Bạn đang muốn thi công cải tạo bếp cũ để làm mới không gian phòng bếp đem đến sự hiện tại tiện nghi cho không gian đặc biệt là đơn giản hóa, giúp công việc nấu nướng thêm tiện lợi hơn. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy thử tham khảo 7 ý tưởng cải tạo nhà bếp mà Nội Thất My House chia sẻ ngay sau đây nhé!
Các cách cải tạo bếp cũ thành bếp mới hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Trên thực tế, việc cải tạo căn bếp cũ không cần tốn quá nhiều chi phí nếu bạn áp dụng đúng cách. Tham khảo các cách cải tạo bếp cũ dưới đây để đưa ra sự lựa chọn cho riêng mình nhé!
Thay đổi bố cục tổng thể của không gian bếp
Sau một thời gian sử dụng, căn bếp của bạn chắc chắn sẽ dần xuống cấp và lỗi thời. Đây chính là thời điểm bạn nên tiến hành cải tạo lại căn bếp của mình. Việc thay đổi bố cục tổng thể sẽ là cách thay đổi diện mạo của căn bếp phù hợp với xu hướng hiện tại nhất. Bạn có thể sắp xếp các thiết bị lớn trong bếp như máy hút mùi, tủ lạnh, bếp nấu sao cho phù hợp và mới mẻ hơn, từ đó tạo không gian thoải mái cho người nấu.
Làm lại hệ tường
Sau nhiều năm sử dụng, màu sắc cũng như chất lượng bức từng ở các căn bếp cũ sẽ bị mốc bẩn, giảm sút gần như không có phương án sửa chữa. Lúc này, bạn cần làm mới hệ tường để cải tạo không gian trở nên mới mẻ và thu hút hơn. Theo đó, bạn cần thực hiện ốp lại tường, sơn hoặc sử dụng giấy dán tường tùy vào hiện trạng thực tế.
Sơn lại toàn bộ phòng bếp
Cách nhanh nhất để cải tạo bếp cũ của bạn chính là khoác lên màu sơn mới. Lựa chọn một tông màu phù hợp và thực hiện sơn lại toàn bộ phòng bếp sẽ tạo nên một không gian mới mẻ và thu hút. Màu sắc mà các kiến trúc sư khuyên các bạn nên sử dụng cho căn bếp là màu trắng hoặc màu xám. Đây là các gam màu trung tính tạo cảm giác nhã nhặn đồng thời dễ dàng phối thêm các nội thất khác.
Thay đổi tủ bếp phù hợp với không gian
Tủ bếp là một món đồ nội thất quan trọng quyết định sự tiện lợi của căn bếp. Nếu tủ bếp của bạn đã cũ và xuất hiện các tình trạng mối mọt thì bạn nên suy nghĩ đến việc thay đổi tủ bếp. Bạn nên lựa chọn các loại tủ gỗ tự nhiên nếu không muốn tiếp tục bị mối mọt theo thời gian.
Ngoài ra, tủ bếp inox cũng là một gợi ý tốt cho bạn nếu muốn vừa muốn tiết kiệm chi phí vừa muốn độ bền bỉ theo thời gian. Tuy nhiên, đừng quên cải tạo bếp diện tích nhỏ bằng cách lựa chọn kích thước tủ bếp sao cho phù hợp với không gian.
Dùng các phụ kiện tủ bếp
Mục đích của việc cải tạo bếp cũ chính là tạo ra một không gian nấu nướng tiện nghi và hiện đại. Do đó, thay vì sử dụng các phụ kiện cũ kỹ kém an toàn, bạn hãy đầu tư cho căn bếp của mình những phụ kiện tủ bếp thông minh hơn. Giải pháp cải tạo bếp cũ này có thể tốn một ít chi phí nhưng nó có khả năng mang lại sự tiện nghi tốt nhất.
Sử dụng thêm kệ treo tường
Với không gian bếp của mình, bạn có thể cải tạo căn bếp cũ bằng cách sử dụng thêm các kệ treo tường. Điều này sẽ giúp bạn mang đến sự gọn gàng và tính nghệ thuật cho không gian bếp.
Bổ sung thêm ánh sáng và đồ vật trang trí
Việc thiếu ánh sáng sẽ làm cho căn bếp cũ của bạn trở nên ảm đạm và thiếu sức sống. Chính vì thế, điều chỉnh màu ảnh sáng trong bếp là cách bạn cải tạo bếp cũ thành bếp mới một cách đơn giản nhất. Hãy tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên để điều chỉnh ánh sáng đồng thời tạo cảm giác thông thoáng cho bếp.
