nước sau 2 giờ ngâm
- Độ hấp thụ nước bề mặt
Quy trình kiểm tra tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao
Quy trình thi công trần thạch cao đòi hỏi cần phải nghiệm thu kỹ lưỡng để tránh xảy ra bất cứ sự cố, sai xót gây ảnh hưởng đến người sử dụng. Quy trình nghiệm thu thực hiện qua các bước dưới đây:
- Bước 1: Bắt đầu kiểm tra chủng loại vật tư và quy cách thực hiện.
- Bước 2: Tiến hành kiểm tra, xem xét cẩn thận phần ty trần bao gồm tăng đơ, phần ty treo.Cần đảm bảo sao cho khoảng cách các dây treo và liên kết của ty treo được hợp lý nhất. Đồng thời kiểm tra khoảng cách của khung xương trần và kiểm tra độ phẳng, thẳng cũng như sự ổn định của trần thạch cao.
- Bước 3: Tiến hành kiểm tra mối nối giữa các tấm trần, kiểm tra liên kết giữa khung trần và tấm trần thạch cao.
Trên đây là những tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao chi tiết và chính xác nhất chúng tôi muốn thông tin đến các bạn. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về quy trình cũng như tiêu chí để lựa chọn, thi công cũng như nghiệm thu trần nhà được tốt nhất.