Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe

Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe đang được rất nhiều người quan tâm. Tâng hầm thiết kế như thế nào phù hợp và đảm bảo được an toàn trong nhà phố chung cư, khách sạn… Vậy đẻ hiểu chi tiết. Hãy cùng chuyên mục tin tức tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau của Nội Thất My House.

Tiêu chuẩn thiết kế chiều cao tầng hầm

Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe được phân chia thành tiêu chuẩn của từng chi tiết như chiều cao tầng hầm, độ dốc của tầng hầm, tiêu chuẩn của vị trí bãi đậu,…Tùy thuộc vào từng công trình và kết cấu hạ tầng mà thợ thiết kế có thể tính toán chiều cao tầng hầm sao cho phù hợp. Tuy nhiên, dù thế nào bạn cũng cần phải thực hiện theo tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe mà nhà nước đã quy định.

Quy định hiện hành về quy chuẩn đối với nhà cao tầng hiện nay như sau:

Đối với nhà ở thương mại:cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ, phải bố trí tối thiểu 20m2 chỗ đỗ xe .( Tính cả đường nội bộ trong nhà xe).

Đối với nhà ở xã hội:cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ phải bố trí tối thiểu 12m2 chỗ đỗ xe. (Tính cả đường nội bộ trong nhà xe).

Để đảm bảo phù hợp với chiều cao của xe, tầng hầm phải có chiều cao tối thiểu là 2,2 mét. Đồng thời phải có ít nhất hai lối cho xe đi ra. Lối xe phải được thông ra ngoài đường chính, chứ không được thông ra hành lang.

Quy định tiêu chuẩn độ dốc xuống hầm

Quy định trên đã được biên soạn trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của một số nước như:

+ Tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm của Trung Quốc CJJ 15-1987- Bãi đỗ xe tại mục 3.10.10 quy định: “…độ dốc dọc đối với đường dốc thẳng nên nhỏ hơn 12% và độ dốc dọc nên nhỏ hơn 9% so với độ dốc cong ( đối với bãi đỗ xe dưới tầng hầm)”.

+ Tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm của Liên Bang Nga SNiP 21-02-1999 – Bãi đỗ xe tại mục 5.28 quy định: “… độ dốc đối với đường thẳng nên nhỏ hơn 18%, độ dốc dọc đối với đường cong tối đa là 13% (đối với bãi đỗ xe dưới tầng hầm)”.

+ Cơ sở dữ liệu thiết kế Neufert quy định: “Đường dốc thẳng tối đa là 1:7 (~ 14%) đối với chiều dài đường dốc 19,8m và 1:9 (~11%) đối với chiều dài đường dốc lớn hơn 19,8m” và “Độ dốc của đường cong tối đa là 1:12 (~8.5%).

+ Điều luật bổ sung số 6655 về bãi đỗ xe của Thành phố Seoul năm 2002 tại điều 6 quy định: “…các đường dốc không được lớn hơn 14% đối với đường cong và không được lớn hơn 17% đối với đường thẳng”.Đây có thể là các cơ sở khoa học để các Công ty xây dựng Việt Nam có thể tham khảo để áp dụng để tính toán cho những dự án của mình.

Tiêu chuẩn thiết kế bãi đậu xe của chung cư

Các công trình nhà ở cao tầng luôn cần phải được bố trí chỗ để xe. Nơi để xe không yêu cầu phải nằm trong công trình mà có thể được bố trí nằm ngoài công trình. Diện tích của nơi để xe được tính toán như sau:

– Nơi để xe ô tô: Cứ 4-6 hộ cần có 1 chỗ để xe với diện tích 25m2/xe.

– Nơi để xe mô tô, xe máy: theo chuẩn 2 xe máy/hộ, 2,5 – 3,0m2/ xe.

– Nơi để xe đạp: theo chuẩn 1 xe đạp/ hộ với 0,9m2/xe.

Lưu ý về tầng hầm và tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm

+ Chiều cao của tầng hầm tối thiểu là 2,2m.

+ Lối ra của tầng hầm không được thông với hành lang của tòa nhà mà phải bố trí trực tiếp ra ngoài.

+ Số lượng lối ra của tầng hầm không được ít hơn 2 và có kích thước không nhỏ hơn 0,9m x 1,2m.

+ Phải thiết kế một thang máy xuống tới tầng hầm của tòa nhà.

+ Độ dốc tối thiểu của lối xuống tầng hầm là 13%.

+ Đường dốc thẳng và đường dốc cong là 17%.

+ Phải có giải pháp chống thấm và thông gió cho tầng hầm.

+ Nền và vách hầm cần đổ bê tông cốt thép dày 20cm để tránh nước ngầm hoặc nước thải từ các nhà lân cận thấm vào. Tuy nhiên công đoạn chống thấm phải được xử lý kỹ và đúng kỹ thuật thì mới có thể thoát nước ra đường cống công cộng.Ngay dưới chân đường dẫn dốc xuống trong tầng hầm, thiết kế rãnh âm để hứng nước mưa tràn và dẫn sang lỗ ga. Từ lỗ ga này thiết kế máy bơm nước, bơm ngược ra đường lớn khi mưa lớn gây ngập.

Nên thiết kế tầng bán hầm hay tầng hầm chìm?

Hiện nay có 2 loại tầng hầm được chủ đầu tư sử dụng nhiều đó là tầng bán hầm và tầng chìm. Vậy chúng ta nên thiết kế tầng bán hầm hay tầng chìm? Loại tầng nào phù hợp với không gian nào? Trước hết chúng ta cần tìm hiểu thế nào là tầng bán hầm và tầng hầm chìm.

Tầng bán hầm được hiểu là tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang với cốt mặt đất công trình theo quy hoạch đã được duyệt.

Tầng hầm chìm là tầng mà hơn một nửa chiều cao của nó được nằm dưới cốt mặt đất công trình theo quy hoạch được duyệt.

Vậy nên sử dụng loại tầng hầm nào? Cả hai kiểu tầng hầm này đều có vai trò và công dụng như nhau. Nó đều là nơi để xe, dùng làm kho cho gia đình. Tầng hầm còn có một tác dụng khác đó là làm một lớp cách ẩm tốt cho ngôi nhà của bạn.

Tuy nhiên thì tầng hầm chìm thường sẽ phù hợp với những nơi khá lạnh, cần giữ ấm. Đối với những nơi nóng ẩm mưa nhiều như ở Việt Nam thì chúng tôi khuyên bạn nên làm tầng bán hầm sẽ phù hợp hơn. Tầng bán hầm dễ thông thoáng, không phải đi xuống quá sâu nên dễ sinh hoạt hơn. Ngoài ra tầng bán hầm còn tốt về mặt phong thủy. Tầng bán hầm tạo lớp đệm cách ẩm, tạo cho không gian thông thoáng, khí lưu thông một cách dễ dàng, giảm những khí xấu.

Xem thêm: 

Thiết kế gara ô tô nhà ống +30 Mẫu gara đẹp & Tiêu chuẩn mới

Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe là một trong những thông tin cần được nắm vững. Bởi lẽ, trong các công trình công cộng, chung cư, công ty, hay văn phòng nếu tầng hầm để xe được thiết kế sai tiêu chuẩn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ toàn nhà.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

Trụ sở chính & Showroom nội thất: 136 Sunrise K, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 1: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Nhà máy sản xuất 2: Khu Công Nghệ Cao Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Bài viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.