Ngoài ra, bạn có thể thay đổi đèn thông thường thành đèn chùm nhằm tăng tính thẩm mỹ cho không gian bếp. Thêm vào đó, hãy đặt một chậu cây cạnh cửa sổ, một giỏ trái cây nơi bàn ăn hay những món đồ trang trí khác sẽ làm mới không gian một cách hiệu quả.
Lưu ý để cải tạo bếp cũ tối ưu
Tiêu chuẩn diện tích khu vực phòng bếp cũ
Diện tích căn bếp của mỗi nhà là khác nhau. Thường thì nhà càng rộng sẽ có nhiều không gian cho phòng bếp hơn. Để xác diện tích sử dụng căn bếp sao cho thuận tiện nhất đối với gia đình bạn, cần xét đến tỷ lệ của nó với tổng thể ngôi nhà và nhu cầu sinh hoạt.
Ở nước ta, diện tích nhà bếp thường được áp dụng là 12m2, 15m2, 20m2 và 25m2. Nó được cân chỉnh hợp lý dựa vào tỷ lệ giữa nhà bếp so với toàn bộ không gian trong nhà.
Tuy nhiên, tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng riêng của mỗi gia đình mà diện tích có sự điều chỉnh. Nhiều nhà chỉ cần một phòng bếp đơn giản, đầy đủ đồ nội thất cơ bản như: bếp nấu, bồn rửa, tủ đựng đồ và tủ lạnh. Như thế, với diện tích khoảng 10 – 15m2 là đủ cho những vật dụng trên.
Nhưng với gia đình muốn không gian bếp khi cải tạo biệt thự thêm nhiều tiện ích hiện đại hơn, bố trí thêm bàn đảo, quầy bar,… thì diện tích tối thiểu nên ở mức 20m2.
Xác định bố cục
Các kiểu bố cục phổ biến của một căn bếp thường là:
• Nhà bếp theo kiểu chữ I: Kiểu này rất phổ biến với những căn hộ nhỏ, muốn tiết kiệm diện tích sử dụng phòng bếp. Mạch di chuyển trong khu bếp là một đường thẳng nên hạn chế đi lại quá nhiều cũng như thuận lợi cho việc nấu nướng
• Nhà bếp theo kiểu chữ L: Gian bếp được thiết kế theo 2 cạnh vuông góc của căn phòng. Cạnh dài liền với tường, còn cạnh ngắn hơn có thể coi như vách ngăn với phòng khách. Như vậy, người nấu bếp có thể thoải mái trò chuyện với các thành viên khác. Để gian bếp trong gọn gàng hơn, bạn nên lắp đặt một hệ tủ nhiều ngăn để tăng diện tích lưu trữ.
• Nhà bếp theo kiểu chữ U: Bố cục này giúp bạn tận dụng tối đa không gian nhà bếp, tăng khả năng sử dụng tủ bếp và có thêm không gian đặt những thiết bị nhà bếp khác như: lò vi sóng, máy xay sinh tố,…
• Nhà bếp theo kiểu song song: Kiểu bố trí này thường đặt ở hai bên lối ra lô gia. Thiết kế này khá mới lạ nhưng rất thuận tiện cho việc di chuyển trong ngôi nhà. Ngoài ra, nó giúp thu hẹp khoảng cách tam giác sinh hoạt trong phòng gồm bếp, bồn rửa và tủ lạnh.
• Nhà bếp có thêm quầy bar: Đây là kiểu thiết kế cực kỳ hợp với những gia đình trẻ hiện đại. Quầy bar vừa có thể là nơi tiếp khách, nhâm nhi ly rượu vang thư giản sau một ngày làm việc căng thẳng hoặc làm bàn ăn để gia đình sum vầy.
• Nhà bếp có bàn đảo: Sử dụng kiểu bố trí này sẽ giúp gian bếp của bạn toát lên vẻ hiện đại, sang trọng. Giúp không gian nhà bếp trở nên ấn tượng và tạo điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn. Riêng bàn đảo có nhiều kiểu dáng cũng như công dụng đa dạng. Bạn có thể thỏa sức lựa chọn tùy vào nhu cầu thực tế của gia đình.
Khu vực nhà bếp luôn đảm bảo ánh sáng
Nhà bếp thường là ở vị trí nơi khuất ánh sáng, ánh nắng trầm trọng. Vì vậy việc mở một cửa sổ ở ngay phía trên bồn rửa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều hơn, không gian bếp cũng trở nên sáng sủa, thoáng mát hơn. Khi cải tạo nhà bếp, chúng tôi sử dụng đá cẩm thạch để lát gạch, hoặc sử dụng kính để ánh sáng chiếu vào tổng thể căn bếp của bạn.
