Văn phòng mở là gì? Ưu nhược điểm và cách bố trí thiết kế văn phòng mở như thế nào đảm bảo được công năng thẩm mỹ là điều mà nhiều người đang quan tâm. Đây cũng là một trong những mô hình làm việc được các doanh nghiệp lựa chọn trong thời gian gần đây. Vậy thiết kế văn phòng mở cần chú ý những gì? Cùng Nội thất My House tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Văn phòng mở là gì
Khái niệm văn phòng mở là nghĩa là loại bỏ đi những bức trường trong không gian làm việc. Không gian mở sẽ giúp nâng cao tiến độ công việc, mọi người dễ dàng trao đổi (về công việc).
Việc bố trí văn phòng theo không gian mở phù hợp với những công ty Agency. Những ưu điểm của loại hình văn phòng này tạo môi trường giao tiếp, hợp tác, giúp tăng tốc độ công việc. Đây chính là lí do tại sao họ lại loại bỏ đi bức tường ngăn cách giữa các nhân viên.
Ưu điểm văn phòng theo không gian mở
Các bạn dễ dàng nhận ra phong cách thiết kế nội thất văn phòng không gian mở tại những công ty lớn. Văn phòng mở có nhiều lợi ích như:
Tạo môi trường thân thiện cho nhân viên. Đồng thời, xây dựng môi trường tự giác nghiêm túc, không nói chuyện riêng trong giờ.
Dễ dàng tương tác và trao đổi thông tin gia tăng tiến độ công việc. Đồng nghiệp có thể trực tiếp trao đổi thông tin, tư vấn hay góp ý trực tiếp.
Tiết kiệm không gian văn phòng, dễ thiết kế.
Tiết kiệm chi phí nhờ loại bỏ đi những bức tường ngăn cách, chi phí thiết bị nội thất liên quan (máy lạnh, điện, văn phòng phẩm và các vật dụng trang trí khác,…)
Nhược điểm của văn phòng mở và xu hướng văn phòng đóng
Khi so sánh văn phòng đóng văn phòng mở. Bố trí nội thất theo không gian mở mang lại rất nhiều lợi ích nhưng vẫn có những nhược điểm nhất định. Mỗi loại hình doanh nghiệp chỉ phù hợp với cách bố trí bàn làm việc khác nhau.
Ồn ào, mất tập trung: tương tác giữa nhiều người với cường độ công việc cao làm các nhân viên khác khó tập trung.
Thiếu không gian riêng tư. Mỗi người có thời điểm giải lao khác nhau, muốn giao tiếp ở các thời điểm khác nhau, năng suất cao nhất cũng ở những thời điểm khác nhau trong ngày. Một không gian thiếu sự riêng tư sẽ làm nhân viên gò bó.
Nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng quay trở lại văn phòng bố trí theo không gian đóng. Ví dụ, nhóm của tập đoàn Microsoft đã quyết định có văn phòng riêng và đóng cửa lại làm việc. Khi trao đổi, họ chỉ gặp nhau ở hành lang.
Ưu điểm văn phòng đóng:
Tạo không gian yên tĩnh tăng khả năng tập trung
Tạo không gian riêng tư cho nhân viên
Vẫn dễ dàng trao đổi nhờ thiết kế tự do, kết hợp giữa thiết kế dạng đóng và mở
Các lưu ý quan trọng khi thiết kế văn phòng mở
Khi thiết kế văn phòng làm việc mở thì cần chú ý tối đa tới yếu tố cân bằng giữa yếu tố mở và khép kín để vừa có một không gian nội thất văn phòng chung thoải mái tiện nghi nhưng cũng đảm bảo sự riêng tư khi cần thiết.
Đảm bảo sự liên thông
Để đáp ứng được yếu tố này, thay vì sử dụng các vách tường bao quanh kín đáo cho mỗi phòng làm việc thì bạn nên sử dụng chất liệu kính không màu để mỗi phòng ban có thể quan sát, trao đổi thuận tiện. Các ô cửa sổ ở đây cũng nên được thiết kế kích thước lớn và tất nhiên cũng sử dụng chất liệu kính để tạo sự hòa hợp với thế giới bên ngoài, tạo sự thông thoáng tối đa cho gian phòng.
Không gộp các không gian
Mang xu hướng văn phòng mở hiện đại nhưng không có nghĩa tất cả mọi hoạt động của mỗi nhân viên đều có thể linh hoạt trong cùng một không gian nhỏ hẹp. Bạn hãy tạo sự di chuyển, tạo điều kiện để nhân viên có thể bước sang một không gian khác với chức năng chuyên biệt hơn. Ví như không gian làm việc vì sự liên thông nên có những tiếng ồn ào chắc chắn không thể phù hợp để dùng cho một cuộc họp quan trọng.
Do đó, cần tạo sự chuyên biệt cho mỗi không gian để mỗi nhân viên có thể làm tốt nhất mỗi công việc, có thể tập trung cao độ ở mỗi không gian khác nhau.
Liên thông nhưng không gộp lại là tiêu chí mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi thiết kế văn phòng theo không gian mở.
Thiết kế các khu vực hỗ trợ
Ngoài khu vực làm việc chính của nhân viên, bạn nên chú ý thiết kế thêm các khu vực hỗ trợ phụ khác để có thể hạn chế tối đa nhược điểm của thiết kế mô hình văn phòng mở. Các phòng làm việc khép kín với sự yên tĩnh tối đa sẽ là nơi lý tưởng để các nhân viên có thể lui tới khi cần tập trung cao độ cho công việc, dự án của mình.
Ngoài ra, các phòng họp nhỏ nên được bố trí đặt ở những vị trí phù hợp để vừa tạo sự thuận tiện khi họp nhóm, có thể không cần quá khép kín nhưng cũng không gây ảnh hưởng tới khu vực làm việc cũng như đảm bảo các nội dung họp không bị lọt ra bên ngoài.
Nghiên cứu kỹ lưỡng phong cách thiết kế
Chủ doanh nghiệp và đơn vị thiết kế đều cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về diện tích không gian, phong cách thiết kế, yếu tố thẩm mỹ, cũng như màu sắc trong thiết kế văn phòng không gian mở thì mới có thể tạo nên một không gian làm việc hiện đại và tạo cảm hứng làm việc tối đa cho mỗi nhân viên.
Mẫu thiết kế nội thất văn phòng mở đẹp
Phong cách tối giản “less is more” đang rất thịnh hành hiện nay. Và thiết kế nội thất văn phòng cùng với tủ hồ sơ là điều tuyệt vời để giúp bạn tuân thủ theo quy tắc này. Những chiếc tủ đựng hồ sơ vừa giúp giảm thiểu đồ nội thất không cần thiết vừa trở thành mảng tường ngăn cách các khu vực làm việc trong văn phòng.
Trong xu hướng thiết kế nội thất văn phòng mở hiện nay, việc sử dụng những bộ bàn làm việc đơn giản đang là phong cách được ưa chuộng nhất hiện nay. Hầu hết các văn phòng được thiết kế khép kín theo phong cách truyền thống đều dần dần thay thế bằng phong cách mở.
Một phong cách thiết kế nội thất văn phòng rất phổ biến hiện nay là kết hợp với cây xanh để tạo nên không gian tươi mát, thân thiện với thiên nhiên. Phong cách này tạm thời được gọi là xu hướng sinh thái.
Bạn có thể dùng các món đồ trang trí nội thất mang tông màu trung tính như xanh của cây, nâu của gỗ và đặc biệt hơn là tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên. Như thế, với cách thiết kế này, bạn sẽ có được không gian văn phòng mở tràn đầy năng lượng.
Mỗi cách thiết kế nội thất văn phòng có cách bố trí bàn làm việc khác nhau. Doanh nghiệp cần suy xét thật kĩ về việc lựa chọn cách bố trí văn phòng theo không mở. Hy vọng Nội Thất My House đã mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.