Màu sắc cho tủ bếp
• Tủ bếp màu trắng: Màu trắng được biết đến như biểu tượng của sự thuần khiết, thanh lịch cũng như toát lên vẻ sang trọng. Nó rất dễ kết hợp với những màu khác và làm nổi bật chúng lên.
• Tủ bếp màu hồng: Đây là một màu sắc mang đến sự tươi vui nhưng cũng rất mềm mại và nhẹ nhàng. Bếp thuộc tính hỏa nên chọn màu này khá hợp phong thủy. Màu sắc này khá bắt mắt, dễ thu hút bất kỳ vị khách nào ghé chơi nhà
• Tủ bếp màu xanh: Màu sắc này khá cá tính và cuốn hút mắt nhìn mà vẫn có thể cho bạn cảm giác bình yên và thoải mái. Đây cũng là màu được nhiều người lựa chọn khi muốn thiết kế một không gian xanh mát cho phòng bếp.
• Tủ bếp màu đen: Màu đen được biết đến như là màu của sự huyền bí và đầy quyền lực. Vì thế, căn bếp sẽ toát lên vẻ sang trọng, đẳng cấp khi sử dụng màu sắc này. Nếu muốn căn bếp trong sáng sủa hơn, có thể kết hợp với màu trắng hoặc các màu ghi.
Vật liệu đồ nội thất
Các vật liệu phổ biến dùng trong nhà bếp:
• Vật liệu làm tủ bếp: gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp phủ Acrylic/Laminate, Nhựa WPB,…
• Vật liệu ốp mặt bếp, tường bếp,…: Đá tự nhiên, Đá nhân tạo, Kính cường lực hấp màu 8mm (8 ly),…
Phong thủy nhà bếp
Để gia đạo bình yên, mọi chuyện thuận lợi và tài lộc hanh thông, cần tránh những điều cấm kỵ này.
• Nhà bếp đối diện nhà vệ sinh: Theo cách bố trí này, ngoài việc sẽ gây khó chịu cho người đứng bếp khi có ai sử dụng toilet thì vấn đề vệ sinh và an toàn sức khỏe cũng cần phải lưu ý. Vì nhà vệ sinh là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Nếu đặt đối diện với phòng bếp, vi khuẩn sẽ có khả năng xâm nhập vào đồ ăn, thức uống gây nên các bệnh về đường ruột.
• Hai yếu tố Hỏa (phòng bếp) và Thủy (nhà vệ sinh) xung khắc với nhau, nếu đặt chúng đối diện sẽ làm ảnh hưởng đến tài lộc và may mắn của chủ nhà.
• Nhà bếp và nhà vệ sinh nằm ở vị trí trung tâm: Chính giữa ngôi nhà là nơi hội tụ vượng khí nên cần thiết kế thông thoáng, sạch sẽ và gọn gàng. Nếu đặt bếp hoặc nhà vệ sinh ở chỗ này là một điều đại kỵ, nó ảnh hưởng xấu đến con đường công danh, sức khỏe, gia đạo,…Bố trí phòng khách ở trung tâm nhà sẽ là một lựa chọn đúng đắn. Điều này sẽ làm tăng vận khí cho gia đình.
• Nhà bếp đối diện với cửa phòng ngủ: Cách bố trí này không hợp lý về mặt khoa học lẫn vấn đề phong thủy. Vì mùi thức ăn, khói bếp dễ lan vào phòng ngủ dễ gây chóng mặt, khó chịu. Ngoài ra, tính Hỏa của nhà bếp khiến người trong phòng ngủ cảm thấy bức bối, dễ cáu giận, ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và giấc ngủ.
• Xây nhà bếp dưới thanh xà ngang: Việc xà ngang (hay còn gọi là dầm) đặt phía trên bếp nấu sẽ khiến cho gia chủ hao tài tốn của. Nếu nhà bạn cũng có trường hợp đó thì nên điều chỉnh vị trí đặt bếp.
Ngoài ra, ta cũng không nên đặt đầu giường sát với tường bếp nấu, sử dụng ban công làm nhà bếp, đặt tủ lạnh hoặc bồn rửa ngay cạnh bếp,…. Những điều đó gây tổn hại về sức khỏe cũng như vận may của gia đình.
Nội Thất My House sẽ giúp bạn đưa ra các giải pháp cải tạo bếp cũ hữu ích và đưa phòng bếp nhà bạn trở thành một không gian lý tưởng và đáng mong đợi. Hãy liên hệ với chúng tôi để bạn có một cách nhìn khác về thẩm mỹ và phong cách trong chính ngôi nhà của bạn.